IFRS21/11/2024

Những Vị Trí Công Việc Nào Nên Sở Hữu Chứng Chỉ IFRS?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, việc chuyển đổi báo cáo tài chính sang chuẩn mực IFRS không chỉ là xu hướng mà còn dần trở thành yêu cầu bắt buộc. Điều này đặt ra một cơ hội và cũng là thách thức lớn cho nhân sự trong ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính, khi việc sở hữu chứng chỉ IFRS đang trở thành tiêu chuẩn cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc và nâng cao lợi thế cạnh tranh.

1. IFRS là gì? Có những loại chứng chỉ IFRS nào?

1.1. IFRS là gì?

IFRS là viết tắt của International Financial Reporting Standards, nghĩa là Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế. Đây là một bộ các tiêu chuẩn được thiết lập bởi Hội đồng Tiêu chuẩn Kế toán Quốc tế (International Accounting Standards Board – IASB) với mục tiêu thống nhất cách thức các doanh nghiệp trên toàn cầu lập và trình bày báo cáo tài chính.

IFRS giúp tạo ra một ngôn ngữ chung trong lĩnh vực tài chính, đảm bảo tính minh bạch, nhất quán và khả năng so sánh giữa các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Việc áp dụng IFRS không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thu hút đầu tư quốc tế mà còn giúp cải thiện hiệu quả quản lý tài chính, nâng cao tính minh bạch và độ tin cậy của thông tin kế toán. 

>> Tìm hiểu khóa học IFRS của SAPP tại đây

1.2. Các loại chứng chỉ IFRS

Các loại chứng chỉ IFRS
Các loại chứng chỉ IFRS

Chứng chỉ IFRS gồm hai loại là CertIFRDipIFR, đây là hai chứng chỉ quốc tế được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA).

  • CertIFR (Certificate in International Financial Reporting): Chứng chỉ này cung cấp kiến thức cơ bản về IFRS, tập trung vào các khái niệm và nguyên tắc chính của chuẩn mực. Thông qua CertIFR, người học sẽ phân tích được các yêu cầu chính của từng chuẩn mực IFRS cụ thể ở góc độ người lập báo cáo tài chính, kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính. CertIFR là bước khởi đầu lý tưởng cho những người muốn làm quen với IFRS hoặc những nhân sự trong lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài Chính nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm về IFRS.
  • DipIFR (Diploma in International Financial Reporting): DipIFR là chứng chỉ về Thực hành lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS, đào sâu vào các chủ đề phức tạp như các vấn đề thực tiễn gặp phải khi áp dụng IFRS. Khi hoàn thành chứng chỉ DipIFR, người học có thể áp dụng các chuẩn mực IFRS có liên quan đến các yếu tố chính của báo cáo tài chính. Ngoài ra, chương trình học cũng hướng dẫn cách chuẩn bị các loại báo cáo tài chính, đặc biệt là báo cáo tài chính hợp nhất. DipIFR dành cho những người muốn hiểu chuyên sâu về IFRS, xây dựng kỹ năng thực hành lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS, làm việc ở các vị trí quản lý hoặc có nhiều năm trong kinh nghiệm trong ngành Kế – Kiểm – Tài Chính. 

CertIFR DipIFR là hai chứng chỉ mang tính quốc tế cao, giúp tăng cường tính cạnh tranh, năng lực chuyên môn và khả năng thăng tiến trong nghề nghiệp. Trong thời điểm lộ trình chuyển đổi IFRS tại Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn áp dụng bắt buộc, nhân sự sở hữu CertIFR DipIFR được các nhà tuyển dụng đánh giá cao và mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp tốt.

>> Tìm hiểu khóa học IFRS của SAPP tại đây

2. Những vị trí công việc nào nên sở hữu chứng chỉ IFRS?

Những vị trí nào nên sở hữu chứng chỉ IFRS
Những vị trí nào nên sở hữu chứng chỉ IFRS

2.1. Kế toán viên

Với nhiệm vụ trực tiếp xây dựng báo cáo tài chính cho doanh nghiệp, kế toán viên là một trong những vị trí cần cập nhật chứng chỉ IFRS sớm nhất để bắt kịp xu thế của thị trường. Về chuyên môn, sở hữu chứng chỉ CertIFR DipIFR sẽ giúp kế toán viên có được kiến thức sâu rộng về các nguyên tắc kế toán quốc tế, từ đó nâng cao năng lực kế toán và giải quyết vấn đề. Các công việc thường ngày mà kế toán viên có thể áp dụng chuẩn mực IFRS  có thể kể đến như:

  • Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ kế toán và thu thập dữ liệu: Các chứng từ liên quan đến doanh thu, chi phí và tài sản cần được kiểm tra theo các chuẩn mực IFRS 15 (Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng) để xác định thời điểm ghi nhận doanh thu một cách chính xác hoặc IFRS 9 (Công cụ tài chính) để phân loại và đánh giá các công cụ tài chính.
  • Tính khấu hao tài sản cố định: Sử dụng IAS 16 (Tài sản cố định) để xác định phương pháp khấu hao và kỳ khấu hao phù hợp cho từng loại tài sản, đảm bảo tài sản được khấu hao một cách hợp lý trong suốt thời gian sử dụng.
  • Ghi nhận doanh thu theo chuẩn IFRS: Áp dụng nguyên tắc IFRS để  ghi nhận doanh thu khi các điều kiện đã được đáp ứng đầy đủ (hàng hóa đã chuyển giao, khách hàng đã chấp nhận, giá cả đã được xác định và có khả năng thu hồi được).

Đặc biệt, sở hữu chứng chỉ về IFRS sẽ mở ra cơ hội thăng tiến cho kế toán viên khi làm việc tại doanh nghiệp. Chinh phục CertIFR DipIFR là minh chứng cho năng lực chuyên môn của nhân sự trong thời kỳ chuyển đổi IFRS tại Việt Nam, thể hiện khả năng học hỏi và ứng dụng chuẩn mực mới khi lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, chứng chỉ IFRS, đặc biệt là DipIFR, còn giúp nâng cấp tư duy quản trị và tư duy kinh doanh của người học. Đây là những kỹ năng cần có của kế toán viên để thăng tiến lên các cấp quản lý tại doanh nghiệp như kế toán trưởng hay giám đốc tài chính.

Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam cũng đang dần bước sang giai đoạn chuyển đổi IFRS bắt buộc theo lộ trình của Bộ Tài Chính, mở ra nhiều cơ hội về nghề nghiệp hấp dẫn dành cho kế toán viên sở hữu chứng chỉ IFRS. Nhân sự có chứng chỉ CertIFR DipIFR sớm sẽ đón đầu xu hướng tuyển dụng và nhận được đãi ngộ từ doanh nghiệp. Theo khảo sát của SAPP Academy, nhân sự kế toán sở hữu chứng chỉ IFRS có mức lương dao động từ 27.500.000 VNĐ – 38.145.000 VNĐ. Trong khi đó, mức lương trung bình của vị trí kế toán trên nền tảng vietnamwork.com chỉ dao động khoảng 18.000.000/tháng.

>> Tìm hiểu khóa học IFRS của SAPP tại đây

2.2. Kế toán trưởng

Kế toán trưởng giữ vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi và áp dụng chuẩn mực kế toán tại doanh nghiệp, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, và giám sát toàn bộ hoạt động kế toán. Vì vậy, vị trí này đòi hỏi sự am hiểu sâu sắc về việc áp dụng Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) nhằm đảm bảo các báo cáo tài chính đạt độ chính xác, hợp lý, và tuân thủ các quy định chuẩn mực.

Về chuyên môn, sở hữu CertIFR hay DipIFR sẽ hỗ trợ kế toán trưởng về mặt chuyên môn khi rà soát các sổ sách kế toán, đảm bảo tính chính xác, hợp pháp thông qua các chuẩn mực IFRS như:

  • IAS 2 – Hàng tồn kho: Hướng dẫn về cách xác định, đo lường và trình bày hàng tồn kho, bao gồm các phương pháp định giá và các vấn đề liên quan đến giá trị thực hiện được thấp hơn.
  • IAS 16 – Tài sản cố định: Quy định về cách ghi nhận, đo lường và khấu hao tài sản cố định.
  • IAS 37 – Các dự phòng: Cung cấp hướng dẫn về cách xác định, đo lường và ghi nhận các dự phòng, chẳng hạn như dự phòng nợ xấu, dự phòng rủi ro pháp lý.

Một công việc quan trọng khác của kế toán trưởng là phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp và hỗ trợ ban lãnh đạo công ty đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp với thực tế. Với tính chất principle-based (tính nguyên tắc), báo cáo tài chính theo chuẩn IFRS phản ánh một cách trung thực và đầy đủ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Do đó, bản thân việc áp dụng IFRS đã có thể hỗ trợ kế toán trưởng giám sát và đưa ra quyết định thực tiễn nhất với doanh nghiệp. Đặc biệt, khi sở hữu chứng chỉ DipIFR, kế toán trưởng sẽ được rèn luyện tư duy phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh ở cấp độ chiến lược, qua đó hỗ trợ đưa ra kế hoạch tài chính tối ưu cho doanh nghiệp.

Khi so sánh với chứng chỉ Kế Toán Trưởng, CertIFR DipIFR có nhiều ưu điểm như có giá trị sử dụng vĩnh viễn và được công nhận toàn cầu thay vì chỉ có thời hạn sử dụng 5 năm. Ngoài ra, chứng chỉ IFRS củng cố thêm kiến thức về chuẩn mực kế toán quốc tế so với chứng chỉ Kế toán trưởng, giúp tăng khả năng làm việc trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế tại Việt Nam.

Tìm hiểu thêm: So Sánh Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Và Chứng Chỉ CertIFR Về IFRS

Kế toán trưởng sở hữu chứng chỉ IFRS cũng nhận được mức lương và đãi ngộ hấp dẫn từ doanh nghiệp. Theo báo cáo từ nền tảng tuyển dụng Vietnamwork.com, mức lương trung bình của vị trí kế toán trưởng là 33.000.000 đồng/tháng. Trong khi đó, kế toán trưởng am hiểu về IFRS có mức lương dao động từ 34.000.000 – 80.000.000 đồng/tháng. Đặc biệt, kế toán trưởng sở hữu chứng chỉ IFRS, thông thạo ngoại ngữ và có kinh nghiệm hoàn toàn có thể đạt được mức lương 80.000.000 đồng/tháng.

Tìm hiểu thêm: Kế toán trưởng muốn mức lương 80.000.000 VNĐ cần gì? Có cần IFRS không?

>> Tìm hiểu khóa học IFRS của SAPP tại đây

2.3. Kiểm toán viên

Kiểm toán viên là người thực hiện kiểm tra, đánh giá và xác minh tính chính xác và minh bạch của các báo cáo tài chính và các tài liệu kế toán của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Do đó, các nhân sự kiểm toán cũng cần phải cập nhật kiến thức về IFRS nhằm nâng cao chuyên môn để thực hiện tốt công việc. Sở hữu chứng chỉ CertIFR DipIFR sẽ trang bị cho kiểm toán viên các kiến thức và kĩ năng cần có khi tham gia kiểm toán tại các doanh nghiệp áp dụng chuẩn mực IFRS. 

Về mặt chuyên môn, kiểm toán viên cần kiến thức về IFRS vì những chuẩn mực này giúp họ đánh giá, kiểm tra tính chính xác của các báo cáo tài chính, đảm bảo rằng các báo cáo được lập tuân thủ quy chuẩn và pháp luật. Một số nội dung về IFRS kiểm toán viên cần phải nắm rõ và lưu ý khi tiến hành kiểm toán có thể kể đến như:

  • Đánh giá giá trị hợp lý của tài sản: IFRS yêu cầu các công ty báo cáo giá trị hợp lý của tài sản. Kiểm toán viên sẽ kiểm tra liệu công ty có sử dụng các phương pháp định giá phù hợp để tính giá trị hợp lý của các tài sản, như bất động sản đầu tư hay tài sản tài chính hay không, và cần đảm bảo rằng các giá trị này phản ánh thực tế thị trường.
  • Kiểm tra về đo lường công cụ tài chính: IFRS 9 yêu cầu các doanh nghiệp sử dụng mô hình suy giảm giá trị mới – ECL. Kiểm toán viên cần nắm rõ cách vận hành của ECL để xác minh nội dung báo cáo liên quan đến công cụ tài chính.
  • Xác minh cách ghi nhận bất động sản đầu tư: Đối với IFRS, bất động sản đang được xây dựng hay đang được phát triển để sử dụng như bất động sản đầu tư trong lai sẽ phải hạch toán theo quy định IAS 40. Trong khi đó, VAS sẽ không phân loại bất động sản đầu tư cho đến khi được hoàn thành. Kiểm toán viên sẽ phải nắm rõ các khác biệt trong ghi nhận tài sản giữa VAS và IFRS để xác minh đúng thông tin trên báo cáo tài chính.

IFRS cũng mang đến nhiều cơ hội về nghề nghiệp cho ngành kiểm toán tại Việt Nam. Bộ Tài chính Việt Nam đã đưa ra lộ trình áp dụng IFRS, đặc biệt với những doanh nghiệp có quy mô lớn, các công ty đa quốc gia và công ty niêm yết sẽ bước vào giai đoạn chuyển đổi bắt buộc vào năm 2025. Điều này thúc đẩy các doanh nghiệp, đặc biệt là khách hàng của các công ty kiểm toán, dần chuyển đổi sang lập báo cáo tài chính theo chuẩn IFRS, tạo ra nhu cầu lớn đối với các dịch vụ chuyên môn như kiểm toán báo cáo tài chính theo IFRS và tư vấn chuyển đổi từ VAS sang IFRS. Vì vậy, nhu cầu về nhân sự kiểm toán hiểu biết rõ về IFRS trong tương lai sẽ rất lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng doanh nghiệp.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của KPMG, hiện nay chất lượng và số lượng nhân sự của ngành vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường, các kiểm toán viên có kiến thức chuyên sâu về IFRS đều chỉ tập trung ở các công ty kiểm toán lớn.

Do đó, kiểm toán viên nên sớm cập nhật kiến thức về IFRS thông qua các chứng chỉ chuyên môn như CertIFR DipIFR để đón đầu xu hướng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường lao động. Tại Việt Nam, mức lương trung bình của kiểm toán viên 1-3 năm kinh nghiệm dao động từ 9-12 triệu đồng/tháng và có thể vượt 20 triệu đồng/tháng khi sở hữu chứng chỉ CertIFR hoặc DipIFR. Bên cạnh đó, các công ty Big 4 (Deloitte, PwC, EY và KPMG) tại Việt Nam thường phục vụ các doanh nghiệp lớn thuộc diện bắt buộc áp dụng IFRS, dẫn đến nhu cầu cao về nhân sự được đào tạo chuyên sâu về IFRS. Các chứng chỉ này giúp ứng viên đáp ứng tiêu chuẩn, mở rộng cơ hội làm việc tại những công ty kiểm toán hàng đầu.

>> Tìm hiểu khóa học IFRS của SAPP tại đây

2.4. Chuyên viên phân tích tài chính 

Đối với các chuyên viên phân tích tài chính, việc sở hữu kiến thức vững chắc về IFRS không chỉ mang lại lợi thế trong việc phân tích báo cáo tài chính mà còn trong việc đưa ra các đánh giá và dự báo quan trọng cho doanh nghiệp. Các chứng chỉ CertIFR DipIFR cung cấp kiến thức toàn diện về IFRS, từ cách đo lường tài sản, nợ phải trả đến các công cụ tài chính khác, giúp chuyên viên dễ dàng đọc hiểu, phân tích và làm việc.

Sở hữu chứng chỉ CertIFR DipIFR không chỉ giúp chuyên viên tài chính nắm vững các chuẩn mực kế toán quốc tế mà còn tăng cường kỹ năng làm việc trong môi trường hội nhập kinh tế. Kiến thức IFRS giúp chuyên viên tài chính dễ dàng đọc hiểu và trình bày báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế, tạo dựng niềm tin với các nhà đầu tư và đối tác quốc tế, đồng thời đảm bảo thông tin tài chính được truyền tải chính xác trong các buổi họp và báo cáo. 

Tại Việt Nam, làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ngày càng tăng mạnh, tạo ra nhiều cơ hội hấp dẫn cho các chuyên viên phân tích tài chính. Các nhà đầu tư nước ngoài khi vào Việt Nam thường cần đội ngũ phân tích tài chính am hiểu để hỗ trợ các hoạt động như đánh giá đầu tư, lập kế hoạch tài chính, phân tích báo cáo tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định quốc tế. Các công ty FDI thường yêu cầu các báo cáo tài chính phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế, như IFRS. Điều này mở ra cơ hội cho các chuyên viên tài chính có kiến thức về IFRS.

Ngoài ra, với làn sóng FDI, các giao dịch mua bán và sáp nhập (M&A) cũng trở nên sôi động hơn, tạo ra nhiều cơ hội cho chuyên viên phân tích tài chính tham gia vào các hoạt động đánh giá giá trị doanh nghiệp, đánh giá rủi ro tài chính, và dự báo lợi ích kinh tế sau M&A.

Nhìn chung, chứng chỉ CertIFR DipIFR cung cấp cho chuyên viên phân tích những kiến thức chuyên môn cần thiết để làm việc với báo cáo tài chính theo chuẩn mới. Kiến thức về IFRS cũng mở ra cơ hội việc làm tốt cho nhân sự ở các tập đoàn đa quốc gia hay doanh nghiệp FDI.

>> Tìm hiểu thêm: IFRS – Hành trang không thể thiếu của kế toán doanh nghiệp FDI (sapp.edu.vn)

>> Tìm hiểu khóa học IFRS của SAPP tại đây

2.5. Nhân sự chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống Tài chính – Kế toán cho doanh nghiệp 

Các vị trí như Business Analyst (BA), IT Audit, và Chuyên viên ERP đóng vai trò là “cầu nối” trong việc xây dựng và triển khai hệ thống tài chính kế toán cho doanh nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi chuẩn mực IFRS. Từ năm 2025, các doanh nghiệp thuộc diện bắt buộc chuyển đổi IFRS sẽ tiến hành xây dựng hệ thống phần mềm kế toán mới nhằm đáp ứng yêu cầu của việc ghi nhận, hạch toán theo chuẩn mực IFRS. 

Business Analyst, IT hay Chuyên viên ERP là những người trực tiếp và gián tiếp làm việc với hệ thống tài chính kế toán. Do vậy, việc hiểu rõ về IFRS là điều cần thiết để đảm bảo hệ thống được thiết kế và vận hành phù hợp với các yêu cầu của chuẩn mực quốc tế.

Cụ thể, Business Analyst (BA) là người đóng vai trò “cầu nối” giữa phòng tài chính – kế toán và đội IT. Họ chịu trách nhiệm chuyển đổi các yêu cầu nghiệp vụ từ ngôn ngữ tài chính – kế toán sang ngôn ngữ kỹ thuật để đảm bảo các tính năng của hệ thống được IT xây dựng đáp ứng đúng yêu cầu của phòng tài chính – kế toán. Nếu thiếu kiến thức về IFRS, BA sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu và truyền tải chính xác những thay đổi quan trọng mà IFRS đòi hỏi, dẫn đến hệ thống không đáp ứng đúng mục tiêu của phòng Tài chính – Kế toán.

Đối với các vị trí như IT Audit và Chuyên viên ERP, việc hiểu biết về IFRS giúp họ thiết kế và xây dựng hệ thống tài chính kế toán đáp ứng đầy đủ các chuẩn mực quốc tế. Điều này bao gồm thiết lập các quy trình ghi nhận, đo lường và trình bày thông tin tài chính phù hợp với IFRS. Ngoài ra, những hiểu biết này còn giúp họ phát hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai hoặc kiểm thử hệ thống.

Nhìn chung, việc nắm vững IFRS không chỉ giúp các vị trí này hoàn thành tốt nhiệm vụ mà còn đóng góp trực tiếp vào sự thành công của quá trình chuyển đổi hệ thống tài chính kế toán của doanh nghiệp, đồng thời nâng cao chất lượng và hiệu quả của toàn bộ hệ thống.

>> Tìm hiểu khóa học IFRS của SAPP tại đây

3. Lộ trình học IFRS tại SAPP Academy?

IFRS hiện có khoảng 40 chuẩn mực (tính đến thời điểm hiện tại), bao gồm các chuẩn mực về báo cáo tài chính và các quy tắc, nguyên tắc về cách thức đo lường và trình bày thông tin tài chính. Trong đó, một số chuẩn mực như IFRS 9 (Công cụ tài chính), IFRS 16 (Hợp đồng thuê), và IFRS 15 (Ghi nhận doanh thu) khá phức tạp và đòi hỏi khả năng phân tích, suy luận để áp dụng vào các tình huống cụ thể. Do đó, IFRS được đánh giá là chuẩn mực khó và cần có quy trình học bài bản để có thể cập nhật kiến thức hiệu quả.

SAPP Academy tự hào là Đối tác chuẩn Vàng của ACCA với mục tiêu  cung cấp các chương trình đào tạo chất lượng cao cho nhân sự ngành Kế- Kiểm – Tài Chính. Đặc biệt với khóa học IFRS, SAPP Academy được ACCA và VACPA chỉ định đào tạo chứng chỉ CertIFR DipIFR. Lộ trình học IFRS tại SAPP Academy là giải pháp đào tạo toàn diện, giúp các nhân sự chuyên ngành hiểu và nắm rõ về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS.

Các đặc quyền cho học viên có được khi đăng ký học CertIFR DipIFR tại SAPP Academy bao gồm: 

  • Đội ngũ giảng viên chuyên gia: 100% Giảng viên là ACCA Member và quản lý cấp cao tại nhiều công ty/tập đoàn lớn, sở hữu nhiều năm kinh nghiệm áp dụng IFRS trong bối cảnh thực tế doanh nghiệp. Ngoài ra, tất cả giảng viên đều cần hoàn thành khóa Higher Education Training nhằm đảm bảo kỹ năng sư phạm khi đứng lớp.
  • Tính chuyên sâu: Kiến thức được trích dẫn từ những nguồn uy tín như ACCA, IFRS, Kaplan, BPP,… nhằm đảm bảo tính chuyên sâu và uy tín của chương trình học..
  • Nền tảng học online LMS hiện đại: Đối với hình thức online, nền tảng học tập LMS giúp học viên thuận tiện trong quá trình học tập với các tính năng giúp người học có thể thực hiện các nghiệp vụ tính toán, trình bày các thông tin phức tạp trong BCTC với 20+ tính năng chuyên biệt cho hình thức thi tự luận của DipIFR như tạo bảng Excel, hàm tính, tăng/giảm chữ số thập phân và thi trắc nghiệm của CertIFR (máy tính, note, highlight,…).
  • Kho học liệu đồ sộ: Học liệu ôn tập được bám sát mục tiêu thi cử giúp học viên dễ dàng vượt qua mức điểm tối thiểu của bài thi. Đặc biệt, học liệu tại SAPP được xây dựng dựa trên các khung thiết kế giáo dục hàng đầu như: UDL, ADDIE, Backward Design,…. vừa có tư duy mạch lạc, vừa có tính khái quát hóa cao. Ngoài ra, học viên cũng được cung cấp ngân hàng câu hỏi đa dạng với 300+ câu hỏi xuất hiện trong bài thi. 
  • Hình thức học tập đa dạng: 3 hình thức học tập Blended, Online và Hybrid đem đến sự đa dạng về lựa chọn cho học viên, đặc biệt là những người bận rộn, không sắp xếp được thời gian.
  • Tỉ lệ đỗ chứng chỉ ấn tượng: SAPP Academy tự hào có tỉ lệ đỗ chứng chỉ CertIFR của học viên đạt 100%.

Cập nhật và áp dụng chuẩn mực IFRS sớm đem lại nhiều lợi ích về chuyên môn và nghề nghiệp cho các nhân sự thuộc ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính. Từ giai đoạn chuyển đổi bắt buộc sau năm 2025, sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng liên quan đến IFRS sẽ giúp các cá nhân tận dụng hiệu quả các cơ hội mới, khẳng định vị thế trong ngành và đáp ứng những yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường.

Đăng ký ngay lộ trình học IFRS tại SAPP để hưởng ưu đãi giới hạn bao gồm:

🔖 Ưu đãi đến 30% khi đăng ký lộ trình IFRS cá nhân hoá (bao gồm chứng chỉ CertIFR và DipIFR)

🔖 VOUCHER trị giá 500.000 VNĐ dành cho 05 người đăng ký khóa học DipIFR Online sớm nhất

🔖 VOUCHER ĐÓNG NHÓM từ 2 học viên trở lên trị giá: 300.000 VNĐ/học viên, 500.000 VNĐ/học viên và 700.000 VNĐ/học viên

QUÀ TẶNG ĐẶC BIỆT (*):

🎁Tặng miễn phí khóa học DipIFR Recorded Online khi đăng ký khóa DipIFR hình thức Blended và Hybrid.

🎁 Khóa học thực hành Hướng dẫn chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS

>> Tìm hiểu khóa học IFRS của SAPP tại đây

Xem thêm: 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Sự Khác Biệt Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam (VAS) Và Quốc Tế (IAS/IFRS) Phần 1

Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam...

Cập Nhật Thay Đổi Mới Nhất Của Chứng Chỉ DipIFR Từ Kỳ Thi Tháng 12/2024

Hiệp hội Kế toán Công Chứng Anh Quốc (ACCA) vừa công bố bản cập nhật...

Mô tả yêu cầu công việc kế toán trưởng (Chief Accountant) lương 80tr

Kế toán trưởng (tiếng Anh là Chief Accountant) là một vị trí cực kỳ quan...

So Sánh IAS 37 Và VAS 18 Về Ghi Nhận Các Khoản Dự Phòng

Việt Nam gần đây đã tham gia vào hàng loạt các Hiệp định Quốc tế,...

Lưu Ý Khi Lập Báo Cáo Tài Chính Theo Chuẩn IFRS Tại Việt Nam

Tổng hợp các lưu ý quan trọng khi áp dụng chuẩn IFRS đối với việc...

Kế toán trưởng muốn mức lương 80.000.000 VNĐ cần gì? Có cần IFRS không?

Mức lương 80.000.000 VNĐ là con số không hề nhỏ và là niềm mơ ước...

So Sánh IAS 01 Và VAS 21 Về Trình Bày Báo Cáo Tài Chính

VAS được xây dựng dựa trên khung của IAS/ IFRS tuy nhiên khi đi vào chi...

IFRS 9 – FINANCIAL INSTRUMENTS (CÔNG CỤ TÀI CHÍNH) LÀ GÌ? NỘI DUNG VÀ LƯU Ý

Chuẩn mực IFRS 9 – Financial Instruments (Công cụ tài chính) là gì mà ngân...