ACCA20/06/2024

Financial Due Diligence Là Gì? Những Điều Bạn Cần Biết Về Vị Trí Này

Một thương vụ M&A thành công chắc chắn không thể thiếu sự đóng góp của Financial Due Diligence. Cùng SAPP tìm hiểu về vị trí này qua bài viết sau đây nhé!

1. Due Diligence là gì?

Trong những năm gần đây, xu hướng M&A đang diễn ra sôi động với nhiều thương vụ lớn. Hiểu đơn giản M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp đó. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại của các thương vụ M&A là sự thiếu thông tin hoặc thông tin không chính xác. Vì thế trước khi thực hiện giao dịch, sự nghiên cứu và rà soát cẩn thận luôn là điều cần thiết trong quy trình thực hiện.

Một thương vụ thường được thực hiện theo quy trình: tiền M&A, ký kết, hậu M&A. Trong giai đoạn tiền M&A, sau khi tìm kiếm, xác định và tiếp cận Target (Doanh nghiệp đối tượng mục tiêu), Vendor (Bên bán) hoặc Buyer (Bên mua) sẽ chỉ định các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp để đánh giá tổng thể đối tượng. Đây chính là hoạt động Due Diligence.

Due Diligence (thẩm định doanh nghiệp) sẽ cung cấp những dữ liệu chính xác nhất về hiệu quả hoạt động, nhận định rủi ro tiềm ẩn và cơ hội phát triển của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Từ đó, nhà đầu tư sẽ có khả năng hạn chế rủi ro và tăng tỷ lệ thành công trong thương vụ. Bên cạnh đó, kết quả của cuộc thẩm định chuyên sâu là cơ sở để bên mua (nhà đầu tư) và bên bán (các cổ động hay chủ sở hữu hiện hữu) thương thảo và định giá doanh nghiệp.

Due Diligence thường sẽ bao gồm các thẩm định liên quan tới cả tài chính, thuế, pháp lý, thương mại và một số đặc thù về công nghệ, kỹ thuật …

2. Nhiệm vụ của Financial Due Diligence

Financial Due Diligence (FDD) là thẩm định tài chính doanh nghiệp. Hoạt động này nhằm xác minh sự chính xác của các thông tin tài chính được cung cấp nhưng quan trọng hơn là đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mục tiêu (Target – công ty sẽ được bán). Từ đó đưa ra các nhận định, dự đoán về khả năng phát triển, rủi ro và cơ hội trong tương lai – điều mà các nhà đầu tư quan tâm nhất khi thực hiện thẩm định tài chính doanh nghiệp.

Chương trình Thương vụ bạc tỷ (Shark Tank) là một ví dụ điển hình cho sự cẩn trọng của các nhà đầu tư trong khâu Due Diligence.

Due Diligence đóng vai trò quyết định trong sự thành bại của một thương vụ đầu tư hay M&A. Điều này có thể được minh chứng rõ nhất qua Chương trình Shark Tank Việt Nam mùa đầu tiên. Thực tế cho thấy, chỉ có 7 trong số 22 startups được hứa hẹn rót vốn trên truyền hình thật sự nhận được khoản đầu tư từ các Shark. Rất nhiều startups đã thất bại do không đảm bảo được các điều kiện từ các Shark trong quá trình Due Diligence.

Vai trò của Financial Due Diligence bao gồm:

  • Giảm sự bất cân xứng thông tin giữa bên mua và bên bán: Financial Due Diligence cần thu thập thông tin từ nhiều nguồn (từ nội bộ doanh nghiệp cần thẩm định và từ bên ngoài) để phân tích và xử lý nhằm đưa ra dữ liệu chính xác nhất.
  • Hỗ trợ định giá doanh nghiệp: Để thực hiện mục tiêu này, trước hết nhân sự Financial Due Diligence cần hiểu về phương pháp định giá mà khách hàng sẽ sử dụng. Có nhiều phương pháp định giá như: dòng tiền chiết khấu (Discounted Cash Flow), giá trị tài sản thuần (Net Asset Value),… Dựa trên phương pháp đã xác định mà nhân sự sẽ xác định trọng tâm các dữ liệu mà FDD cần thu thập để hỗ trợ tối đa cho định giá doanh nghiệp.
  • Xác định và giảm thiểu rủi ro: Có rất nhiều trường hợp xấu có thể xảy ra trong một thương vụ M&A: rủi ro trong quá trình chuyển giao (transfer of risk), rủi ro trong định giá (risk pricing),… Dựa trên việc phân tích dữ liệu, FDD sẽ đưa ra các khuyến nghị về giảm thiểu rủi ro cho khách hàng.
  • Đề xuất về chiến lược: Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của bên mua trong một thương vụ M&A là tỷ lệ thực hiện thành công đề án kinh doanh sau khi ký kết. FDD cần nghiên cứu và đưa ra nhận định về vấn đề này để làm tham vấn cho bên mua.

Sau đây sẽ là một số dữ liệu cụ thể về tài chính của công ty mục tiêu mà FDD cần xác minh, kiểm tra và đánh giá:

  • Việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán;
  • Chuyển nhượng vốn;
  • Trích lập dự phòng;
  • Các khoản vay từ tổ chức và cá nhân;
  • Tính ổn định của luồng tiền (có tính đến chu kỳ kinh doanh);
  • Khấu hao tài sản;
  • Khả năng thu hồi công nợ;

Kết quả cuối cùng sẽ được tổng hợp và trình bày trong Báo cáo thẩm định doanh nghiệp (Due Diligence Report). FDD cần đưa ra nhận định rủi ro, cơ hội đầu tư về đối tượng mục tiêu, dựa trên cơ sở là sự tác động của tài chính (trong quá khứ, hiện tại, tương lai) tới hoạt động của doanh nghiệp như hình dưới đây:

Tác động của tài chính đến hoạt động của doanh nghiệp

3. Phân biệt Financial Due Diligence và Kiểm toán

Kiểm toán

Financial Due Diligence

Đối tượng thực hiện

Kiểm toán nội bộ hoặc kiểm toán độc lập thực hiện.

FDD được thực hiện bởi các công ty cung cấp dịch vụ thẩm định tài chính chuyên nghiệp.

Nhiệm vụ

Dựa vào các chuẩn mực, quy định của pháp luật để thực hiện hoạt động kiểm toán Báo cáo Tài Chính nhằm đảm bảo tính trung thực và chính xác trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Bên cạnh việc xác minh tính chính xác, FDD tập trung chính vào hỗ trợ định giá, giảm thiểu rủi ro và đề xuất chiến lược cho khách hàng.

Kết quả

Báo cáo kiểm toán tuân theo theo chuẩn mực chung về nội dung trình bày.

FDD cần hoàn thành các bản báo cáo thẩm định tài chính doanh nghiệp.

FDD cũng cần đưa ra các nhận định về rủi ro và cơ hội trong hoạt động tài chính, cơ sở liên quan đến tài chính giúp nhà đầu tư ra quyết định hiệu quả.

4. Financial Due Diligence thuộc bộ phận nào trong BIG4?

Trong các kỳ tuyển dụng, BIG4 thường hướng đến nhân sự trong 3 bộ phận: Audit/Assurance (Kiểm toán), Tax (Thuế) và Advisory (Tư vấn chuyên nghiệp). Trong Advisory bao gồm nhiều mảng chính, có thể kể đến

  • Performance Improvement (Cải thiện hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp)
  • Risk Management (Quản trị rủi ro doanh nghiệp)
  • Deals Advisory (Tư vấn về thương vụ)

Thông thường, vị trí Due Diligence sẽ thuộc Deals Advisory. Trong mảng này còn có các mảng khác như M&A Advisory (Tư vấn mua bán và sáp nhập), Financial Advisory (Tư vấn tài chính doanh nghiệp), Valuation (Định giá thương vụ).

5. Cơ hội nghề nghiệp và thăng tiến tại vị trí Financial Due Diligence trong BIG4

Những nhân sự có nền tảng về tài chính, kế toán, kiểm toán sẽ là nhân tố tiềm năng cho vị trí Financial Due Diligence trong BIG4.

Ở mỗi công ty sẽ có cách gọi tên các chức danh khác nhau. Nhưng nhìn chung, sự thăng tiến trong nghề nghiệp có sự tương đồng cao giữa các ông lớn Big4:

  • Intern
  • Associate/Staff/Audit Assistant
  • Senior Associate (Trung bình 2 năm kinh nghiệm)
  • Manager

Để chinh phục nghề Financial Due Diligence, bạn có thể bắt đầu sự nghiệp từ vị trí Intern. Hiện nay đã có một số doanh nghiệp BIG4 tuyển dụng nhân sự cho vị trí này như KPMG hay PwC.

6. Bổ sung kiến thức nào từ ACCA để trở thành Financial Due Diligence?

Là chứng chỉ nghề nghiệp uy tín hàng đầu thế giới, ACCA sẽ đem lại nền tảng kiến thức và kỹ năng vững vàng, giúp bạn tự tin chinh phục vị trí FDD với 7 mảng kiến thức trọng tâm:

  • Quản trị tài chính là một mảng kiến thức trong ACCA rất hữu ích cho công việc của FDD. Với hai môn học Financial Management (FM ACCA) và Advanced Financial Management (AFM ACCA), người học sẽ được tiếp cận và tìm hiểu về nhiều nội dung liên quan trực tiếp với thẩm định tài chính doanh nghiệp như: thẩm định đầu tư, định giá doanh nghiệp, quản trị rủi ro,…
  • Báo cáo tài chính là một dữ liệu quan trọng trong công việc của FDD. Mảng kiến thức về báo cáo tài chính trong ACCA được xây dựng với trục dọcc từ Financial Accounting, Financial Reporting đến Strategic Business Reporting. Từ môn học nhập môn FA đến FR, học viên sẽ được đào tạo kỹ năng lập, đọc hiểu, phân tích và đánh giá báo cáo tài chính. Ở cấp độ Professional, SBR ACCA trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để người học diễn giải và truyền đạt hiệu quả các thông tin tài chính đến các bên liên quan ảnh hưởng hoặc chịu tác động từ các quyết định chiến lược.
  • Một nhiệm vụ của Thẩm định tài chính doanh nghiệp là xác minh tính chính xác của các thông tin tài chính. Vì thế Audit & Assurance và Advanced Audit & Assurance sẽ là sự lựa chọn hợp lý vì đây là những môn học thuộc mảng kiến thức kiểm toán trong chương trình ACCA.
  • Rủi ro về pháp lý là một trong những vấn đề mà FDD cần quan tâm trong quá trình đánh giá tài chính doanh nghiệp mục tiêu. Vì thế vị trí này đòi hỏi phải có sự am hiểu về luật pháp và thuế. Môn học Taxation (VNM) và Corporate and Business Law cung cấp kiến thức cần thiết để bạn tự tin hoàn thành công việc của mình.
  • Với 2 môn học Management Accounting và Performance Management, học viên sẽ có nền tảng về kế toán quản trị và các kỹ thuật giúp quản lý hoạt động của doanh nghiệp. Ngoài ra, Advanced Performance Management – môn học nâng cao của MA và PM, sẽ giúp các nhà lãnh đạo, nhà quản trị và các nhà đầu tư cấp cao có khả năng đưa ra đề xuất về chiến lược liên quan đến mô hình, phương thức quản trị phù hợp nhất trong bối cảnh cụ thể.
  • Bên cạnh đó, môn Business and Technology cung cấp cho học viên kiến thức về cấu trúc nguồn vốn, cấu trúc doanh nghiệp, chức năng của doanh nghiệp. Với môn học nâng cao Strategic Business Leader, người học sẽ được phát triển và trang bị sâu sắc các kỹ năng chuyên nghiệp về lãnh đạo, tư vấn hoặc hỗ trợ quản lý cấp cao, xem xét và tư vấn những ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài và bên trong doanh nghiệp, những ảnh hưởng từ kinh tế vĩ mô và vi mô, điều này hỗ trợ cho nhà quản trị rất nhiều khi đánh giá và ra quyết định.

Nhận tư vấn lộ trình học ACCA, chinh phục vị trí Financial Due Diligence tại đây.

Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Thủ Tục Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí Trả Trước – Những Mùa Tết Hối Hả

“Tôi still young, tôi want party”! Kiểm toán có hai mùa, không phải “bận” và...

[Cập Nhật] Lệ Phí Thi ACCA Và Lịch Thi Mới Nhất Hiện Nay

Lệ phí thi ACCA thường không phải là mức phí cố định và sẽ có...

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thi Tuyển I-Glocal Kỳ Fresh 2017

Được thành lập tại Việt Năm năm 2003, I-glocal là 1 công ty có thế...

[Case Study] Accrual & Prepayment – Chi Phí Dồn Tích & Chi Phí Trả Trước

Hướng dẫn các bước giải bài tập về chi phí dồn tích & chi phí...

Cập Nhật Tài Liệu Pre-seen Kỳ Tháng 12/2023 Môn SBL ACCA

Từ tháng 9/2023, ACCA đã chính thức công bố những thay đổi trong đề thi...

Cập Nhật Lịch Thi Và Lệ Phí ACCA Kỳ Tháng 12 Năm 2023 [Mới Nhất]

Tổng hợp các thông tin về lệ phí và lịch thi tháng 12 năm 2023...

Phương Pháp Học Phối Hợp Các Môn ACCA (Phần 1)

ACCA là một trong những bằng cấp danh giá nhất trong giới hành nghề chuyên...

SAPP Chính Thức Trở Thành Đối Tác Phân Phối Sản Phẩm PwC’s Online Academy

SAPP Academy đã trở thành đối tác chính thức phân phối sản phẩm PwC’s Online...