ACCA20/06/2024

Từ Kiểm Toán Tới Business Analysis, Data Analysis: Lợi Thế Không Lo Thất Thế

Audit Your Career là một sự kiện quy tụ những diễn giả có nhiều bước chuyển nghề nghiệp “táo bạo”, trong đó có anh Phạm Công Tân, Head of Business Intelligence của Cốc Cốc. Trong hơn 10 năm kinh nghiệm, anh Tân từng trải qua các vị trí như Kiểm toán tại BIG4, Business Analysis, Data Analysis. Mỗi vị trí đều có những yêu cầu nghiệp vụ khác nhau, tuy nhiên, nếu là người có background Kế – Kiểm, bạn sẽ “bắt nhịp” nhanh hơn với 2 lĩnh vực mới này.

Business Analysis là gì?

Trước hết, đối với Business Analysis (BA): Hiện có khá nhiều những yêu cầu khác nhau trên JD (bản mô tả yêu cầu công việc) của vị trí này, tuy nhiên, nhiệm vụ chính của BA là phân tích nhu cầu của đối tượng, từ đó đối chiếu với nguồn lực của công ty để tìm lời giải cho vấn đề của họ. Đối tượng ở đây có thể là phòng ban trong nội bộ công ty hoặc khách hàng bên ngoài tùy vào việc bạn làm BA tại inhouse hay agency. Bên cạnh nhiệm vụ trên, BA còn giúp đổi mới các quy trình vận hành của doanh nghiệp để tăng hiệu quả lao động. BA thường sẽ đề xuất các giải pháp liên quan tới công nghệ, chuyển đổi số giúp doanh nghiệp tối ưu hoạt động kinh doanh.

Như vậy, nếu chuyển sang làm BA trong các lĩnh vực liên quan tới Kế – Kiểm – Tài chính, bạn sẽ có lợi thế rất lớn nếu có background Kế – Kiểm. Hơn ai hết, bạn đã quen với các quy trình vận hành, các đầu việc, và những lỗi sai thường gặp của nhân sự trong ngành. Vậy nên bạn sẽ không mất nhiều thời gian để hiểu khó khăn của họ, từ đó đưa ra những giải pháp “đúng và trúng” cho vấn đề họ gặp phải. Ngoài ra, người làm BA còn đòi hỏi các kỹ năng liên quan tới phân tích dữ liệu, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý vấn đề – đây đồng thời là bộ kỹ năng quan trọng của người làm Kiểm toán. Vậy nên, khi chuyển từ Kiểm sang Business Analysis, bạn sẽ dễ dàng thích nghi với công việc mới hơn.

Còn đối với Data Analysis (DA) thì sao?

Có thể nói rằng DA chính là những “bậc thầy” phân tích và xử lý dữ liệu. Bạn thậm chí còn có nhiều lợi thế hơn khi chuyển từ Kiểm toán sang DA bởi bạn đã vốn thành thạo các kỹ năng về phân tích dữ liệu tài chính. 

Nhiệm vụ của DA là thu thập, xử lý những dữ liệu thô, biến chúng trở thành những con số có ý nghĩa đối với việc ra quyết định của doanh nghiệp. Sản phẩm của DA là những bảng, biểu đồ, báo cáo… thể hiện một kết quả phân tích cho vấn đề của doanh nghiệp, ví dụ như nguyên nhân làm tăng/giảm lợi nhuận, xu hướng phát triển của ngành, dự báo rủi ro, tìm ra insight người dùng… Công việc của DA không bị giới hạn trong một lĩnh vực duy nhất, 1 DA có thể xử lý số liệu cho nhiều phòng ban khác nhau trong một doanh nghiệp. 

Lời khuyên của anh Tân cho những bạn chuyển từ Kiểm toán sang DA là “Muốn phát triển lâu dài trong ngành DA, bạn cần bổ sung thêm những kiến thức về IT và Automation. Bạn có thể tự học các khóa học quốc tế về 2 mảng này trên Udemy, Coursera.” 

Khi chuyển từ Kiểm toán sang BA, DA, liệu chứng chỉ ACCA còn có giá trị?

Giá trị của ACCA khi làm việc trong mảng Kế toán – Kiểm toán – Tài chính là không thể phủ nhận, tuy nhiên, có nhiều bạn băn khoăn rằng liệu sau này chuyển sang một lĩnh vực khác ngoài Kiểm toán, cụ thể là các ngành như BA hay DA thì liệu có “bỏ phí” chứng chỉ hay không.

Câu trả lời là không. Vì phạm vi kiến thức của ACCA rất sâu rộng, không chỉ bó hẹp trong các nghiệp vụ Kế – Kiểm thông thường mà bạn còn được đào tạo tư duy về lãnh đạo, chiến lược (SBL, SBR), tổng quan về doanh nghiệp và môi trường kinh doanh (BT/F1), tối ưu hoá kết quả hoạt động kinh doanh (PM/F5)… Những mảng kiến thức này đem lại có bạn góc nhìn tổng quát và có thể được áp dụng ngay khi bạn chuyển sang các ngành khác trong nhóm ngành Kinh tế – Kinh doanh, bao gồm cả BA và DA. Khi có kiến thức ACCA, bạn sẽ hiểu những “nỗi đau” của họ, từ đó giao tiếp liên phòng ban dễ dàng hơn.

Có thể bạn quan tâm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Tìm Hiểu Nhân Viên Kế Toán Nội Bộ Là Gì?

Tìm hiểu về công việc và tầm quan trọng của nhân viên kế toán nội...

Tổng Hợp Tài Liệu Học ACCA

ACCA luôn là 1 trong những bằng cấp đáng được theo đuổi nhất trên toàn thế...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí & Thu Nhập Khác

Tương tự như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi...

#1 Khóa Học ACCA F8 Online Cam Kết Tỉ Lệ Đỗ Tại SAPP Academy

Khóa học ACCA F8 Online tại SAPP Academy cam kết đem lại tỉ lệ đỗ...

#Phương Pháp Tính Giá Trong Kế Toán Nguyên Tắc Tính Giá

Khám phá phương pháp tính giá và các nguyên tắc tính giá được áp dụng...

Học Viên Của SAPP Academy Nói Gì Về Khóa Học ACCA Online?

Bạn không biết khóa học ACCA Online tại SAPP Academy có tốt không? Cùng SAPP...

#Phương Pháp Tổng Hợp Cân Đối Kế Toán

Tìm hiểu về phương pháp tổng hợp cân đối kế toán và cách áp dụng...

Tự Học ACCA Online và Offline, Tại Sao Không?

Để trở thành hội viên ACCA, bạn phải vượt qua ít nhất 14 môn học....