ACCA20/06/2024

#1 Cách Hạch Toán Hàng Bán Bị Trả Lại Theo TT113 Và TT200

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến việc trả lại hàng bán như: vi phạm hợp đồng mua bán, hàng không đúng chủng loại, mẫu mã hay hàng hóa chất lượng kém… Tùy thuộc vào thỏa thuận của 2 bên trong trường hợp trả lại hàng và tình huống khác nhau mà sẽ có phương pháp hạch toán hàng bán bị trả lại phù hợp. Bài viết dưới đây SAPP Academy sẽ giới thiệu đến quý độc giả nội dung liên quan đến hàng bán bị trả lại về thủ tục, cách lập hóa đơn cũng như nguyên tắc hạch toán. 

1. Ảnh hưởng của bên mua và bên bán đối với hàng hóa bị trả lại 

Khi phát sinh hàng bán bị trả lại thì cả bên mua và bên bán đều có những ảnh hưởng nhất định về doanh thu, thời gian xử lý các chứng từ và hạch toán hàng bán bị trả lại, cụ thể như sau:

  • Ảnh hưởng đối với bên bán: hàng bán bị trả lại là 1 trong 3 khoản làm thay đổi doanh thu bán hàng cùng với khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng bán. Khoản doanh thu bán hàng đã được ghi nhận bị giảm đi sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu doanh thu thuần trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Kế toán cần nhập phiếu nhập kho và ghi nhận hóa đơn bên mua xuất cho giá trị hàng bán bị trả lại.

  • Ảnh hưởng đối với bên mua: Khác với bên bán, bên mua không có những khoản giảm trừ doanh thu và không gây thất thoát nguồn thu, tuy nhiên sẽ mất thời gian xử lý chứng từ, hóa đơn và hạch toán nghiệp vụ đối với hàng hóa bị trả lại để đảm bảo sổ sách kế toán phù hợp với thực tế. Nếu bên mua là pháp nhân thì cần xuất lại hóa đơn kiêm phiếu xuất kho đúng với số hàng bị trả lại trên hóa đơn đầu vào, còn trường hợp bên mua là cá nhân thì sẽ lập biên bản 2 bên ký kết về số lượng và giá trị hàng hóa trả lại.

2. Cách lập hóa đơn hàng bán bị trả lại

hạch toán hàng bán bị trả lại

Trước khi đi sâu tìm hiểu cách hạch toán trả lại hàng bán, cùng SAPP tìm hiểu một bước quan trọng để xử lý hàng hóa bị trả lại là cách xuất hóa đơn và thu hồi hóa đơn đối với bên mua và bên bán:

  • Trường hợp người mua có hóa đơn: Bên bán không cần thu hồi hóa đơn đã lập, bên mua tiến hành xuất hóa đơn đối với số hàng hóa bị trả lại theo đúng đơn giá trên hóa đơn gốc. Hóa đơn cần ghi rõ nguyên nhân trả lại, ví dụ: “Hàng hóa trả lại người bán do vi phạm Hợp đồng mua bán”.

  • Trường hợp người mua không có hóa đơn: Bên bán cần thu hồi lại hóa đơn đã lập và 2 bên lập biên bản với nội dung ghi rõ ràng các thông tin: chủng loại, số lượng, giá trị hàng hóa chưa VAT, tiền VAT theo hóa đơn số…, ký hiệu…, ngày…, tháng…, năm…cùng lý do trả lại hàng hóa.

3. Cách hạch toán hàng bán bị trả lại theo Thông tư 200 và Thông tư 133

Tài khoản bị tác động trực tiếp khi hàng bán bị trả lại là tài khoản doanh thu bán hàng, tuy nhiên, Thông tư 200 và Thông tư 133 sẽ có cách ghi nhận khác nhau.

Thông tư 200

Thông tư 133

  • Hạch toán nợ tài khoản 5212 – Hàng bán bị trả lại

  • Cuối kỳ, kết chuyển tài khoản 5212 sáng tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

  • Hạch toán nợ tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

  • Cuối kỳ không cần kết chuyển

2.1. Cách hạch toán hàng bán bị trả lại đối với bên bán 

  • Hạch toán tại thời điểm bán hàng cho khách hàng

  1. Ghi nhận doanh thu bán hàng, ghi:

Nợ TK 111, 112, 131…

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng chưa thuế

Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

  1. Ghi nhận giá vốn hàng bán, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 155, 156… – Theo giá trị thực tế bán

  • Hạch toán khi hàng bán bị trả lại

Số lượng và giá trị sẽ dựa vào hóa đơn trả lại hàng của bên mua hoặc những chứng từ, biên bản liên quan.

  1. Ghi nhận giá vốn hàng hóa bị trả lại, ghi:

Nợ TK 155, 156 – Giá vốn khi bán hàng

Có TK 632 – Giá vốn của hàng bị trả lại

  1. Ghi nhận doanh thu hàng bán bị trả lại, ghi:

Nợ TK 5212 (Nếu doanh nghiệp áp dụng TT 200)

Nợ TK 511 (Nếu doanh nghiệp áp dụng TT 133)

Nợ TK 333 – Tiền thuế tương ứng với hàng bán bị trả lại

Có TK 111, 112, 131 – Tổng tiền hàng bán bị trả lại bao gồm cả Thuế.

Lưu ý: Nếu trường hợp không thể tách riêng được khoản Thuế thì sẽ hạch toán toàn bộ hàng bán bị trả lại vào TK 5212 theo TT 200 hoặc 511 theo TT 133

  1. Khi phát sinh các chi phí liên quan trong quá trình trả hàng, ghi:

Nợ TK 641 (Nếu doanh nghiệp áp dụng TT 200)

Nợ TK 6421 (Nếu doanh nghiệp áp dụng TT 133)

Nợ TK 133 – Tiền thuế VAT được khấu trừ

Có TK 111, 112…

2.2. Cách hạch toán hàng bán bị trả lại đối với bên mua 

  • Hạch toán khi mua hàng

Nợ TK 152, 153, 156

Nợ TK 133 – Thuế VAT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 331

  • Hạch toán hàng bán trả lại

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 152, 153, 156

Có TK 133 – Thuế VAT được khấu trừ tương ứng với hàng hóa trả lại.

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp sử dụng phương pháp trực tiếp nộp thuế VAT thì tiền Thuế sẽ được gộp vào trị giá hàng mua và trị giá hàng trả lại.

Thông qua nội dung bài viết, hy vọng các bạn đã nắm được cách hạch toán hàng bán bị trả lại cùng những kiến thức bổ ích khác khi doanh nghiệp bị trả lại hàng bán hay nhận được lô hàng kém chất lượng… SAPP Academy luôn sẵn lòng giải đáp những thắc mắc của các bạn, nếu có vấn đề gì khúc mắc liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Liên hệ với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
[Cost Of Capital Là Gì?]- Đặc Điểm Và Phương Pháp Tính

Đối với các nhà phân tích và đầu tư, khái niệm Cost Of Capital đã...

Rẽ Hướng Từ Background Trái Ngành, Chàng Sinh Viên Bách Khoa Xuất Sắc Hoàn Thành 7 Môn ACCA Chỉ Trong Vòng 12 Tháng

Chuẩn bị tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp của trường Đại học Bách Khoa...

Chinh Phục Các Vòng Tuyển Dụng Của PwC

PwC Việt Nam là thành viên mạng lưới các công ty PwC tại 157 quốc...

3 Lý Do Bạn Nên Tham Gia Một Khóa Học Tiếng Anh Chuyên Ngành Kiểm Toán

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay, cơ hội việc làm cho...

#1 Giới Thiệu Về Khóa Học ACCA PM online Tại SAPP Academy

ACCA PM là chứng chỉ được nhiều người theo đuổi, vì đây là chìa khóa...

Đề Thi F3 ACCA Là Gì? Tìm Hiểu Về Đề Thi F3 ACCA Kế Toán Tài Chính

Đề thi F3 ACCA – kế toán tài chính – được nhận xét rằng không...

Khóa học Financial Reporting (FR/F7) ACCA – Lập báo cáo tài chính

Môn học FR/F7 Financial Reporting – Lập báo cáo tài chính của ACCA cung cấp...

#1 Giới Thiệu Về Khóa Học ACCA FR online Tại SAPP Academy

ACCA FR là một trong những môn học quan trọng nhất trong khóa học ACCA....