ACCA20/06/2024

Phương pháp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp

Trong quản lý tài chính của các doanh nghiệp, việc hiểu rõ và thực hiện đúng phương pháp báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Không chỉ giúp xác định sự biến đổi trong luồng tiền của một tổ chức một cách chi tiết, mà còn giúp các nhà quản lý và cổ đông có cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động tài chính và khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên, phương pháp này đôi khi có thể gây khó khăn cho những người không quen thuộc với các khái niệm và nguyên tắc kế toán phức tạp. Trong bài viết này, cùng SAPP Academy đi sâu vào việc hướng dẫn cách thực hiện báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp một cách chi tiết.

1. Kiến thức cần biết về báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp

Trước khi nghiên cứu chuyên sâu về các nguyên tắc và phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, cùng tìm hiểu về khái niệm và những kiến thức cơ bản của báo cáo này.

1.1. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp là gì?

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp là một phần quan trọng của Báo cáo tài chính mà các tổ chức và doanh nghiệp phải thực hiện để báo cáo về luồng tiền trong một khoảng thời gian tài chính. Mục đích chính của báo cáo này là cung cấp cái nhìn tổng quan về dòng tiền của một tổ chức thông qua việc theo dõi các biến đổi trong lưu chuyển tiền tệ.

Mục đích cúa báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp là cung cấp cái nhìn tổng quan về dòng tiền của một tổ chức

Bảng biểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ có hai cách lập chính:

  • Cách thứ nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp: doanh nghiệp sẽ theo dõi các tài khoản chi tiết trong lưu chuyển tiền tệ, bao gồm các khoản thu, chi để xác định nguồn gốc và sử dụng tiền một cách cụ thể;
  • Cách thứ hai, báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp: tập trung vào việc xác định sự thay đổi tổng cộng của các tài khoản trong lưu chuyển tiền tệ mà không phân tích chi tiết từng khoản giao dịch. Thay vào đó, nó tập trung vào chênh lệch tổng giữa các khoản thu và chi trong một khoảng thời gian cụ thể.

1.2. Cơ sở lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp được lập dựa trên cơ sở sổ sách và các báo cáo sau đây:

  • Thứ nhất, báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp được lập dựa trên Bảng Cân đối kế toán;
  • Thứ hai, dựa trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;
  • Thứ ba, dựa trên Thuyết minh báo cáo tài chính;
  • Thứ tư, dựa trên cơ sở Sổ kế toán các Tài khoản “Tiền mặt”, “Tiền gửi Ngân hàng” và “Tiền đang chuyển”;
  • Thứ năm, lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp dựa trên Sổ kế toán các Tài khoản hàng tồn kho, Tài khoản phải thu, Tài khoản phải trả của hoạt động kinh doanh;
  • Thứ sáu, dựa trên Sổ kế toán các Tài khoản khác có liên quan;
  • Thứ bảy, căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ;
  • Cuối cùng, dựa trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước để lấy số dư đầu kỳ.

Xem thêm:  Quy Trình Thu Chi Tiền Mặt Đầy Đủ Tại Các Doanh Nghiệp

2. Nguyên tắc lập và trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp

Trong phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, quá trình xác định luồng tiền vào và ra từ hoạt động kinh doanh bắt đầu bằng việc điều chỉnh lợi nhuận trước thuế TNDN của hoạt động kinh doanh. Mục tiêu là loại bỏ ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các biến đổi trong kỳ của hàng tồn kho và các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh, cùng với những khoản ảnh hưởng đến luồng tiền từ hoạt động đầu tư, cụ thể như sau:

  • Thứ nhất là các khoản chi phí không bằng tiền bao gồm các khoản khấu hao TSCĐ và dự phòng, loại bỏ ảnh hưởng của chúng đối với lưu chuyển tiền tệ;
  • Thứ hai là các khoản lãi, lỗ không phải bằng tiền như các khoản lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện;
  • Thứ ba là các khoản lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư từ việc thanh lý nhượng bán TSCĐ và bất động sản đầu tư, lãi từ cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia;
  • Cuối cùng là chi phí lãi vay: Bao gồm chi phí lãi vay đã được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ.

báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp - luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được tiếp tục điều chỉnh bằng 4 yếu tố

Tiếp theo, luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được tiếp tục điều chỉnh bằng các yếu tố sau:

  • Thứ nhất, thay đổi vốn lưu động, khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh.
  • Thứ hai, các khoản chi phí trả trước.
  • Thứ ba là các khoản lãi tiền vay đã trả; Thuế TNDN đã nộp.
  • Cuối cùng là các khoản thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh.

Xem thêm:  Hướng Dẫn Cách Kiểm Tra Sổ Sách Kế Toán Chi Tiết

3. Phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp

Trước khi tìm hiểu phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, cùng SAPP Academy giải thích các chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp:

5 chí tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp

  • Chỉ tiêu thứ nhất: trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu thể hiện tổng lợi nhuận kế toán trước thuế, được lấy từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ báo cáo;
  • Chỉ tiêu thứ hai: Khấu hao tài sản cố định và bất động sản đầu tư, doanh nghiệp cần loại bỏ số tiền khấu hao đối với XDCB (Xây dựng cơ bản) dở dang trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ và tính vào số khấu hao của phần giảm nguồn tài trợ TSCĐ hiện có;
  • Chỉ tiêu thứ ba: Các khoản dự trữ, những khoản dự trữ phản ánh sự trích trước, hoàn nhập và sử dụng trong kỳ của các khoản dự trữ đối với luồng tiền trong báo cáo sẽ được phản ánh;
  • Chỉ tiêu thứ tư: Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư, tổng lãi lỗ của kỳ hiện tại sẽ được tính vào lợi nhuận trước thuế, nhưng sẽ được phân loại là một phần của luồng tiền từ hoạt động đầu tư;
  • Chỉ tiêu thứ năm: Tăng/giảm hàng tồn kho, bút toán này sẽ được tạo ra dựa trên chênh lệch giữa số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của đối tượng kiểm kê, nhằm phản ánh sự biến đổi của hàng tồn kho trong kỳ báo cáo.

Cụ thể về phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp như sau:

Phần I: Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động SXKD

  • Lợi nhuận trước thuế (Mã số 01): Số liệu này được lấy từ chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế” (Mã số 50) trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ báo cáo;
  • Khấu hao TSCĐ (Mã số 02): Để xác định số liệu này, ta cần dựa vào số tiền khấu hao TSCĐ đã được trích trong kỳ theo bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ vào các tài khoản có liên quan trong sổ kế toán;
  • Các khoản dự phòng (Mã số 03): Chỉ số này dựa trên sự chênh lệch giữa số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của các khoản dự phòng tổn thất tài sản và dự phòng phải trả, như được thể hiện trên Bảng cân đối kế toán;
  • Lãi/lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện (Mã số 04): Số này phản ánh chênh lệch giữa các số phát sinh Có và Nợ trên tài khoản 4131, so sánh với sổ kế toán của tài khoản 515 (đối với lãi) hoặc 635 (đối với lỗ), đại diện cho việc đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;
  • Lãi/lỗ từ hoạt động đầu tư (Mã số 05): Số liệu cho chỉ tiêu này được thu thập từ các tài khoản 5117, 515, 711, 632, 635, 811 và các tài khoản có liên quan (các tài khoản chi tiết về phần lãi, lỗ được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư) trong kỳ báo cáo;
  • Chi phí lãi vay (Mã số 06): Dữ liệu cho chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán tài khoản 635 “Chi phí tài chính” (các chi tiết về chi phí lãi vay được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh), sau khi đã đối chiếu với các tài khoản có liên quan. Hoặc có thể dựa vào chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

Trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp, lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi của vốn lưu động (Mã số 08): Mã số 08 = Mã số 01 + Mã số 02 + Mã số 03 + Mã số 04 + Mã số 05 + Mã số 06;

  • Biến động trong khoản phải thu (Mã số 09): Các số liệu dựa trên sự chênh lệch giữa số dư tài khoản phải thu ở cuối kỳ và đầu kỳ, liên quan đến các hoạt động kinh doanh như TK131, TK 331, TK 136, TK 138, TK 133, TK 141;
  • Biến động trong hàng tồn kho (Mã số 10): Dữ liệu phản ánh sự biến đổi tổng số dư hàng tồn kho ở cuối kỳ so với đầu kỳ, bao gồm các tài khoản như TK 151, TK152, TK153, TK154, TK155, TK156, TK157, TK158 (Trừ số dư của tài khoản “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho” và không bao gồm số dư hàng tồn kho dùng cho hoạt động đầu tư);
  • Biến động trong khoản phải trả (Mã số 11): Các số liệu dựa trên sự chênh lệch tổng số dư nợ phải trả ở cuối kỳ và đầu kỳ, liên quan đến các hoạt động kinh doanh, ví dụ như TK 331, TK 131, TK 333, TK 334, TK 335, TK 336, TK 338, TK 351, TK 352. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải trả thuế TNDN, lãi tiền vay, cũng như các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư (như mua sắm xây dựng TSCĐ, bất động sản đầu tư, các công cụ nợ…) và hoạt động tài chính (vay và nợ ngắn hạn, dài hạn…);
  • Biến động trong chi phí trả trước (Mã số 12): Dữ liệu phản ánh sự chênh lệch tổng số dư tài khoản 242 ở cuối kỳ và đầu kỳ. Nếu tổng số dư cuối kỳ nhỏ hơn tổng số dư đầu kỳ, thì số liệu này sẽ được cộng vào “Lợi nhuận kinh doanh trước khi có những thay đổi về vốn lưu động”. Hoặc nếu tổng số dư cuối kỳ lớn hơn tổng số dư đầu kỳ, thì số liệu này sẽ được khấu trừ (-) khỏi “Lợi nhuận kinh doanh trước khi có những thay đổi về vốn lưu động” và được ghi nhận dưới dạng số âm trong ngoặc đơn (…).
  • Sự biến động trong chứng khoán kinh doanh (Mã số 13): Các số liệu dựa vào tổng chênh lệch giữa số dư tài khoản 121 ở cuối kỳ và số dư đầu kỳ.
  • Tiền lãi đã trả từ vay (Mã số 14): Dữ liệu dựa trên tài khoản 111, 112, 113 (chi tiết về tiền trả lãi tiền vay); so sánh với sổ kế toán các tài khoản phải thu (chi tiết tiền trả lãi vay từ các khoản phải thu) trong kỳ báo cáo, sau khi kiểm tra với sổ kế toán tài khoản 335, 635, 242 và các tài khoản liên quan khác.
  • Số tiền đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Mã số 15): Dữ liệu cho chỉ tiêu này được lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113 (chi tiết về tiền nộp thuế TNDN) và sau đó được kiểm tra so sánh với sổ kế toán tài khoản 3334.
  • Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 16): Dữ liệu dựa trên tài khoản 111, 112, 113 sau khi kiểm tra so sánh với các tài khoản liên quan trong kỳ báo cáo.
  • Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh (Mã số 17): Dữ liệu lấy từ sổ kế toán các tài khoản 111, 112, 113 sau khi kiểm tra so sánh với các tài khoản liên quan trong kỳ báo cáo.
  • Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh (Mã số 20): Mã số 20 = Mã số 08 + Mã số 09 + Mã số 10 + Mã số 11 + Mã số 12 + Mã số 13 + Mã số 14 + Mã số 15 + Mã số 16 + Mã số 17.

Phần II: Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

Chỉ tiêu

Mã số

Tài khoản Nợ

Tài khoản Có

1. Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

21

(211, 213, 217, 241, 331, 3411)

(111, 112, 113)

2. Tiền thu thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

22

111, 112, 113

711, 5117, 131

3.  Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

23

(128, 171)

(111, 112, 113)

4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại công cụ nợ của đơn vị khác

24

111, 112, 113

128, 171

5.  Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

25

(221, 222, 2281, 331)

(111, 112, 113)

6.  Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác

26

111, 112, 113

221, 222, 2281, 131

7.  Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

27

111, 112, 113

515

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

MS30 = MS21 + MS22 + MS23_MS24 + MS25 + MS26 + MS27

Phần III: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

Chỉ tiêu

Mã số

Tài khoản Nợ

Tài khoản Có

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

31

111, 112, 113

411, 419

2. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành

32

(411, 419)

(111, 112, 113)

3.  Tiền thu từ đi vay

33

111, 112, 113

3411, 3431, 3432,  41112

4.  Tiền trả nợ gốc vay

34

(3411, 3431, 3432, 41112)

(111, 112, 113)

5.  Tiền trả nợ gốc thuê tài chính

35

(3412)

(111, 112, 113)

6.  Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

36

(421, 338)

(111, 112, 113)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

MS40 = MS31 + MS32 + MS33 + MS34 + MS35 + MS36

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (MS 50 = MS 20 + MS 30 + MS 40)

50

MS 50 = MS 20 + MS 30 + MS 40

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

Lấy số liệu chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền” đầu kỳ, Mã số 110 trong Bảng cân đối kế toán (lấy ở cột “Số đầu kỳ”)

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

Số phát sinh Nợ TK 111, 112, 113, 128 đối ứng với số phát sinh có TK4131

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (MS70 = MS 50 + MS 60 + MS 61)

70

Lấy số liệu chỉ tiêu ”Tiền và tương đương tiền” cuối kỳ, Mã số 110 trong Bảng cân đối kế toán.

Hoặc MS70 = MS 50 + MS 60 + MS 61

Xem thêm: Tài Chính Doanh Nghiệp Là Gì? Tìm Hiểu Về Ngành Tài Chính Doanh Nghiệp

4. Mẫu tham khảo báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp

Mẫu số B03 – DNN báo cáo lưu chuyển tiền tệ được ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(Theo phương pháp gián tiếp) (*)

Năm….

Đơn vị tính: ………..

Chỉ tiêu

Mã số

Thuyết minh

Năm nay

Năm trước

1

2

3

4

5

I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh

1. Lợi nhuận trước thuế

01

2. Điều chỉnh cho các khoản

– Khấu hao TSCĐ và BĐSĐT

02

– Các khoản dự phòng

03

– Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

04

– Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư

05

– Chi phí lãi vay

– Các khoản điều chỉnh khác

06

07

3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động

08

– Tăng, giảm các khoản phải thu

09

– Tăng, giảm hàng tồn kho

10

– Tăng, giảm các khoản phải trả (Không kể lãi vay phải trả, thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp)

11

– Tăng, giảm chi phí trả trước

12

– Tăng, giảm chứng khoán kinh doanh

13

– Tiền lãi vay đã trả

14

– Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp

15

– Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh

16

– Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh

17

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh

20

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

21

2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ và các tài sản dài hạn khác

22

3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác

23

4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác

24

5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

25

6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác

26

7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia

27

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư

30

III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính

1. Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu

31

2. Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu  của doanh nghiệp đã phát hành

32

3. Tiền thu từ đi vay

33

4. Tiền trả nợ gốc vay

34

5. Tiền trả nợ gốc thuê tài chính

35

6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu

36

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính

40

Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (50 = 20+30+40)

50

Tiền và tương đương tiền đầu kỳ

60

Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ

61

Tiền và tương đương tiền cuối kỳ (70 = 50+60+61)

70

Ghi chú: Các chỉ tiêu không có số liệu thì doanh nghiệp không phải trình bày nhưng không được đánh lại “Mã số chỉ tiêu”.

Lập, ngày … tháng … năm …

Người lập biểu

Kế toán trưởng

Giám đốc

(Ký, họ tên)

Số chứng chỉ hành nghề;

Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên, đóng dấu)

Đối với người lập biểu là các đơn vị dịch vụ kế toán phải ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề, tên và địa chỉ Đơn vị cung cấp dịch vụ kế toán. Người lập biểu là cá nhân ghi rõ Số chứng chỉ hành nghề.

(Nguồn tham khảo: Luật Việt Nam)

Ngoài ra, đội ngũ kế toán có thể tham khảo khóa học CMA Hoa Kỳ để nâng cao kiến thức và kỹ năng khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp.

Chương trình CMA Hoa Kỳ cung cấp kiến thức về quy trình lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, từ việc thu thập thông tin từ các báo cáo tài chính cho đến cách phân tích các dòng tiền. Đội ngũ kế toán được trang bị các kỹ năng cần thiết để hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ như hoạt động kinh doanh, đầu tư, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư.

báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp - dựa vào khóa học CMA Hoa Kỳ, đội ngũ kế toán sẽ được trang bị thêm kỹ năng thiết yếu để hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lưu chuyển tiền tệ.

Kết luận

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính và hoạt động tài chính của một tổ chức. Qua việc phân tích dòng tiền phương pháp này giúp đội ngũ kế toán và nhà quản lý có cái nhìn sâu hơn về nguồn lực tài chính và cách sử dụng chúng trong hoạt động kinh doanh.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Tài Liệu Học F6 ACCA

F6 ACCA là môn học đề cập đến mảng Thuế. Môn học giúp nâng cao kiến...

Chứng Chỉ CFA Và ACCA – Đâu Là Chứng Chỉ Phù Hợp Với Bạn?

 ACCA và CFA là hai trong số các chương trình cấp chứng chỉ được các...

54 Phím Tắt Excel Trong Kiểm Toán Shift + Ctrl + … Phổ Biến

Microsoft Excel là một trong những chương trình được sử dụng nhiều nhất đối với...

Phương Pháp Học Phối Hợp Các Môn ACCA (Phần 2)

2. Thứ Tự Ưu Tiên Và Sự Kết Hợp Giữa Các Môn Học ACCA Kinh...

#1 So Sánh Chứng Chỉ ACCA Và CIMA Chi Tiết Hiện Nay

Đọc ngay bài viết so sánh chứng chỉ ACCA và CIMA để tìm hiểu sự...

Phân Biệt Giữa Sai Sót Và Gian Lận Trong Báo Cáo Tài Chính

Sai sót và gian lận trong báo cáo tài chính là điều chắc chắn bạn...

Học F3 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Tài Sản Cố Định Vô Hình

Bên cạnh tài sản cố định hữu hình thì các tài sản cố định vô...

#1 Cách Tính Chiết Khấu Phần Trăm Cho Doanh Nghiệp Phổ Biến

Có rất nhiều cách mà nhà quản trị xây dựng để đẩy mạnh doanh số...