IFRS27/08/2024

Đến 2025, số phận doanh nghiệp không cần áp dụng IFRS sẽ như thế nào?

Dựa theo đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam được phê duyệt bởi Bộ Tài chính vào 16/03/2020 vừa qua, các doanh nghiệp đủ điều kiện và có nhu cầu áp dụng IFRS sẽ tiến hành tự nguyện hoặc bắt buộc sử dụng IFRS trong thời gian tới. Vậy các doanh nghiệp còn lại – những doanh nghiệp không cần bắt buộc áp dụng IFRS – sẽ có số phận như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Đến 2025, số phận doanh nghiệp không cần áp dụng IFRS sẽ như thế nào?

1. Doanh nghiệp nào không cần áp dụng IFRS sau năm 2025?

Theo đề án “Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam”, các đối tượng bắt buộc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS gồm:

  • Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán;
  • Các công ty đại chúng có quy mô lớn;
  • Các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước;
  • Ngân hàng thương mại được quy định bởi ngân hàng nhà nước;
  • Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, công ty có công ty mẹ ở nước ngoài;
  • Các công ty mẹ khác được khuyến khích áp dụng.

Các doanh nghiệp còn lại, không thuộc danh sách trên sẽ không cần áp dụng IFRS sau năm 2025. Đây đều là các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ, siêu nhỏ, không có nhu cầu hoặc không có điều kiện áp dụng IFRS. Thay vào đó, các doanh nghiệp này sẽ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam – Viet Nam Financial Reporting Standards (VFRS).

Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ không có điều kiện áp dụng VFRS, IFRS và không có nhu cầu áp dụng 2 chuẩn mực này, Bộ tài chính sẽ có hướng dẫn riêng cụ thể.

Đến 2025, số phận doanh nghiệp không cần áp dụng IFRS sẽ như thế nào?

Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam VFRS là gì?

2. VFRS – Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam là gì?

Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) có tên tiếng Anh là Viet Nam Financial Reporting Standards, là chuẩn mực báo cáo tài chính mới, thay thế cho chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), được ban hành bởi Bộ tài chính để phù hợp với nhu cầu các doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng IFRS. VFRS được xây dựng dựa trên chuẩn mực IFRS, với mục tiêu tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Việt Nam và phù hợp với đặc thù kinh tế Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, chuẩn mực VFRS sẽ luôn được cập nhật, rà soát thường xuyên theo sự thay đổi của IFRS để có sự phù hợp cao nhất so với các thông lệ quốc tế hiện hành.

Đến 2025, số phận doanh nghiệp không cần áp dụng IFRS sẽ như thế nào?

Lộ trình áp dụng VFRS tại Việt Nam

3. Lộ trình áp dụng VFRS tại Việt Nam

Khác với 3 giai đoạn chuyển đổi VAS sang IFRS, lộ trình áp dụng VFRS tại Việt Nam được chia làm 2 giai đoạn:

  • Từ 2020 – 2024: Giai đoạn chuẩn bị
  • Từ 2025: Giai đoạn áp dụng

Trong giai đoạn chuẩn bị, Bộ Tài chính cần ban hành hướng dẫn áp dụng VFRS và xây dựng hệ thống chuẩn mực VFRS bao gồm các chuẩn mực mới, các chuẩn mực thay thế các chuẩn mực VAS hiện hành vào trước ngày 15/11/2024.

Từ 2025 trở đi, mọi thành phần kinh tế áp dụng VFRS (ngoại trừ doanh nghiệp bắt buộc IFRS, doanh nghiệp siêu nhỏ không có điều kiện, không có nhu cầu áp dụng VFRS và IFRS). Bộ Tài chính luôn cập nhật, rà soát các thay đổi của chuẩn mực IFRS, rồi chỉnh sửa cập nhật VFRS để đảm bảo độ phù hợp cao nhất của chuẩn mực VFRS với thông lệ quốc tế.

Tóm lại, đến năm 2025, dù các doanh nghiệp không chính thức áp dụng IFRS tuy nhiên vẫn phải tuân theo chuẩn mực kế toán VFRS mới dựa trên IFRS ở mức độ phù hợp cao nhất. Và trong tương lai, các doanh nghiệp này sẽ hướng tới áp dụng IFRS hoàn toàn. Vì vậy, nhân sự ngành Kế toán Tài chính cần cập nhật, trang bị kiến thức IFRS ngay hôm nay để đón đầu quá trình chuyển đổi này thay vì bị động chờ đợi, vụt mất các cơ hội việc làm rộng mở.

>>> Xem thêm:

Khóa CertIFR - Lập báo cáo tài chính chuẩn IFRS Online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Khóa Học CertIFR Premium Online Của SAPP Academy Có Gì Khác Biệt?

Khóa học CertIFR Premium Online của SAPP Academy có gì khác biệt mà lại được...

So Sánh VAS 16 Và IAS 23 Về Chi Phí Đi Vay

VAS 16 và IAS 23 đều quy định về “Chi phí đi vay”. VAS 16...

IFRS LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT KIẾN THỨC VỀ IFRS BẠN CẦN BIẾT

Bộ Tài chính phê duyệt đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam vào ngày...

Kế toán muốn mức lương 1500$ cần gì? Có cần kiến thức IFRS hay không?

Mức lương 1.500$ được xem là mơ ước của nhiều kế toán hiện nay trong...

So Sánh Chuẩn Mực Kế Toán IAS 16 Và VAS 03 Về Tài Sản Cố Định Hữu Hình

Chuẩn mực kế toán IAS16 là chuẩn mực về bất động sản, nhà xưởng và...

[HOT] TỔNG HỢP TÀI LIỆU IFRS 16 PDF MỚI NHẤT

IFRS 16 – Leases (Thuê tài sản) là một trong những chuẩn mực được quan...

Hiểu Hết Về Cấu Trúc Đề Thi Và Chiến Lược Ôn Tập Chứng Chỉ DipIFR

Cùng SAPP Academy tìm hiểu cấu trúc đề thi chứng chỉ DipIFR với bài viết...

IFRS 9 – FINANCIAL INSTRUMENTS (CÔNG CỤ TÀI CHÍNH) LÀ GÌ? NỘI DUNG VÀ LƯU Ý

Chuẩn mực IFRS 9 – Financial Instruments (Công cụ tài chính) là gì mà ngân...