IFRS03/07/2024

IFRS LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT KIẾN THỨC VỀ IFRS BẠN CẦN BIẾT

Bộ Tài chính phê duyệt đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam vào ngày 16/03/2020 tạo ra cú hích cho ngành Kế toán – Tài chính. Vậy IFRS là gì? Bài viết sau đây sẽ hé lộ cho bạn tất tần tật về IFRS bạn cần biết. Tìm hiểu ngay!

1. Khái niệm IFRS là gì?

IFRS viết tắt của International Financial Reporting Standards có nghĩa là Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế được ban hành bởi IASB (Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế) với mục tiêu tạo ra một ngôn ngữ kế toán toàn cầu giúp cho các báo cáo tài chính không còn phân biệt giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, trở nên minh bạch, thống nhất, nhất quán, đáng tin cậy để phân tích và tham khảo.

Các trang tài liệu hướng dẫn về IFRS có độ dài lên tới 3.000 trang và bằng tiếng Anh. Vì vậy, IFRS thực sự là thử thách cho người mới tìm hiểu và có ý định tự tìm hiểu.

IFRS LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT KIẾN THỨC VỀ IFRS BẠN CẦN BIẾT
Khái niệm IFRS là gì? Lịch sử ra đời của IFRS

Lịch sử ra đời của IFRS bắt nguồn từ nhu cầu tạo ra ngôn ngữ kế toán chung sau khi bùng nổ kinh tế hậu chiến tranh thế giới lần II và sự trỗi dậy của các Tập đoàn đa quốc gia. Qua đó, IASC – Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế ra đời với 9 thành viên. Bao gồm: Hà Lan, Hoa Kỳ, Canada, Đức, Úc, Vương quốc Anh, Pháp, Mexico, Nhật Bản.

  • Năm 2000: IOSCO – Tổ chức ủy ban chứng khoán quốc tế khuyến khích các thị trường chứng khoán thành viên áp dụng hoặc yêu cầu các công ty đang niêm yết tuân thủ IAS – Chuẩn mực Kế toán quốc tế cơ bản ở thời điểm này.
  • Năm 1997: IASC nhận thấy cần thay đổi tổ chức hoạt động để đem tới những thông lệ, chuẩn mực kế toán chung cho các quốc gia.
  • 01/04/2001: IASB – Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế mới ra đời, thay thế IASC.
  • Trong buổi họp đầu tiên: IASB thông qua IAS – Chuẩn mực kế toán quốc tế cũ được ban hành bởi IASC cũng như các hướng dẫn của SIC – Ủy ban diễn giải Chuẩn mực kế toán.
  • IASB tiếp tục hoàn thiện và phát triển các chuẩn mực mới, đặt tên là IFRS – Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế.
  • Tháng 7/2002: Nghị viện châu Âu phê duyệt chỉ thị EC 1606 khiến Châu Âu bắt buộc áp dụng IFRS.
  • Tính đến tháng 4/2018: số quốc gia vùng lãnh thổ áp dụng IFRS trong khảo sát là 144/166. 22 quốc gia còn lại phần lớn đã cho phép hoặc trong lộ trình áp dụng.
  • Ngày 16/03/2020: Bộ Tài chính chính thức phê duyệt đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành Kế toán Tài chính.
Tầm quan trọng của IFRS trong bối cảnh hiện nay
Tầm quan trọng của IFRS trong bối cảnh hiện nay

2. Tầm quan trọng của IFRS hiện nay

IFRS được nhận định có tầm quan trọng to lớn trong ngành Kế toán Tài chính hiện nay để tạo ra một ngôn ngữ chung giúp cho báo cáo tài chính trở nên đáng tin cậy, thống nhất giữa các quốc gia, hỗ trợ đắc lực cho kế toán, kiểm toán, chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể hiểu được tình hình tài chính của tổ chức, doanh nghiệp tại các quốc gia khác nhau.

Ngoài ra, nhờ IFRS, giá trị của doanh nghiệp, tổ chức được phản ánh hợp lý hơn so với các chuẩn mực kế toán cũ được áp dụng như IAS cũ hay chuẩn mực kế toán của riêng mỗi của gia. Ví dụ như VAS – Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

IFRS có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp niêm yết cũng như các doanh nghiệp đa quốc gia, xuyên quốc gia muốn chuyển đổi báo cáo tài chính sang chuẩn mực của quốc gia công ty mẹ, một quốc gia khác. Nhờ có IFRS, việc chuyển đổi báo cáo tài chính đã được đơn giản hóa, tiết kiệm chí phí vì đã có ngôn ngữ chung.

Cuối cùng, có thể nói IFRS mang tầm quan trọng to lớn giúp Việt Nam hội nhập kinh tế sâu rộng với thế giới, xóa bỏ rào cản trong lập báo cáo tài chính, trở nên minh bạch hơn với các nhà đầu tư quốc tế tại các quốc gia quyết định áp dụng chuẩn mực IFRS.

Chứng chỉ IFRS là gì?
Vì sao có sự chuyển đổi IAS sang IFRS?

3. Vì sao có sự chuyển đối của IAS và IFRS?

Trước đó đã có chuẩn mực kế toán quốc tế IAS, vậy tại sao lại có chuyển đổi từ IAS sang IFRS? Nguyên nhân bắt nguồn từ 3 lý do chính, đó là nguyên tắc giá gốc của IAS đã không còn phù hợp, sự bất cập lớn khi chuyển đổi báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc gia sang IAS hoặc ngược lại và IFRS xu hướng toàn cầu để chuyển từ hòa hợp sang hội tụ.

3.1. Nguyên tắc giá gốc của IAS không còn phù hợp

Nguyên tắc giá gốc của IAS ngày càng không thể hiện đúng giá trị công nợ, tài sản trong bối cảnh bùng nổ công nghệ thông tin, công cụ phái sinh biến đổi từng ngày và hoạt động đầu tư gia trị gia tăng ngày càng trở thành xu hướng. Do đó, nguyên tắc giá trị hợp lý ngày càng bộc lộ ưu điểm.

Dẫu một số chuẩn mực của IAS cũng có sử dụng nguyên tắc giá trị hợp lý, tuy nhiên, nó vẫn bị đánh giá không đủ, khó đồng bộ, tư duy và áp dụng vào nhiều trường hợp, vấn đề. Vì vậy, việc chuyển dịch từ IAS sang IFRS là một tất yếu khi IFRS sử dụng nguyên tắc giá trị hợp lý trong việc thể hiện công nợ, tài sản, doanh nghiệp, tổ chức.

Sự chuyển đổi IAS sang chuẩn mực các quốc gia và ngược lại trở nên bất cập
Sự chuyển đổi IAS sang chuẩn mực các quốc gia và ngược lại trở nên bất cập

3.2. Sự bất cập khi chuyển đổi IAS sang chuẩn mực kế toán các quốc gia và ngược lại

Dù IAS là chuẩn mực quốc tế cũ nhưng phạm vị sử dụng của nó không nhiều, không được xem là ngôn ngữ kế toán chung của các quốc gia. Do đó, điều này khiến các doanh nghiệp có chi nhánh, công ty con, có hoạt động trên nhiều quốc gia buộc phải có việc chuẩn đổi báo cáo tài chính sang IAS hoặc ngược lại để sử dụng. Điều này gây tốn kém, lãng phí nhiều cho doanh nghiệp, tổ chức.

Vì vậy, chuyển đổi IAS sang IFRS – ngôn ngữ chung giúp tiết kiệm nguồn lực và công sức cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động hiện nay.

3.3. IFRS là xu hướng toàn cầu để chuyển từ hòa hợp sang hội tụ

Trước khi có IFRS, người ta thường nói về việc làm cách nào để chuẩn mực kế toán của một quốc gia này hòa hợp với quốc gia khác. Điều đó thể hiện việc các chuẩn mực kế toán có sự khác biệt và người làm trong ngành Kế toán Tài chính sẽ cố gắng khiến chúng hòa hợp nhất có thể.

Trong khi đó, thế kỷ XXI, các quốc gia hướng tới toàn cầu hóa, xóa bỏ biên giới trên nhiều lĩnh vực. Sự chuyển đổi IAS sang IFRS trở thành xu hướng toàn cầu, biến chủ nghĩa hòa hợp sang hội tụ, biến các chuẩn mực các quốc gia trở nên gần nhau hơn và trong tương lai hội tụ thành một điểm, dùng chung một ngôn ngữ.

IFRS là gì? Tất tần tật những điều bạn cần biết về chuẩn mực kế toán quốc tế này đều đã được giải đáp trong bài viết này. Mong rằng bài viết đã hỗ trợ đắc lực cho bạn trong việc chuẩn bị cho giai đoạn áp dụng bắt buộc IFRS tại Việt Nam sau 2025.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Tin tuyển dụng IFRS tháng 6 – 7 mức lương hấp dẫn lên tới 50 triệu: kế toán trưởng, kế toán, giám đốc tài chính,…

Có thể thấy, mặc dù tình hình dịch bệnh Covid diễn biến vô cùng phức...

CHỨNG CHỈ IFRS LÀ GÌ? NÊN HỌC CHỨNG CHỈ CERTIFR HAY DIPIFR

Chứng chỉ IFRS là gì? Nên học chứng chỉ CertIFR hay DipIFR? Đây chắc hẳn...

IFRS – Sự Thay Đổi Quan Trọng Kế Toán Không Nên Bỏ Lỡ

Vì sao nhân sự Kế toán không nên bỏ lỡ thời gian áp dụng IFRS...

MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH IFRS MỚI NHẤT HIỆN NAY 2021

Các chuẩn mực IFRS chắc hẳn không còn xa lạ với nhân sự Kế toán...

Áp dụng IFRS tại Việt Nam, chúng ta cần chuẩn bị gì?

Áp dụng IFRS tại Việt Nam, chúng ta cần chuẩn bị gì? Chỉ còn vài...

55% doanh nghiệp sẽ áp dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS trước năm 2025

Theo Đề án áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại...

Kế toán tổng hợp muốn mức lương 1500$ cần gì? Có cần trang bị IFRS hay không?

Mức lương luôn là mối quan tâm lớn của người lao động khi bắt đầu...

Hybrid Learning Là Gì? Khám Phá Hình Thức Học Tập Giúp Nâng Cao Hiệu Quả Ôn Luyện CertIFR Và DipIFR

Hiện nay, Hybrid Learning - hình thức học tập kết hợp song song giữa học...