IFRS20/06/2024

So Sánh IAS 37 Và VAS 18 Về Ghi Nhận Các Khoản Dự Phòng

Việt Nam gần đây đã tham gia vào hàng loạt các Hiệp định Quốc tế, hội nhập với nền Kinh tế Quốc tế và giao lưu với nhiều Quốc gia trên thế giới. Do vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp. Công tác kế toán nói chung và Kế toán dự phòng nói riêng cũng gặp không ít khó khăn. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn học viên của SAPP có cái nhìn rõ nhất về sự khác biệt giữa IAS 37 và VAS 18 về ghi nhận các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.

So Sánh 2 Chuẩn Mực Kế Toán

IAS 37 VAS 18
  • Quy định rằng chuẩn mực này không áp dụng cho các hợp đồng phải thi hành (là các hợp đồng mà không bên nào thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình hoặc cả hai bên đều đã thực hiện một phần nghĩa vụ của mình với mức độ bằng nhau) trừ khi các hợp đồng này có rủi ro lớn.
  • Không đề cập đến hợp đồng này.
  • Giải thích khi các khoản dự phòng được sử dụng để điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài sản (ví dụ: khấu hao, sự sụt giảm giá trị tài sản và nợ khó đòi), các khoản này sẽ không được giải quyết trong Chuẩn mực này.
  • Chuẩn mực này không ngăn cấm và cũng không yêu cầu vốn hóa các giá vốn được ghi nhận khi trích lập dự phòng.
  • Không quy định về vấn đề này.
  • Quy định rằng trong trường hợp không xác định rõ liệu có tồn tại một nghĩa vụ hiện tại hay không, một sự kiện quá khứ được cho là làm phát sinh một nghĩa vụ hiện tại nếu, xét đến tất cả các bằng chứng có sẵn, khả năng về việc tồn tại một nghĩa vụ hiện tại tại ngày lập bảng cân đối kế toán là lớn hơn khả năng không có.
  • Tiêu chí ghi nhận theo VAS 18 đối với sự kiện như vậy được dựa trên một ngưỡng “chắc chắn” mà có thể là một ngưỡng khác với “có khả năng hơn là không có” theo IAS 37.
  • Cả IAS 37 yêu cầu doanh nghiệp tiến hành kiểm tra sự sụt giảm giá trị đối với các tài sản dự kiến phải chịu các tổn thất khi hoạt động trong tương lai hoặc chuyên phục vụ các hợp đồng có rủi ro lớn. Chuẩn mực IAS 36 “Sự sút giảm giá trị của tài sản, điều chỉnh và hạch toán tổn thất do sút giảm giá trị của tài sản” là chuẩn mực áp dụng cho trường hợp trên.
  • VAS 18 yêu cầu doanh nghiệp tiến hành kiểm tra sự sụt giảm giá trị đối với các tài sản dự kiến phải chịu các tổn thất khi hoạt động trong tương lai hoặc chuyên phục vụ các hợp đồng có rủi ro lớn. Tuy nhiên, không có chuẩn mực VAS nào tương đương với chuẩn mực IAS 36 “Sự sút giảm giá trị của tài sản, điều chỉnh và hạch toán tổn thất do sút giảm giá trị của tài sản”.

>>> Xem thêm:


[FREE DOWNLOAD] CASE STUDY F3 ACCA – 14 DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶPCase study F3 ACCA

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Hiểu Hết Về Cấu Trúc Đề Thi Và Chiến Lược Ôn Tập Chứng Chỉ DipIFR

Cùng SAPP Academy tìm hiểu cấu trúc đề thi chứng chỉ DipIFR với bài viết...

So Sánh IAS 37 Và VAS 18 Về Ghi Nhận Các Khoản Dự Phòng

Việt Nam gần đây đã tham gia vào hàng loạt các Hiệp định Quốc tế,...

IFRS 9 – FINANCIAL INSTRUMENTS (CÔNG CỤ TÀI CHÍNH) LÀ GÌ? NỘI DUNG VÀ LƯU Ý

Chuẩn mực IFRS 9 – Financial Instruments (Công cụ tài chính) là gì mà ngân...

So Sánh chuẩn mực kế toán VAS Và IAS 41

Tháng 12/2000, Ủy ban Chuẩn mực Kế toán quốc tế (IASB) ban hành chuẩn mực...

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS được áp dụng ở doanh nghiệp nào?

Tính đến này, Việt Nam là có phần “chậm chân” trong việc áp dụng IFRS...

CHỨNG CHỈ IFRS LÀ GÌ? NÊN HỌC CHỨNG CHỈ CERTIFR HAY DIPIFR

Chứng chỉ IFRS là gì? Nên học chứng chỉ CertIFR hay DipIFR? Đây chắc hẳn...

IFRS LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT KIẾN THỨC VỀ IFRS BẠN CẦN BIẾT

Bộ Tài chính phê duyệt đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam vào ngày...

Khóa Học CertIFR Premium Online Của SAPP Academy Có Gì Khác Biệt?

Khóa học CertIFR Premium Online của SAPP Academy có gì khác biệt mà lại được...