IFRS20/06/2024

IFRS – Sự Thay Đổi Quan Trọng Kế Toán Không Nên Bỏ Lỡ

Trong giai đoạn toàn cầu hóa chuyển biến mạnh mẽ như hiện nay, thông qua việc áp dụng IFRS, nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng sẽ được hưởng lợi từ việc hội nhập kinh tế như: phát triển đội ngũ nhân sự kế toán, kiểm toán, tiếp cận nguồn vốn FDI,…Việc áp dụng IFRS bắt buộc tại Việt Nam từ năm 2022 là một sự thay đổi quan trọng mà nhân sự kế toán không nên bỏ lỡ.

Vậy việc áp dụng IFRS có ảnh hưởng gì đến nhân sự kế toán? Và vì sao nhân sự Kế toán không nên bỏ lỡ cơ hội để phát triển nghề nghiệp của bản thân ngay trong giai đoạn này? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

1. IFRS là “ngôn ngữ chung” được sử dụng trên toàn cầu

IFRS bao gồm các chuẩn mực, quy tắc chung trong báo cáo của ngành kế toán, tài chính được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán Quốc tế IASB. Mục đích của sự ra đời IFRS nhằm tạo ra một hệ thống quy tắc chung trong báo cáo tài chính (BCTC), áp dụng trên phạm vị quốc tế để đảm bảo tính thống nhất, minh bạch, rõ ràng, dễ so sánh và đối chiếu giữa công ty này sang công ty khác, từ quốc gia này tới quốc gia khác trên phạm vi toàn cầu.

Đối với ngành Kế toán, tài chính, IFRS chính là “ngôn ngữ chung” để các nhà tài chính kế toán, doanh nghiệp ở bất kỳ quốc gia nào cũng có thể đọc và hiểu được báo cáo tài chính khi “trao đổi” cùng với nhau.

Chính vì điều này, việc áp dụng IFRS tại Việt Nam là một vấn đề hiển nhiên cần phải được thực hiện nhanh chóng để có cùng tiếng nói chung với các quốc gia khác khi hội nhập kinh tế.

>> Tìm hiểu về lộ trình cập nhật IFRS của SAPP tại đây

2. IFRS – Sự Thay Đổi Quan Trọng – Kế Toán Không Nên Bỏ Lỡ

Để bắt kịp đã phát triển và sự chuyển dịch của nền kinh tế thế giới, ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính chính thức phê duyệt đề án Áp dụng các chuẩn mực IFRS tại Việt Nam. Điều này đã khiến cho nhu cầu học hỏi và tiếp nhận các kiến thức về IFRS trở nên vô cùng gấp rút. Việc tự trang bị cho bản thân kiến thức cũng như các kỹ năng về IFRS đối với các nhân sự trong ngành Kế toán là điều vô cùng cần thiết và cấp bách.

Tuy nhiên, trên thực tế lại chỉ ra rằng, các doanh nghiệp Việt Nam đã diễn ra thực trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực có kỹ năng, kinh nghiệm và thời gian thích nghi với chuẩn mực IFRS, dẫn đến nhiều hạn chế trong việc tuyển dụng các nhân sự phù hợp. Điều này đã phần nào đó phản ánh được thực trạng, đại đa số nhân sự Kế toán tại Việt Nam vẫn còn “thờ ơ”, chưa nhận thức đúng đắn, thức thời về việc cập nhật IFRS ngay từ bây giờ sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn cho sự nghiệp của chính bản thân mình.

Việc áp dụng IFRS đem lại lợi ích không chỉ cho nền kinh tế Việt Nam ở tầm vĩ mô, các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn mà còn mở ra vô vàn những cơ hội tốt để nhân sự ngành kế toán phát triển. Quá trình chuyển dịch này được đánh giá mà cơ hội tốt, không nên bỏ lỡ để nhân sự kế toán thể hiện khả năng và bứt phá trong nghề nghiệp.

3. Am hiểu IFRS kế toán đang sở hữu những lợi thế gì?

Việc trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng về IFRS, nhân sự Kế toán đang sở hữu vô vàn lợi thế “vàng” so với các “đối thủ” khác trong ngành, cụ thể như sau:

3.1. Am hiểu tường tận kiến thức, kỹ năng về IFRS để đáp ứng yêu cầu công việc

Khi đã có đầy đủ những kiến thức, kỹ năng về IFRS thông qua các chứng chỉ CertIFR, DipIFR, nhân sự kế toán hoàn toàn có thể tự tin thực hiện các công việc như:

  • Áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính trong việc trình bày các thành phần báo cáo tài chính;

  • Xác định và áp dụng yêu cầu về công bố thông tin trong báo cáo tài chính và thuyết minh;

  • Lập báo cáo tài chính cho mảng Kế toán theo chuẩn IFRS;

  • Trình bày và thuyết minh Báo cáo tài chính;

  • Nắm rõ sự khác khác biệt giữa chuẩn mực VAS hiện hành và chuẩn mực IFRS để không bị nhầm lẫn khi làm việc;

  • Lập báo cáo tài chính tập đoàn (loại trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ của tập đoàn) bao gồm các đơn vị thành viên, các cơ sở đầu tư và liên doanh;

  •  Xác định và áp dụng các yêu cầu công khai thông tin cho các công ty trong báo cáo tài chính và ghi chú;

  • Kiểm tra các yêu cầu cơ bản của IFRS trên tiêu chuẩn.

3.2.  Nâng cấp hồ sơ xin việc

Hiện nay, trên thị trường tuyển dụng lao động, có thể dễ dàng nhận thấy các nhà tuyển dụng đều yêu cầu các ứng viên am hiểu các chuẩn mực IFRS khi apply vào các vị trí như: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, phó phòng/ trưởng phòng kế toán…

Việc kế toán viên sở hữu các chứng chỉ, am hiểu về IFRS từ sớm đã chứng minh được năng lực của bản thân phù hợp với các các tiêu chí, yêu cầu công việc mà nhà tuyển dụng đưa ra. Nhờ có điều này, hồ sơ xin việc của nhân sự kế toán đã được nâng cấp, thuyết phục và cạnh tranh hơn so với ứng viên khác, gia tăng khả năng trúng tuyển vào các vị trí tốt.

>> Tìm hiểu về lộ trình cập nhật IFRS của SAPP tại đây

3.3. Mở rộng cơ hội làm việc tạo các doanh nghiệp FDI, tập đoàn đa quốc gia tại Việt Nam

Theo đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam của Bộ tài chính, nhóm doanh nghiệp bắt buộc phải áp dụng IFRS sau năm 2025 như sau:

  • Công ty niêm yết;

  • Công ty mẹ trực thuộc tập toàn kinh tế Nhà nước;

  • Công ty mẹ chưa niêm yết nhưng là công ty đại chúng sở hữu quy mô lớn;

  • Ngân hàng thương mại;

  • Công ty có vốn 100% từ nước ngoài.

  • Đối với công ty mẹ không thuộc trường hợp bắt buộc, được khuyến khích áp dụng.

Do đó, nhân sự kế toán am hiểu và có cơ hội vận dụng IFRS vào công việc trước đó đã tự bản thân mở rộng cánh cửa phát triển nghề nghiệp của mình. Thay vì trước đây, môi trường làm việc chỉ quanh quẩn tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam, giờ đây, nhân sự kế toán hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển vào các doanh nghiệp FDI, tập đoàn đa quốc gia với chế độ đãi ngộ tốt hơn.

3.4. Sở hữu mức lương đáng mơ ước lên đến $1650, gấp 3 – 4 trung bình ngành

Nếu như tìm kiếm trên các trang web, kênh tuyển dụng lớn như Careerbuilder, TopCV, Vietnamwork…, có thể dễ dàng thấy các nhà tuyển dụng luôn dành sự ưu tiên, sẵn sàng bỏ ra mức lương hậu hĩnh để chiêu mộ nhân sự am hiểu IFRS hoặc có chứng chỉ CertIFR.

Theo khảo sát của SAPP Academy, mức lương bình trung bình mà một nhân sự kế toán am hiểu IFRS có thể đạt được dao động khoảng 27.500.000 VNĐ – 38.145.000 VNĐ tương đương $1.190 – $1.650. Mức lương này cao hơn gấp 3 – 4 lần mức lương trung bình của kế toán đạt 9.500.000 VNĐ.

Không chỉ dừng lại ở con số $1.650, nhân sự kế toán hoàn toàn có thể đạt mức lương 110.000.000 VNĐ tương đương $4.697 cho các vị trí ở cấp cao hơn như Kế toán trưởng, Trưởng phòng kế toán…

>> Tìm hiểu về lộ trình cập nhật IFRS của SAPP tại đây

3.5. Mở rộng con đường sự nghiệp của bản thân, thăng tiến nhanh chóng trong công việc khi được đảm nhiệm những chức vụ cao

Khi đã am hiểu IFRS, bạn hoàn toàn có thể tự tin ứng tuyển vào các vị trí cao hơn như kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, phó phòng kế toán, trưởng phòng kế toán…

Chỉ cần bạn nhận thức được tầm quan trọng của việc cập nhật IFRS ngay từ bây giờ, bạn đã tự mở ra cho mình rất nhiều cơ hội làm việc vô cùng hấp dẫn cùng mức lương đáng mơ ước đối với nhiều người. Đồng thời, bạn cũng đã tự nâng cấp bản thân mình lên một tầm cao mới.

Chỉ cần đầu tư cho bản thân và trang bị cho mình kiến thức về IFRS, bạn đã mở ra cho mình rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cùng mức lương đáng mơ ước với nhiều người. Đồng thời bạn cũng đã nâng tầm giá trị của bản thân lên rất nhiều.

3.6. Tăng cơ hội làm việc tại nước ngoài, định cư và trở thành ứng viên toàn cầu

Theo kết quả thống kê của IFRS.org chỉ ra rằng, hiện có 144 quốc gia và vùng lãnh thổ (87%) trong 166 quốc gia và vùng lãnh thổ được khảo sát đã bắt buộc sử dụng chuẩn mực IFRS. 22 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại, phần lớn đã cho phép hoặc đang trong lộ trình triển khai áp dụng IFRS.

Nhờ độ phủ rộng của “ngôn ngữ chung” IFRS trên toàn cầu, việc am hiểu IFRS và sở hữu các chứng chỉ CertIFR, DipIFR sẽ giúp bạn trở thành ứng viên toàn cầu,  tăng cơ hội làm việc trong môi trường ngoài với mức thu nhập cao, nhiều cơ hội thăng tiến. Không chỉ vậy, IFRS thậm chí còn giúp bạn mở ra cơ hội đi du học nước ngoài, mở ra con đường định cư nước ngoài.

>> Tìm hiểu về lộ trình cập nhật IFRS của SAPP tại đây

Lời kết

Trong quá trình các doanh nghiệp, tập đoàn đang gấp rút chuẩn bị thời kỳ áp dụng bắt buộc IFRS, việc nhân sự kế toán tự trang bị các kiến thức IFRS, bắt kịp xu hướng chuyển đổi từ VAS sang IAS/IFRS ngay từ bây giờ là điều vô cùng cần thiết và cấp bách. Nếu như nhân sự kế toán vẫn giữ nguyên tư duy cũ, làm việc “dập khuôn” như trước đây mà không có bất kỳ một sự thay đổi, chuẩn bị nào cho tương lại thì chắc chắn sẽ sớm bị đào thải, tụt hậu do không còn phù hợp với yêu cầu của công việc.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Kinh nghiệm của chàng kế toán thần tốc chinh phục chứng chỉ CertIFR về IFRS chỉ trong vòng 1 tháng

  Vào 3/2020, Bộ tài chính đã chính thức phê duyệt đề án áp dụng...

Lợi ích của chứng chỉ CertIFR đối với dân kế toán

Chứng chỉ CertIFR có nghĩa là Certificate in International Financial Reporting do ACCA và VACPA...

So Sánh Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Và Chứng Chỉ CertIFR Về IFRS

Việc nên theo đuổi chứng chỉ Kế toán trưởng hay chứng chỉ CertIFR ở giai...

05 Tiêu Chí Lựa Chọn Trung Tâm Đào Tạo CertIFR

Vì nhu cầu cập nhật IFRS ngày càng trở nên cấp thiết, số lượng trung...

Học Viên Nói Gì Về Khóa Học CertIFR Online Của SAPP Academy? 

Cùng xem học viên nói gì về khóa học CertIFR Online tại SAPP Academy nhé!

Mô tả yêu cầu công việc kế toán trưởng (Chief Accountant) lương 80tr

Kế toán trưởng (tiếng Anh là Chief Accountant) là một vị trí cực kỳ quan...

PHÂN BIỆT BÁO CÁO TÀI CHÍNH RIÊNG LẺ VÀ HỢP NHẤT

Báo cáo tài chính là một trong những công đoạn cực kỳ quan trọng của...

Bật mí “bí quyết” của cô nhân viên kế toán xuất sắc hoàn thành kỳ thi CertIFR về IFRS danh giá quốc tế

Dù ở bất cứ ngành nghề nào, nhân sự với mong muốn khẳng định năng...