Chứng chỉ ACCA và chứng chỉ CMA có điều gì khác biệt? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu để xem chứng chỉ nào phù hợp với mục tiêu phát triển nghề nghiệp của bạn!
Chứng chỉ ACCA và chứng chỉ CMA là 2 trong nhiều chứng chỉ hành nghề quen thuộc với dân làm Kế toán. Việc trang bị các chứng chỉ chuẩn quốc tế sẽ giúp bạn trở thành những chuyên gia trong ngành Kế toán và mở rộng con đường thăng tiến của bản thân. Tuy nhiên, để có thể lựa chọn 1 chứng chỉ phù hợp trong mỗi giai đoạn phát triển sự nghiệp của bản thân đối với nhiều người còn là một câu hỏi lớn, chưa có lời giải đáp.
Trong bài viết này, SAPP Academy sẽ giúp bạn tìm ra lời giải, đồng thời so sánh và phân tích để bạn có thêm những cái nhìn sâu hơn về chứng chỉ ACCA và CMA. Từ đó, bạn có thể dễ dàng lựa chọn được chứng chỉ nghề phù hợp với bản thân.
Chứng chỉ ACCA là chứng chỉ Kế toán công chứng Anh quốc được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants). Được thành lập từ năm 1904, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc là tổ chức uy tín trong lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính - Thuế trên toàn thế giới với lịch sử hàng trăm năm phát triển.
Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) là Hiệp hội nghề nghiệp quốc tế danh tiếng của các chuyên gia ngành tài chính kế toán được thành lập vào năm 1904 tại Anh và hiện đang đồng hành cùng 233,000 hội viên và 536,000 học viên trên 178 quốc gia; và giúp họ phát triển sự nghiệp thành công trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính và quản trị.
Chứng chỉ ACCA trang bị kiến thức và những kỹ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực: kế toán, kiểm toán, thuế, tài chính, luật kinh doanh, quản lý rủi ro, quản trị chiến lược, quản trị doanh nghiệp, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng phân tích…Và hơn nữa người sở hữu chứng chỉ ACCA còn được đánh giá cao về tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp để có thể đóng góp vào sự phát triển doanh nghiệp.
Theo thống kê của ACCA Việt Nam, hội viên ACCA hiện đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng, cao cấp trong doanh nghiệp như: Tổng Giám Đốc (4,12%), Giám đốc Tài chính hoặc Giám đốc Khối quản trị rủi ro (31%), trưởng phòng (25,6%) và còn lại đang ở vị trí chuyên viên cấp cao tại các công ty kiểm toán, ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư và các doanh nghiệp lớn tại Việt Nam.
Chứng chỉ CMA (Management Accountant) là chứng chỉ Kế toán quản trị Hoa Kỳ được cấp bởi Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants). Đây là tổ chức nghề nghiệp lớn nhất và uy tín nhất của Hoa Kỳ về kế toán quản trị, được thành lập năm 1919.
Hiện nay, Hiệp hội đã có hơn 140.000 hội viên và được công nhận trên 140+ quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Chương trình đào tạo chứng chỉ CMA chủ yếu sẽ tập trung vào các kiến thức liên quan đến kế toán tài chính. Sở hữu chứng chỉ CMA, bạn sẽ được công nhận là chuyên gia trong lĩnh vực kế toán tài chính, quản trị chiến lược và có có bàn đạp phát triển cơ hội nghề nghiệp hơn so với những nhân sự bình thường.
Với nội dung đào tạo chuyên sâu và tập trung về các kiến thức và kỹ năng thiết yếu trong công tác kế toán quản trị, quản trị chiến lược, quản trị doanh nghiệp…, việc sở hữu chứng chỉ CMA là sự chuẩn bị tốt để bạn có thể trở thành Giám đốc tài chính hoặc chuyên gia tư vấn tài chính doanh nghiệp…
Nội dung |
Chứng chỉ ACCA |
Chứng chỉ CMA |
Năm thành lập |
1904 |
1919 |
Đơn vị cấp chứng chỉ |
Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc ACCA |
Hiệp hội Kế toán quản trị Hoa Kỳ IMA |
Phạm vi được công nhận |
Chứng chỉ ACCA hiện tại đang được công nhận trên 179 quốc gia và vùng lãnh thổ. |
Chứng chỉ CMA hiện đang được công nhận trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ. |
Lĩnh vực |
Kế toán - Kiểm toán - Tài chính - Thuế |
Kế toán tài chính - Quản trị chiến lược - Quản trị doanh nghiệp |
Chức danh |
ACCA Chartered Accountants |
Certified Management Accountant |
Số lượng thành viên trên toàn cầu |
Số lượng thành viên của ACCA trên toàn cầu hiện có hơn 227.000 người |
Số lượng thành viên của CMA trên toàn cầu hiện có hơn 140.000 người. |
Chương trình học |
Hệ thống môn học của ACCA bao gồm 15 môn được chia thành 3 cấp độ:
- Kiến thức ứng dụng (Applied Knowledge): AB/F1, MA/F2, FA/F3;
- Kỹ năng ứng dụng (Applied Skills): LW/F4, PM/F5, TX/F6, FR/F7, AA/F8, FM/F9;
- Chuyên môn chiến lược (Strategic Professional): SBR, SBL, AFM/P4, APM/P5, ATX/P6, AAA/P7. |
Chương trình học CMA sẽ bao gồm 12 môn học chính như sau:
- External Financial Report Decision;
- Performance Management;
- Planning, Budgeting and Forecasting;
- Cost Management;
- Technology and Analytics;
- Internal Controls;
- Financial Statement Analysis;
- Decision Analysis;
- Corporate Finance;
- Investment Decisions;
- Risk Management;
- Professional Ethics. |
Điều kiện đầu vào |
TH1: Tại Việt Nam, những sinh viên đang theo học đại học hoặc đã tốt nghiệp đại học hoặc người tốt nghiệp cao đẳng đều đủ điều kiện theo học và đăng ký dự thi ACCA;
TH2: Nếu trong trường hợp không đáp ứng yêu cầu trên, người muốn theo đuổi ACCA cần tham gia chương trình nền tảng FIA để bổ sung kiến thức nền tảng về kế toán. |
TH1: Sinh viên năm cuối đại học có định hướng làm việc trong lĩnh vực kế toán, kế toán quản trị, quản lý tài chính doanh nghiệp, các công ty đầu tư;
TH2: Nhân sự trong lĩnh vực kế toán – tài chính muốn cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý phòng tài chính – kế toán của doanh nghiệp; đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp, các chuyên viên tư vấn kế toán quản trị, tư vấn tài chính, tư vấn ERP, các giảng viên dạy Kế toán quản trị. |
Điều kiện hoàn thành |
- Hoàn thành 13/15 môn với 9 môn cấp độ Applied Knowledge, Applied Skills và 2 môn kiến thức bắt buộc và 2 môn tự chọn thuộc cấp độ Strategic Professional Skills;
- Hoàn thành Module Đạo đức nghề nghiệp;
- Có tối thiểu 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính - Thuế. |
- Vượt qua kỳ thi cả 2 phần của chương trình CMA;
- Sở hữu bằng đại học được công nhận;
- Tích lũy được ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính (trước hoặc trong vòng 7 năm sau khi đã đậu 2 kỳ thi). |
Thời gian hoàn thành chứng chỉ |
Thời gian trung bình để hoàn thành chương trình học ACCA khoảng 2 - 3 năm. |
Thời gian trung bình để hoàn thành chương trình học CMA sẽ mất khoảng 3 năm. |
Thời hạn danh vị, chứng chỉ |
Sau khi hoàn thành 13/15 môn thi ACCA, bài kiểm tra đạo đức nghề nghiệp và có trên 3 năm kinh nghiệm làm việc liên quan đến ngành tài chính, kế toán, kiểm toán, thuế,...người học sẽ sở hữu danh vị ACCA Member có giá trị vĩnh viễn. |
Sau khi hoàn thành 2 phần thi của CMA, sở hữu bằng đại học được công nhận và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, tài chính, người học sẽ được sở hữu chứng chỉ CMA vĩnh viễn. |
Chi phí thi |
- Phí mở tài khoản £36;
- Phí thường niên: 0 hoặc £50 – £112 tùy từng đối tượng;
- Phí thi và phí miễn thi: Khoảng £86/môn. |
Phí thi của chương trình CMA sẽ được chia theo đối tượng:
- Đối với sinh viên: + Phí ghi danh: 188$ + Phí dự thi mỗi phần: 311$
- Đối với người đi làm: + Phí ghi danh: 245$ + Phí dự thi mỗi phần: 415$ |
Kỹ năng đạt được |
Chương trình học ACCA giúp người học tiếp cận với thực tiễn song song với lý thuyết cao cấp cao. Từ đó, người học sẽ tích lũy được những kiến thức bổ sung toàn diện để trở thành một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kế toán, tài chính.
Bên cạnh đó, việc học ACCA cũng sẽ giúp người học có thêm những nền tảng kiến thức đa diện cực tốt về nhiều khía cạnh như xây dựng chiến lược tài chính để đưa ra quyết định kinh tế đúng đắn, quản lý kế toán và báo cáo hiệu quả… |
Hoàn thành chương trình học CMA, người học sẽ có được các kỹ năng cần thiết về Tài chính doanh nghiệp và kế toán quản trị. |
Cơ hội nghề nghiệp |
Bên cạnh việc trở thành chuyên gia, nắm giữ các chức vụ cao cấp trong ngành Kế toán, Kiểm Toán như: - Kế toán trưởng; - Phó/Trưởng phòng kế toán; - Chuyên viên kiểm toán cao cấp, - Phó/Trưởng Kiểm toán. -...
Người sở hữu chứng ACCA còn có thể “ lấn sân” sang làm việc ở nhiều lĩnh vực khác và đảm nhiệm các chức vụ như: - Quản trị tài chính - Quản trị doanh nghiệp - Tư vấn thuế - Kiểm soát và quản lý ngân sách - Phân tích đầu tư - Ngân hàng -...
Việc điều chuyển các lĩnh vực, ngành nghề khi sở hữu chứng chỉ ACCA là vô cùng linh hoạt. Điều này đã được chứng minh trên thực tế, khi có rất nhiều ACCA trên toàn cầu nắm giữ các chức vụ cao cấp trong doanh nghiệp: - Tổng giám đốc; - Giám đốc Khối quản trị rủi ro/Giám đốc tài chính; - Cấp Trưởng phòng , chuyên viên cấp cao ở các công ty lớn, tập đoàn đa quốc gia, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, các ngân hàng …làm việc tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp FDI. |
Sở hữu chứng chỉ CMA. người học có thể làm việc ở các lĩnh vực như:
- Quản lý rủi ro tài chính;
- Nhà phân tích và lập kế hoạch tài chính;
- Liên doanh vốn;
- Kiểm toán viên nội bộ;
- Kế toán quản trị và quản lý chi phí.
Các vị trí công việc có thể đảm nhiệm: Controller, Finance Manager, Finance Analyst, Management Accountant… |
Mức lương khi sở hữu chứng chỉ |
Theo thống kế từ các tin tuyển dụng trên các trang tuyển dụng uy tín, Kế toán, kiểm toán viên, nhân sự tài chính, tư vấn thuế sở hữu chứng chỉ ACCA sẽ có mức lương trung bình dao động từ 28.000.000 VNĐ - 150.000.000 VNĐ/tháng tương đương $1178 USD - $6310 USD/tháng tùy thuộc vào từng vị trí đảm nhiệm ở từng loại hình doanh nghiệp.
Thậm chí mức lương này còn có thể lên tới 213.000.000 VNĐ/tháng tương đương $9.000 USD/tháng khi ACCA Member đảm nhiệm các chức vụ cao cấp như Kế toán trưởng, phó/trưởng phòng kế toán, giám đốc tài chính (CFO)... |
Một người sở hữu chứng chỉ CMA sẽ có mức lương trung bình lên tới 25.000.000 VNĐ - 120.000.000 VNĐ/tháng tương đương $1047 USD - $5028 USD/tháng. Con số này cũng sẽ tăng hoặc giảm tùy theo kinh nghiệm làm việc tương ứng của từng người. |
Chứng chỉ, bằng cấp có thể chuyển đổi |
- Chứng chỉ CPA Việt Nam: 01 kỳ thi sát hạch chuyển đổi;
- Chứng chỉ CPA Úc: Có trường hợp ghi nhận miễn 9/12 môn.
- Chứng chỉ CIA: 01 bài thi chuyển đổi.
- Chứng chỉ ICAEW ACA: Miễn 10/15 môn;
- Chứng chỉ CIMA: Miễn 11 bài thi;
- Bằng cử nhân Kế toán ứng dụng (BSc in Applied Accounting) của Oxford Brookes University;
- Bằng Thạc sĩ Kế toán chuyên nghiệp (MSc in Professional Accountancy) của University of London (Đại học London). |
X |
Thông qua bảng so sánh trên, chắc hẳn bạn đọc đã phần nào hiểu rõ hơn về 2 chứng chỉ ACCA và CMA. Có thể nhận thấy điểm khác biệt rõ rệt nhất của 2 chứng chỉ như sau:
Chứng chỉ CMA sẽ cung cấp cho người học các kiến thức, kỹ năng chủ yếu liên quan đến kế toán quản trị, quản lý tài chính…
Trong khi đó, chứng chỉ ACCA sẽ mang đến cho bạn đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết để bạn có thể phát triển toàn diện ở các lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính - Thuế.
Để có thể giải đáp cho câu hỏi bạn nên lựa chọn theo đuổi chứng chỉ ACCA hay chứng chỉ CMA trong giai đoạn này, bạn cần xác định mục tiêu nghề nghiệp, định hướng công việc trong tương lai mà bạn đã đề ra trước đó. Mỗi chứng chỉ sẽ đều mang đến cho bạn những kiến thức, kỹ năng và cơ hội phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
Lời kết:
Nếu bạn muốn phát triển các kỹ năng liên quan đến kế toán quản trị, CMA là sự lựa chọn phù hợp. Còn nếu như bạn muốn có đầy đủ các kỹ năng, kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính - Thuế, ACCA sẽ trở thành sự lựa chọn tối ưu hàng đầu dành cho bạn.
>>> Xem thêm:
CẬP NHẬT MỚI NHẤT
TIN TỨC LIÊN QUAN
29
Tháng 09
[Phân Biệt] Hóa Đơn Bán Hàng Và Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng
Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng đều được lập khi doanh nghiệp bán hàng. Tuy nhiên, hai loại hóa đơn này có nhiều điểm khác nhau cần phân biệt.
29
Tháng 09
[Cập Nhật] Lệ Phí Thi ACCA Và Lịch Thi Mới Nhất Hiện Nay
Lệ phí thi ACCA thường không phải là mức phí cố định và sẽ có sự thay đổi, vậy mức lệ phí mới nhất hiện nay là bao nhiêu? Mời độc giả cùng theo dõi bài viết.
28
Tháng 09
Bí Quyết “Công Phá” 89/100 Điểm FA/F3 ACCA Từ Chàng Sinh Viên Khoa Kế Toán AOF
Lê Minh Nghĩa - Học viên SAPP Academy, sinh viên năm 3 ngành Kế toán doanh nghiệp của Học viện Tài chính đã xuất sắc đạt 89/100 điểm môn FA/F3 ACCA trong tháng 9/2023. Hãy cùng khám phá bí kíp ôn tập giúp Minh Nghĩa chinh phục thành công môn học này nhé!
20
Tháng 09
Vì Sao Nên Học ACCA? Chia Sẻ Thực Tế Từ Audit Senior Của EY
Trong 3 năm làm việc tại EY Việt Nam, Nguyễn Quang Anh - học viên tại SAPP đã thăng tiến từng bước từ Intern lên Audit Senior. Cùng tìm hiểu góc nhìn của người trong nghề về tính ứng dụng của ACCA trong công việc của Kiểm toán ở bài viết này nhé!