ACCA20/06/2024

#Kế Toán Công Nợ Là Gì? Công Việc Của Kế Toán Công Nợ Là Gì?

 

Kế toán công nợ vừa là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp, vừa là vị trí giúp doanh nghiệp có thể hoạt động ổn định và tồn tại lâu dài trên thị trường. Vậy kế toán công nợ là gì? Công việc của kế toán công nợ ra sao? 

Không thể phủ nhận rằng kế toán công nợ là vị trí không thể thiếu trong các doanh nghiệp. Đây là nhân sự giám sát và đảm nhận trách nhiệm giải quyết các khoản nợ của doanh nghiệp. Bởi vậy, cơ hội nghề nghiệp là vô cùng rộng mơ với mức lương rất hấp dẫn. Vậy kế toán công nợ là gì? Kế toán công nợ phải làm những công việc gì?

Kế toán công nợ là vị trí phải xử lý các công việc kế toán về khoản nợ đang trả hoặc khoản nợ thu vào của doanh nghiệp. Công nợ bao gồm các khoản phải thu, các khoản phải trả, thế chấp, doanh thu trả chậm, trái phiếu, bảo hành và các khoản tạm ứng: 

  • Các khoản phải thu là các khoản tiền hoặc tương đương tiền của doanh nghiệp khi trao đổi hàng hóa, buôn bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng mà chưa được thanh toán;

  • Các khoản phải trả là các giá trị phát sinh như vật tư, thiết bị, dịch vụ… trong quá trình đầu tư và kinh doanh mà công ty chưa thanh toán;

  • Các khoản tạm ứng là các khoản tiền hoặc các trang thiết bị, vật tư được tạm ứng để phục vụ cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp.

2.1. Công việc chung của Kế toán công nợ

Trách nhiệm của kế toán công nợ chủ yếu là xử lý công việc liên quan tới việc quản lý công nợ và nợ xấu. Cụ thể như sau:

  • Thống kê quỹ tiền mặt đã sử dụng, số tiền mà doanh nghiệp đã gửi và lập báo cáo để đối chiếu với kế toán tổng hợp định kỳ;

  • Rà soát các nội dung, điều khoản hợp đồng về các điều khoản thanh toán trong giao dịch;

  • Thêm mã của nhà đầu tư, khách hàng mới. Nếu khách hàng hoặc nhà đầu tư thay đổi hay chuyển nhượng, kế toán công nợ sẽ có nhiệm vụ sửa mã đã tạo;

  • Theo dõi sát sao hợp đồng của các nhà đầu tư và khách hàng;

  • Lập bút toán kết chuyển công nợ dịch vụ, hàng hóa;

  • Theo dõi hạn thanh toán, hạn phải thu theo cam kết trong hợp đồng.

2.2 Quản lý công nợ khách hàng

Là quá trình mà kế toán công nợ sẽ phải theo dõi và ghi nhận các khoản phải thu của khách hàng, gồm: 

  • Theo dõi, rà soát chặt chẽ nội dung hợp đồng, gồm: thông tin khách hàng, các điều khoản, hình thức thanh toán. Khi quá hạn thì có các điều khoản phạt như thế nào. Ngoài ra, còn có trách nhiệm và nghĩa vụ của 2 bên khi ký kết hợp đồng; 

  • Theo dõi sát sao các công việc phát sinh, các khoản tăng, giảm công nợ theo từng kỳ;

  • Theo dõi, thống kê các khoản giảm trừ công nợ dựa trên bản hợp đồng sẵn có cũng như các chính sách bán hàng của doanh nghiệp;

  • Theo dõi, rà soát các khoản công nợ khách hàng định kỳ hàng tháng và lập Biên bản đối chiếu;;

  • Làm các báo cáo tổng công nợ cần thu cùng báo cáo phân tích tuổi nợ;

  • Lập kế hoạch thu hồi nợ, có thể phân tích và đề xuất phương án thu hồi nợ quá hạn, nợ khó đòi,… từ khách hàng;

  • Hợp tác với các phòng khác trong công ty để thu hồi nợ đúng hạn.

2.3. Quản lý công nợ với nhà cung cấp

Là quá trình quản lý, rà soát các khoản phải trả cho nhà đầu tư cho những chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh, kế toán công nợ cần phải:

  • Rà soát lại các mục trong hợp đồng, gồm: thông tin nhà đầu tư, các điều khoản thanh toán, quy định về thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán,…;

  • Thiết lập mã quản lý cho nhà đầu tư để tránh nhầm lẫn với khách hàng;

  • Dựa theo số liệu của các bộ phận kế toán khác để rà soát tính chính xác của các giao dịch, đồng thời ghi nhận các phát sinh công nợ khi kinh doanh;

  • Kiểm tra lại các khoản công nợ với từng nhà đầu tư để chốt số liệu công nợ định kỳ;

  • Soạn các báo cáo tổng hợp công nợ phải trả định kỳ;

  • Lên kế hoạch thanh toán công nợ, đề xuất các phương án cho cấp trên nếu doanh nghiệp gặp các khó khăn trong việc thanh toán các khoản công nợ.

Cụ thể, bắt đầu vị trí nhân viên kế toán công nợ, bạn có thể tiếp tục làm việc ở vị trí kế toán tổng hợp, sau đó phát triển lên vị trí kế toán trưởng và tiếp tục mở rộng sự nghiệp với vị trí giám đốc tài chính, chuyên gia. Về quá trình thăng tiến nhanh hay chậm và có thuận lợi hay không sẽ phụ thuộc vào tinh thần học hỏi và lòng cầu tiến của mỗi người. 

Nhìn chung, vị trí kế toán công nợ có con đường phát triển sự nghiệp tương đối ổn định và rõ ràng. Thông thường, sinh viên sau tốt nghiệp sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh, sau đó trở thành một nhân viên chính thức rồi dần thăng tiến lên các vị trí cao hơn theo số năm kinh nghiệm cũng như kiến thức và kỹ năng được tích lũy của mỗi cá nhân.

Nếu mục tiêu của bạn là thăng tiến sự nghiệp trở thành kế toán trưởng, CFO (giám đốc tài chính) hay CEO tại các tập đoàn lớn hay công ty nước ngoài, bạn sẽ cần nhiều hơn số năm kinh nghiệm mà bạn có. Các cơ hội việc làm tại công ty quốc tế, tập đoàn đa quốc gia hoặc các doanh nghiệp lớn trong nước có tỷ lệ cạnh tranh cao giữa các ứng viên, nếu có chứng chỉ ACCA thì bạn có ưu thế hơn so với các “đối thủ” của mình, đặc biệt là đối với các nhận sự kế toán công nợ muốn nâng tầm sự nghiệp.

Việc làm trưởng ban tài chính với mức lương lên tới 70 triệu đồng yêu cầu chứng chỉ ACCA

Thông thường mức lương của kế toán công nợ sẽ giao động từ 7 – 12 triệu đồng, phụ thuộc vào năng lực và kinh nghiệm làm việc của mỗi cá nhân cũng như quy mô và tài chính của doanh nghiệp. Với kinh nghiệm càng cao, bạn hoàn toàn có khả năng làm việc tại các doanh nghiệp lớn hay doanh nghiệp đa quốc gia với mức lương có thể lên tới hơn 15 triệu đồng. Khi thăng tiến sự nghiệp lên kế toán trưởng hay giám đốc tài chính, mức lương bạn có thể nhận được sẽ lên tới hàng nghìn đô la mỗi tháng!

Để trở thành một Kế toán công nợ giỏi, bạn cần phải lưu ý:

  • Theo dõi sát sao các công tác thu hồi công nợ và đề xuất phương án cải thiện nếu có;

  • Trích lập các khoản dự phòng nếu cần sử dụng theo đúng pháp luật;

  • Đối chiếu công nợ với số liệu các bộ phận;

  • Theo dõi sát sao và hạch toán mã các công nợ của nhà đầu tư và khách hàng;

  • Cuối mỗi kỳ, bạn cần đánh giá lại các khoản tiền phải thu có gốc ngoại tệ;

  • Học tập thêm các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay như Misa, …;

  • Nâng cao năng lực với các chứng chỉ quốc tế như ACCA,… để dễ dàng ứng tuyển doanh nghiệp đa quốc gia và thăng tiến lên các cấp quản lý.

Tóm lại, việc quản lý tốt công nợ là yếu tố vô cùng quan trọng làm nên sự thành công của một công ty, đòi hỏi Kế toán công nợ phải là người có kỹ năng chuyên môn cao và tận tụy với công việc. SAPP Academy hy vọng, bài viết trên đã giải đáp đầy đủ thắc mắc của bạn đọc về vị trí Kế toán công nợ, công việc của một Kế toán công nợ và những lưu ý thường gặp.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Sinh viên năm nhất học FA/F3 ACCA như thế nào?

Sinh viên năm nhất nên bắt đầu học ACCA như thế nào? Và điều gì...

Kinh Nghiệm Thi Tuyển BDO Kỳ Fresh Graduate 2017

Nếu bạn đắn đo nên chọn công ty kiểm toán nào để đồng hành thì BDO...

Giới Thiệu Tổng Quan Về PwC Global Và PwC Việt Nam

Một trong những mảnh ghép vô cùng quan trọng trong bộ tứ BIG4 không thể...

Vòng quay khoản phải trả là gì? Công thức và ý nghĩa

Hệ số vòng quay khoản phải trả là một số liệu quan trọng cần theo...

Các Dạng Gian Lận Trong Vốn Hóa Chi Phí Phổ Biến

1. Gian lận trong vốn hóa chi phí là gì? Một trong những gian lận...

# Đối Tượng Kế Toán Là Gì? Cách Xác Định Và Phân Loại

Trong kế toán doanh nghiệp, khái niệm “đối tượng kế toán” là một khái niệm...

#1 [Giải Đáp] Học Phí Khóa Học ACCA Mất Bao Nhiêu Tiền?

Lệ phí, học phí ACCA là điều mà bất kỳ ai theo đuổi ACCA đều...

5 Lý Do SAPP Academy Sở Hữu Pass Rate ACCA Vượt Trội Toàn Cầu

Trong 2021, tỉ lệ đỗ tất cả các môn ACCA tại SAPP vẫn cao hơn...