
Việc hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế khiến các vấn đề kế toán ngày càng trở nên phức tạp đặc biệt là khi Việt Nam đang sử dụng hệ thống Chuẩn mực Kế toán không đồng nhất với Quốc tế. Trong phạm vi bài viết, SAPP xin đề cập đến sự khác biệt giữa IAS 10 và VAS 23 về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.
IAS 10
|
VAS 23
|
- Ngày phát hành BCTC: Thông thường là ngày Hội đồng quản trị của doanh nghiệp phê duyệt phát hành báo cáo (thậm chí có thể trước ngày có sự phê duyệt của các cổ đông và Ban kiểm soát).
|
- Ngày phát hành BCTC: Là ngày Giám đốc Doanh nghiệp và Giám đốc Tài chính/Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) ký vào báo cáo tài chính để gửi đến các bên liên quan.
|
- Yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh khoản dự phòng liên quan đến một vụ kiện đã được ghi nhận trước đây (được giải quyết sau ngày báo cáo tài chính) theo chuẩn mực IAS 37 hoặc ghi nhận khoản dự phòng mới.
- Ví dụ: Nếu doanh nghiệp phải lập dự phòng cho một vụ kiện xảy ra trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 (ngày kết thúc niên độ) là VND 200.000.000. Sau đó trước ngày phát hành báo cáo tài chính, doanh nghiệp nhận được thông báo cuối cùng của tòa án về chi phí phải trả cho vụ kiện là VND 300.000.000 thì IAS 10 yêu cầu doanh nghiệp phải đưa ra bút toán điều chỉnh để ghi nhận thêm chi phí cho kỳ kế toán.
|
- Chấp nhận các khoản phải thu hoặc khoản phải trả mới không phải là các khoản dự phòng có liên quan nêu trên.
|
- Đưa ra ví dụ về sự kiện cần điều chỉnh – việc xác định số lợi nhuận được chia hoặc thanh toán tiền thưởng sau ngày lập bảng cân đối kế toán, nếu doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán tại ngày lập bảng cân đối kế toán.
|
- Không đề cập đến trường hợp này.
|
>>> Xem thêm:
[FREE DOWNLOAD] CASE STUDY F3 ACCA – 14 DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶP