;

So Sánh IAS 37 Và VAS 18 Về Ghi Nhận Các Khoản Dự Phòng

Việt Nam gần đây đã tham gia vào hàng loạt các Hiệp định Quốc tế, hội nhập với nền Kinh tế Quốc tế và giao lưu với nhiều Quốc gia trên thế giới. Do vậy mà hoạt động sản xuất …

Việt Nam gần đây đã tham gia vào hàng loạt các Hiệp định Quốc tế, hội nhập với nền Kinh tế Quốc tế và giao lưu với nhiều Quốc gia trên thế giới. Do vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính của doanh nghiệp ngày càng trở nên phức tạp. Công tác kế toán nói chung và Kế toán dự phòng nói riêng cũng gặp không ít khó khăn. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn học viên của SAPP có cái nhìn rõ nhất về sự khác biệt giữa IAS 37 và VAS 18 về ghi nhận các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng.

So Sánh 2 Chuẩn Mực Kế Toán

IAS 37 VAS 18
  • Quy định rằng chuẩn mực này không áp dụng cho các hợp đồng phải thi hành (là các hợp đồng mà không bên nào thực hiện bất kỳ nghĩa vụ nào của mình hoặc cả hai bên đều đã thực hiện một phần nghĩa vụ của mình với mức độ bằng nhau) trừ khi các hợp đồng này có rủi ro lớn.
  • Không đề cập đến hợp đồng này.
  • Giải thích khi các khoản dự phòng được sử dụng để điều chỉnh giá trị ghi sổ của tài sản (ví dụ: khấu hao, sự sụt giảm giá trị tài sản và nợ khó đòi), các khoản này sẽ không được giải quyết trong Chuẩn mực này.
  • Chuẩn mực này không ngăn cấm và cũng không yêu cầu vốn hóa các giá vốn được ghi nhận khi trích lập dự phòng.
  • Không quy định về vấn đề này.
  • Quy định rằng trong trường hợp không xác định rõ liệu có tồn tại một nghĩa vụ hiện tại hay không, một sự kiện quá khứ được cho là làm phát sinh một nghĩa vụ hiện tại nếu, xét đến tất cả các bằng chứng có sẵn, khả năng về việc tồn tại một nghĩa vụ hiện tại tại ngày lập bảng cân đối kế toán là lớn hơn khả năng không có.
  • Tiêu chí ghi nhận theo VAS 18 đối với sự kiện như vậy được dựa trên một ngưỡng “chắc chắn” mà có thể là một ngưỡng khác với “có khả năng hơn là không có” theo IAS 37.
  • Cả IAS 37 yêu cầu doanh nghiệp tiến hành kiểm tra sự sụt giảm giá trị đối với các tài sản dự kiến phải chịu các tổn thất khi hoạt động trong tương lai hoặc chuyên phục vụ các hợp đồng có rủi ro lớn. Chuẩn mực IAS 36 “Sự sút giảm giá trị của tài sản, điều chỉnh và hạch toán tổn thất do sút giảm giá trị của tài sản” là chuẩn mực áp dụng cho trường hợp trên.
  • VAS 18 yêu cầu doanh nghiệp tiến hành kiểm tra sự sụt giảm giá trị đối với các tài sản dự kiến phải chịu các tổn thất khi hoạt động trong tương lai hoặc chuyên phục vụ các hợp đồng có rủi ro lớn. Tuy nhiên, không có chuẩn mực VAS nào tương đương với chuẩn mực IAS 36 “Sự sút giảm giá trị của tài sản, điều chỉnh và hạch toán tổn thất do sút giảm giá trị của tài sản”.

>>> Xem thêm:


[FREE DOWNLOAD] CASE STUDY F3 ACCA – 14 DẠNG BÀI TẬP THƯỜNG GẶPCase study F3 ACCA

 

 

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY