ACCA20/06/2024

Kiểm Toán Hàng Tồn Kho – Tất Tần Tật Những Điều Cần Phải Biết

Kiểm toán hàng tồn kho là quy trình quan trọng và cực kì cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, công ty kinh doanh. Bên cạnh đó, quá trình này đòi hỏi những quy trình đạt chuẩn và mang trong mình những đặc thù riêng nhất định. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc những quy trình kiểm toán hàng tồn kho và thủ tục kiểm toán hàng tồn kho cho doanh nghiệp.

1. Mục tiêu kiểm toán hàng tồn kho

Mục tiêu thực hiện kiểm toán hàng tồn kho của doanh nghiệp vốn là để kiểm soát các mục hàng tồn của công ty đó. Đồng thời đánh giá được mức độ đầy đủ, chính xác của quy trình kiểm toán. Mang lại hiệu quả quản lý và tạo cơ sở cân đối hàng tồn doanh nghiệp, lên kế hoạch nhập hàng mới sao cho phù hợp với hạn mức tài chính doanh nghiệp. 

2. Các thủ tục kiểm toán hàng tồn kho

Việc kiểm tra hàng tồn kho sẽ giúp kế toán lập bảng số liệu đối chiếu tổng số với số dư năm trước. Ngoài ra, các thủ tục kiểm toán sẽ giúp các công ty cung cấp một khuôn khổ và trình bày hợp lý các báo cáo tài chính.

Các thủ tục cần thiết để kiểm tra hàng tồn kho bao gồm:

  • Trực tiếp chứng kiến ​​việc kiểm đếm hàng tồn kho cuối kỳ kế toán;
  • So sánh và đối chiếu dữ liệu hàng tồn kho chi tiết với các báo cáo thực tế;
  • Thủ tục kiểm toán số dư đầu kỳ;
  • Xem các giao dịch mua hàng trong kỳ;
  • Kiểm tra giá xuất nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa;
  • Kiểm tra việc xác định giá trị của sản phẩm tồn kho cuối kỳ;
  • Tính toán chi phí dựa trên dữ liệu báo cáo;
  • Rút dự phòng khấu hao hàng tồn kho;
  • Kiểm tra tính đúng đắn của chữ ký và hóa đơn giao dịch mua hàng, kiểm kê với các bên liên quan.

kiểm toán hàng tồn kho

3. Quy trình kiểm toán hàng tồn kho

Quy trình này sẽ giúp bạn dễ dàng xem xét hàng tồn kho chính xác, thực hiện quy trình báo cáo tài chính của công ty chính xác và hợp lý, đồng thời giúp công ty hiểu rõ hơn về hàng hóa và tình trạng tài chính của doanh nghiệp mình.

3.1. B1: Chuẩn bị kiểm toán hàng tồn kho

1. Giai đoạn tiền kế hoạch kiểm toán

Đây là giai đoạn đầu tiên của việc kiểm tra hàng tồn kho. Bạn sẽ trải qua các bước sau: 

  • Phổ biến các điều khoản sơ bộ của hợp đồng và ký hợp đồng kiểm toán.
  • Tiếp cận khách hàng: Thu hút cả khách hàng mới và khách hàng cũ để thu thập thông tin nhằm xác định lý do khách hàng xem xét thông qua báo cáo tài chính cũ, thông qua các phương tiện truyền thông, internet,
  • Phân công một kiểm toán viên cụ thể quản lý của một khách hàng cụ thể

2. Lập kế hoạch kiểm toán

Kiểm toán viên thu thập đủ thông tin chung về khách hàng để đánh giá tình hình nội bộ của đối tác theo quy trình sau: 

  • Lập kế hoạch thử nghiệm tổng thể và chương trình thử nghiệm
  • Hệ thống hoạt động kinh doanh 
  • Hệ thống kế toán khách hàng 
  • Quyền sở hữu, nghĩa vụ pháp lý
  • Đọc các hướng dẫn kế toán, chu trình mua hàng – tính toán chi phí và vốn 
  • So sánh số liệu thống kê về hàng tồn kho so với kỳ trước
  • Đánh giá chung về hệ thống kiểm soát nội bộ và rủi ro gian lận

kiểm toán hàng tồn kho

3.2. B2: Tiến hàng hiện kiểm toán

1. Thủ tục và thử nghiệm kiểm soát

Các kiểm toán viên sẽ thực hiện một thử nghiệm về việc kiểm soát hiệu quả hàng tồn kho của công ty. Nếu hàng tồn kho được thống kê ít hơn rủi ro có thể chấp nhận được, họ sẽ tiến hành quy trình tiếp theo. 

Để đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả hay không, kiểm toán viên có thể xác minh việc kiểm soát theo giao dịch sau 

  • Giao dịch mua hàng: xem xét các chứng từ mua hàng như giấy trưng cầu mua, báo giá, đơn đặt hàng, nhập hóa đơn, ..
  • Hoạt động kho: kiểm soát phiếu nhập kho, chữ ký phiếu xuất kho, biên bản nghiệm thu chất lượng hàng hoá, ..
  • Xuất hàng: chứng từ, sổ kho, phiếu mua hàng, sổ đối chiếu hàng tồn kho, v.v. 

Từ đó, kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm soát và điều chỉnh cuộc kiểm toán cho phù hợp.

2. Thực hiện thử nghiệm căn bản với hàng tồn kho

Nó sẽ bao gồm các thủ tục phân tích và kiểm tra sau:

  • So sánh số dư hàng tồn kho năm nay với số dư hàng tồn kho năm trước
  • So sánh vòng quay hàng tồn kho 
  • Số ngày hàng tồn kho 
  • Sự thay đổi giá trị hàng mua ở năm trước
  • Tỷ lệ chi phí hiệu quả trong năm trước
  • Chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu, nhân công sản xuất 
  • Từ đó sẽ phân tích và so sánh giá trị của hàng tồn kho để lập các báo cáo tài chính chịu sự xem xét của cấp trên.

3.3. B3: Giai đoạn hậu kiểm toán hàng tồn kho

Sau khi tiến hành hiện kiểm toán, báo cáo từ kiểm toán viên thực hiện gửi về công ty để đưa ra phương án phù hợp để đảm bảo các con số tài chính là đúng và chính xác nhất về hàng tồn kho của doanh nghiệp. Dựa vào báo cáo đó, hội đồng công ty hay lãnh đạo sẽ đưa ra phương án chiến lược kinh doanh phù hợp. 

Tạm kết:

Tuy rằng việc kiểm hàng tồn kho mang lại nhiều khó khăn cho người thực hiện bởi thời gian lâu, sự rắc rối của nó. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể thiếu bước này nếu muốn phát triển công ty của mình và có những kinh nghiệm đắt giá cho lần kinh doanh tiếp theo. SAPP Academy cảm ơn bạn vì đã đón đọc. Hy vọng những thông tin trên hữu ích cho sự nghiệp kiểm toán của bạn. 

Kết nối với fanpagehttps://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Lý Do F2 F3 ACCA Là Môn Học Được Các Học Viên Chọn Đầu Tiên

F2 F3 ACCA - Kế toán quản trị và Kế toán tài chính - thường...

Cách Sử Dụng Các Hàm Excel Cơ Bản Cho Dân Kế Toán

Cho dù bạn đang là một kế toán viên cho các cơ quan nhà nước...

Tư vấn Thuế là gì? Hiểu về nghề Tư vấn Thuế tại BIG4

Trước tình hình phát triển của kinh tế thị trường hiện nay, ngày càng có...

Chi phí sản xuất chung trong kế toán và kế toán quản trị

Chi phí sản xuất chung là gì? Được phân bổ và hạch toán ra sao?...

#Hướng Dẫn Kế Toán Thuế Giá Trị Gia Tăng

Thuế GTGT là một loại thuế gián thu xuất hiện thường ngày trong các doanh...

27 Thủ Thuật Phím Tắt Excel Trong Kiểm Toán ALT+… Thường Dùng

Microsoft Excel luôn là một kĩ năng thiết yếu trong công việc hàng ngày của bất kì...

Học F3 ACCA – Các Dạng Bài Tập Về Dòng Tiền (Cash Flow) – Phần 1

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Cash flow) là 1 trong 5 báo cáo tài...

#Tổng Hợp 5+ Cách Tính Giá Thành Sản Phẩm Phổ Biến Nhất

Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế dùng để phản ánh kết...