IFRS27/08/2024

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS tại Việt Nam?

Lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2022 và chính thức áp dụng vào năm 2025, đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp. Vậy các doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì khi chuyển đổi VAS sang IFRS trong thời kỳ sắp tới. Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS tại Việt Nam?

Lộ trình chuyển đổi VAS sang IFRS doanh nghiệp cần thuộc lòng

IFRS là gì? IFRS được hiểu là các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế – International Financial Reporting Standards được ban hành bởi International Accounting Standards Board – IASB với mục tiêu đem tới một ngôn ngữ kế toán chung của toàn cầu. Hiện nay, các chuẩn mực IFRS đã được công nhận tại 166 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới với 144 quốc gia bắt buộc áp dụng, còn lại đã cho phép và đang trong lộ trình chuẩn bị áp dụng.

Ngày 16/03/2020 được xem là một ngày lịch sử đối với ngành Kế toán – Tài chính khi Bộ Tài chính chính thức phê duyệt “Đề án áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS tại Việt Nam”, đưa tới lộ trình 3 giai đoạn chuyển đổi VAS sang IFRS:

  • Giai đoạn 1: Chuẩn bị từ 2020 – 2021. Bộ Tài chính chuẩn bị tài liệu, cơ chế tài chính, xây dựng quy trình, hướng dẫn doanh nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực để có thể bước vào giai đoạn 2. Đây cũng là thời điểm vàng để chuẩn bị của hầu hết các doanh nghiệp để bước vào giai đoạn chính thức áp dụng.
  • Giai đoạn 2: Áp dụng tự nguyện từ 2022 – 2025. Các doanh nghiệp thuộc diện có nhu cầu và khả năng áp dụng IFRS sẽ tự nguyện đăng ký và được Bộ Tài chính cho phép áp dụng IFRS vào lập báo cáo tài chính. Các đối tượng này bao gồm: công ty FDI có 100% vốn nước ngoài, các công ty mẹ có quy mô lớn, đã hoặc chưa niêm yết thị trường hoặc đang nằm trong tập đoàn kinh tế nhà nước hay có khoản vay được các định chế tài chính tài trợ.
  • Giai đoạn 3: Áp dụng bắt buộc từ 2025. Các đối tượng thuộc diện khuyến khích tự nguyện áp dụng IFRS và các ngân hàng thương mại sẽ bị bắt buộc áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong việc lập BCTC. Các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ còn lại sẽ là đối tượng áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) theo  hướng IFRS, đảm bảo phù hợp nhất với thông lệ quốc tế. Các doanh nghiệp khác sẽ thực hiện lập BCTC theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS tại Việt Nam?

Lộ trình chuyển đổi VAS sang IFRS tại Việt Nam

5 điều quan trọng doanh nghiệp cần chuẩn bị để áp dụng IFRS hiệu quả

1. Xác định nhu cầu của doanh nghiệp

Để áp dụng IFRS tại Việt Nam hiệu quả, bản thân các doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi áp dụng. Và điều cốt lõi và quan trọng nhất chính là xác định được đúng nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng chuẩn mực IFRS trong việc lập BCTC. Ban lãnh đạo cần tự hỏi và giải đáp một số câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp có cần áp dụng IFRS hay không?
  • Doanh nghiệp có thuộc đối tượng tự nguyện hay đối tượng bắt buộc không?
  • Khi lập BCTC chuẩn IFRS, doanh nghiệp có lợi ích và khó khăn gì?
  • Lộ trình phát triển doanh nghiệp có cần sử dụng IFRS hay không?

Sau khi có được câu trả lời trên, các doanh nghiệp sẽ rõ ràng về nhu cầu áp dụng IFRS của mình và đưa ra được phương án phù hợp.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS tại Việt Nam?

Xác định nhu cầu doanh nghiệp để áp dụng IFRS hiệu quả

2. Xây dựng hệ thống, quy trình áp dụng IFRS, VFRS

Sau khi có được câu trả lời cho nhu cầu của chính doanh nghiệp, ban lãnh đạo cần xây dựng hệ thống phòng ban, bộ máy kế toán cũng như quy trình áp dụng IFRS hoặc VFRS cho riêng mình, đảm bảo có sự cập nhật thường xuyên để phù hợp với quy định của Bộ Tài chính.

Gợi  ý quy trình áp dụng IFRS:

  • Bước 1: Xác định các khoản mục trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp có sự khác biệt theo chuẩn mực VAS và IFRS hay giữa VAS và VFRS;
  • Bước 2: Thu thập các thông tin, số liệu để có sự điều chỉnh các khoản khác biệt, hồi tố cần thiết, đem tới báo cáo tài chính đầu tiên theo IFRS/VFRS chính xác, phù hợp;
  • Bước 3: Điều chỉnh các khoản khác biệt và tiến hành lập BCTC chuẩn IFRS/VFRS hoàn chỉnh, có lưu lại số liệu so sánh khác biệt để phục vụ kiểm tra;
  • Bước 4: Kiểm tra và phê duyệt số liệu báo cáo tài chính bởi cấp quản lý có chuyên môn.

Các phòng ban, bộ máy kế toán cần phải hoạt động nhịp nhàng và phối hợp với nhau để có được các thông tin số liệu minh bạch, chính xác và cập nhật nhất.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS tại Việt Nam?

Đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao – nhiệm vụ doanh nghiệp trong thời kỳ áp dụng IFRS tại Việt Nam

3. Đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao

Chất lượng nguồn nhân lực là cốt lõi của việc chuyển đổi VAS sang IFRS, VFRS hiệu quả thành công. Do đó, các doanh nghiệp cần có các biện pháp đào tạo đội ngũ nhân lực của mình để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi. Ví dụ:

  • Tạo điều kiện và có ngân sách cử nhân sự đi đào tạo kiến thức về IFRS, VFRS;
  • Tổ chức các buổi đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm lập BCTC chuẩn IFRS giữa các công ty con, chi nhánh, trụ sở chính đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn;
  • Mời các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm lập BCTC chuẩn IFRS đào tạo nội bộ doanh nghiệp thường xuyên để gỡ rối và hỗ trợ nhân sự;
  • Khuyến khích nhân sự chủ động trau dồi kiến thức IFRS bằng việc tham gia các hội thảo, sự kiện về IFRS, VFRS do Bộ Tài chính, Hiệp hội ACCA, VACPA, các trung tâm đào tạo uy tín tổ chức cũng như thúc đẩy nhân sự học và thi lấy chứng chỉ quốc tế về IFRS như chứng chỉ CertIFR, DipIFR, ACCA …

4. Sử dụng hệ thống thông tin và phần mềm kế toán hiện đại

Để đảm bảo được tính trung thực, cập nhật, kịp thời, kết nối nhanh chóng giữa công ty, chi nhánh với công ty mẹ, doanh nghiệp cần có hệ thống thông tin và phần mềm kế toán hiện đại để đáp ứng. Ví dụ:

  • Phần mềm kế toán MISA SME.NET
  • Phần mềm kế toán FAST Accounting
  • Phần mềm kế toán AsiaSoft
  • Phần mềm kế toán EFFECT

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS tại Việt Nam?

Ban lãnh đạo cần tích cực tham gia vào quá trình chuyển đổi VAS sang IFRS tại doanh nghiệp

5. Sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo trong quá trình áp dụng IFRS

Sự thành công của quá trình áp dụng IFRS tại doanh nghiệp Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào mức độ tham gia của ban lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là những người sẽ đưa ra các quyết định quan trọng cũng như lộ trình, phương án áp dụng, tuyển dụng, đào tạo nhân sự, tìm kiếm đội ngũ chuyên gia tư vấn … Vì vậy, ban lãnh đạo cần tích cực tham gia suốt quá trình chuyển đổi VAS sang IFRS, đồng thời luôn lắng nghe nhân sự để đưa ra sự hỗ trợ tốt nhất.

Tóm lại, hành trình áp dụng IFRS tại Việt Nam có thành công và hiệu quả hay không phụ thuộc phần lớn vào hành động của doanh nghiệp ngay lúc này. Mong rằng 5 gợi ý chuẩn bị trên đây sẽ giúp anh chị trong quá trình chuẩn bị chuyển đổi VAS sang IFRS sắp tới. Hẹn gặp lại.

>> Xem thêm:

Khóa CertIFR - Lập báo cáo tài chính chuẩn IFRS Online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Bật mí “bí quyết” của cô nhân viên kế toán xuất sắc hoàn thành kỳ thi CertIFR về IFRS danh giá quốc tế

Dù ở bất cứ ngành nghề nào, nhân sự với mong muốn khẳng định năng...

IFRS là gì? Tầm quan trọng của IFRS hiện nay

  IFRS là gì? IFRS nghĩa là gì? Tại sao dân trong ngành Kế toán...

Học lập báo cáo tài chính chuẩn IFRS: Nên học Online hay Offline?

IFRS là gì? Chúng ta nên học lập báo cáo tài chính chuẩn IFRS Online...

05 Tiêu Chí Lựa Chọn Trung Tâm Đào Tạo CertIFR

Vì nhu cầu cập nhật IFRS ngày càng trở nên cấp thiết, số lượng trung...

Học Viên Nói Gì Về Khóa Học CertIFR Online Của SAPP Academy? 

Cùng xem học viên nói gì về khóa học CertIFR Online tại SAPP Academy nhé!

So Sánh IAS 10 Và VAS 23 Về Sự Kiện Phát Sinh Sau Kỳ Báo Cáo

Việc hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế khiến các vấn đề...

Hướng Dẫn Học Thử Miễn Phí Khóa Học IFRS Online Trên Nền Tảng LMS Pro

Cơ hội trải nghiệm khóa học IFRS Online, bao gồm khoá học CertIFR và DipIFR...

Những Vị Trí Công Việc Nào Nên Sở Hữu Chứng Chỉ IFRS?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, việc chuyển đổi báo...