IFRS03/07/2024

IFRS 9 – FINANCIAL INSTRUMENTS (CÔNG CỤ TÀI CHÍNH) LÀ GÌ? NỘI DUNG VÀ LƯU Ý

Chuẩn mực IFRS 9 – Financial Instruments (Công cụ tài chính) là gì mà ngân hàng cần hết sức lưu ý khi Việt Nam chính thức áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế từ năm 2022? Cùng tìm hiểu IFRS 9 là gì, nội dung, lưu ý của chuẩn mực này trong bài viết sau đây.

1. IFRS 9 là gì? Lịch sử ra đời của IFRS 9

  • Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 19 được ban hành vào 24/07/2014 và có hiệu lực áp dụng đối với các năm tài chính bắt đầu và sau 01/01/2018;
  • Chuẩn mực thay thế: IAS 39 – Công cụ tài chính: Ghi nhận và đo lường;
  • Theo hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS, hiện không có chuẩn mực nào tương ứng với IFRS 9.

Theo các chuyên gia đánh giá, IFRS 9 là chuẩn mực xương sống, ảnh hưởng tới số liệu tài chính của các ngân hàng, tổ chức tín dụng vì 80% hoạt động của các đơn vị này có chứa công cụ tài chính.

Theo Đề án áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam được Bộ Tài chính phê duyệt tháng 3/2020, từ năm 2025, các doanh nghiệp tiến hành bắt buộc áp dụng các chuẩn mực IFRS, IAS, trong đó có IFRS 9. Do đó, các ngân hàng, tổ chức tín dụng cần phải nhanh chóng cập nhật chuẩn mực này theo đúng lộ trình.

IFRS 9 là một chuẩn mực cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng
IFRS 9 là một chuẩn mực cực kỳ quan trọng đối với ngân hàng, tổ chức tín dụng

2. Phạm vi áp dụng của IFRS 9

IFRS 9 được áp dụng đối với tất cả các công cụ tài chính, trừ: Đầu tư vào các công ty con, công ty liên kết và các liên doanh.

3. Các nội dung chính của IFRS 9

  • Chuẩn mực IFRS 9 đưa ra mô hình tổn thất tín dụng dự kiến (Expected Credit Loss – ECL), áp dụng cho tất cả các công cụ tài chính liên quan đến rủi ro tín dụng.
  • Các ngân hàng sẽ phải ghi nhận, trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất tín dụng trong tương lai theo phương pháp ECL, ngược với thực tiễn hiện hành là chỉ trích lập dự phòng cho các tổn thất đã phát sinh theo quy định trong chuẩn mực IAS 39.
  • Chuẩn mực IFRS 9 còn đề cập đến việc phân loại tài sản chính và nợ phải trả, ghi nhận ban đầu, đánh giá ban đầu và tiếp theo, chứng khoán phái sinh và chấm dứt ghi nhận. Đối với những vấn đề không được đề cập trong IFRS 9 thì sẽ áp dụng chuẩn mực IAS 39.

Hạn chế của IFRS 9 là không quy định 1 mô hình chuẩn nào cho việc ước tính tổn thất tín dụng dự kiến, do đó mỗi ngân hàng phải xây dựng một mô hình ECL tương đối phức tạp và được xem là thách thức cho người lập báo cáo tài chính cũng như kiểm toán viên.

Do đó, theo đánh giá của KPMG Việt Nam hiện có rất ít ngân hàng quan tâm đến yêu cầu của IFRS 9 cho dù các ngân hàng này vẫn lập báo cáo tài chính theo IFRS.

4. Sự khác biệt giữa IFRS 9 và IAS 39

IFRS 9 IAS 39
Phân loại tài sản 2 loại, gồm: 

1. Tài sản tài chính sau đó được ghi nhận theo giá gốc phân bổ;

2. Tài sản tài chính sau đó được ghi nhận theo giá trị hợp lý.

4 loại, gồm: 

1. Tài sản tài chính theo giá trị hợp lý thông qua kết quả kinh doanh;

2. Các khoản đầu tư tài chính giữ đến ngày đáo hạn;

3. Các khoản vay và các khoản phải thu;

4. Tài sản tài chính sẵn sàng để bán.

Trích lập dự phòng Trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất tín dụng trong tương lai theo phương pháp ECL. Chỉ trích lập dự phòng cho các tổn thất đã phát sinh theo quy định trong chuẩn mực IAS 39.

5. Ảnh hưởng của IFRS 9 là gì?

Hầu hết các bên có quyền lợi, trách nhiệm liên quan tin rằng IFRS 9 sẽ có tác động đáng kể đến dự phòng rủi ro tín dụng, thu nhập và vốn do ECL được đo lường dựa trên các dự báo tương lai về kinh tế vĩ mô vốn tiềm ẩn tính không chắc chắn.

IFRS 9 đem tới nhiều ảnh hưởng đến các đơn vị áp dụng
IFRS 9 đem tới nhiều ảnh hưởng đến các đơn vị áp dụng

Dưới đây là một số ảnh hưởng chính khi áp dụng IFRS 9 trong việc lập báo cáo tài chính:

  • Thay đổi cách phân loại và đo lường tài sản tài chính và bao gồm các hướng dẫn mới về kế toán phòng ngừa rủi ro;
  • Thay đổi cách các ngân hàng trích lập dự phòng cho các tài sản tài chính của mình, nhưng mức độ ảnh hưởng lên các ngân hàng sẽ khác nhau tùy thuộc vào sự kết hợp danh mục của ngân hàng, hồ sơ rủi ro của người vay, mức độ vững chắc của các mô hình tổn thất tín dụng dự kiến…;
  • Thay đổi về mô hình rủi ro tín dụng, tăng cường quản trị và kiểm soát quy trình kế toán, cũng như phối hợp chặt chẽ hơn giữa chức năng rủi ro và tài chính;
  • Hỗ trợ ngăn chặn nợ xấu, khủng hoảng tài chính;
  • Tăng biến động về chi phí tín dụng. Số liệu ECL được báo cáo sẽ có nhiều biến động do bản chất của mô hình dựa trên yếu tố dự báo tương lai và các ngân hàng được kỳ vọng ​​sẽ tập trung quản lý chi phí tín dụng tốt hơn. Sau mỗi quý hoặc kỳ báo cáo, các ngân hàng cần giải thích được các ước tính về ECL, trong đó thể hiện các biến động theo chu kỳ do các tài sản tài chính có sự dịch chuyển một cách có hệ thống từ Giai đoạn 1 sang Giai đoạn 2;
  • Chi phí tín dụng của danh mục bán lẻ (retail book) sẽ cao hơn. Các ngân hàng sẽ phải ghi nhận chi phí tín dụng cao hơn đối với thẻ tín dụng có hạn mức chưa giải ngân lớn và các khoản vay thế chấp thuộc nhóm nợ xấu có kỳ hạn dài. Ngay từ ban đầu, các ngân hàng đã phải phân bổ phần bù rủi ro lớn hơn trong cơ chế định giá nhằm bù đắp chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao hơn trong danh mục bán lẻ, cũng như học cách quản lý những khó khăn đến từ ngoại cảnh do giá bất động sản bị suy giảm và những khó khăn không lường trước được do thu nhập hộ gia đình giảm sút trong COVID-19.

6. Thách thức khi áp dụng IFRS 9 là gì?

Có tới 6 thách thức khi áp dụng IFRS 9 đối với ngân hàng và tổ chức tín dụng
Có tới 6 thách thức khi áp dụng IFRS 9 đối với ngân hàng và tổ chức tín dụng

Theo phân tích của PwC, khi áp dụng IFRS 9, chúng ta sẽ đối mặt với 6 thách thức sau:

  • Thêm nhiều yêu cầu về thuyết minh trên báo cáo tài chính: Thách thức giữa thời gian chuẩn bị báo cáo tài chính và đảm bảo tính chính xác của các thông tin báo cáo;
  • Kiểm soát kỳ vọng của các bên liên quan: Kiểm soát kỳ vọng của các bên liên quan ngay từ những ngày đầu triển khai và giải thích cho họ về các tác động và các thay đổi có thể xảy ra;
  • Tái tổ chức: Sắp xếp lại các chiến lược kinh doanh và KPI của nhân viên bao gồm đào tạo lại  nhân viên;
  • Đánh giá tác động: Cần đánh giá tác động về mặt tài chính ngay từ ban đầu (Day 1) và ảnh hưởng của việc triển khai đến quá trình báo cáo tài chính;
  • Thay đổi hệ thống và quy trình: Để tạo điều kiện cho việc áp dụng chuẩn mực mới, tổ chức cần thay đổi các hệ thống, quy trình hiện tại, bao gồm đánh giá tính khả dụng của dữ liệu, yêu cầu về mô hình hóa, các cải tiến tiềm tàng khác;
  • Những xét đoán quan trọng cần có: Cần có những xét đoán quan trọng trong quá trình đánh giá mô hình kinh doanh và tổn thất tín dụng dự kiến ECL. Điều này có thể dẫn đến việc xem xét lại toàn bộ các khoản đầu tư hiện tại và các chiến lược quản lý tín dụng.

7. Tài liệu IFRS 9 tiếng Việt hiện nay

Hiện nay, tài liệu về IFRS 9 tiếng Việt hiện không nhiều. Trong đó phải kể đến tài liệu IFRS 9: Tóm tắt kiến thức và bài tập điển hình độc quyền từ SAPP Academy.

Trên đây là giải đáp của chúng tôi về IFRS 9 là gì, nội dung, phạm vi áp dụng, ảnh hưởng và thách thức khi Việt Nam áp dụng IFRS 9 – Financial Instruments (Công cụ tài chính) theo Đề án áp dụng các chuẩn mực IFRS từ năm 2022, bắt buộc từ năm 2025. Hy vọng bài viết đã đem tới cho người đọc những kiến thức hữu ích về chuẩn mực này

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
IFRS là gì? Tại sao cần trang bị IFRS ngay từ bây giờ?

  IFRS là gì? Tại sao người làm Kế toán – Kiểm toán – Tài...

Kế toán tổng hợp muốn mức lương 1500$ cần gì? Có cần trang bị IFRS hay không?

Mức lương luôn là mối quan tâm lớn của người lao động khi bắt đầu...

Bật mí “bí quyết” của cô nhân viên kế toán xuất sắc hoàn thành kỳ thi CertIFR về IFRS danh giá quốc tế

Dù ở bất cứ ngành nghề nào, nhân sự với mong muốn khẳng định năng...

IFRS – Hành trang không thể thiếu của kế toán doanh nghiệp FDI

IFRS là những chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế được ra đời nhằm...

So Sánh Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Và Chứng Chỉ CertIFR Về IFRS

Việc nên theo đuổi chứng chỉ Kế toán trưởng hay chứng chỉ CertIFR ở giai...

GENERAL LEDGER LÀ GÌ – SỔ CÁI CHUNG

Bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực kế toán đều biết sổ sách là...

[HOT] 10 Tài Liệu Học IFRS Miễn Phí Cho Dân Kế Toán – Tài chính

[HOT] 10 tài liệu học IFRS miễn phí cho dân Kế toán - Tài chính...

Chứng Chỉ CertIFR Là Gì? Có Nên Học CertIFR Không?

Chứng chỉ CertIFR là gì? Có nên học chứng chỉ CertIFR trong giai đoạn áp dụng...