IFRS20/06/2024

So Sánh IAS 10 Và VAS 23 Về Sự Kiện Phát Sinh Sau Kỳ Báo Cáo

So sánh chuẩn mực IAS 10 và VAS 23

Việt Nam đang trong quá trình áp dụng chuyển đổi từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS sang Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS. Vậy nên việc hiểu rõ sự khác biệt giữa hai hệ thống chuẩn mực là cần thiết đối với dân Kế – Kiểm – Tài chính. 

Trong bài viết dưới đây, SAPP sẽ đề cập đến sự khác biệt giữa IAS 10 và VAS 23 về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

1. Chuẩn Mực IAS 10 Là Gì?

So sánh IAS 10 và VAS 23 - Chuẩn mực IAS 10 là gì?
So sánh IAS 10 và VAS 23 – Chuẩn mực IAS 10 là gì?

IAS 10 là Chuẩn mực Kế toán quốc tế đưa ra các tiêu chí để ghi nhận sự kiện phát sinh sau kỳ báo cáo. Chuẩn mực này được ban hành lại vào tháng 12 năm 2003 và áp dụng cho kỳ kế toán hằng năm bắt đầu vào hoặc sau ngày 1 tháng 1 năm 2005. 

2. Chuẩn Mực VAS 23 Là Gì?

VAS 23 là chuẩn mực Kế toán Việt Nam quy định và hướng dẫn các trường hợp doanh nghiệp phải điều chỉnh báo cáo tài chính, các nguyên tắc và phương pháp điều chỉnh báo cáo tài chính khi có những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm; giải trình về ngày phát hành báo cáo tài chính và các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm.

3. Sự Giống Nhau Giữa IAS 10 Và VAS 23 

3.1. Mục đích 

Nhìn chung, mục đích IAS 10 và VAS 23 đặt ra là để quy định và hướng dẫn doanh nghiệp trong các trường hợp phải điều chỉnh BCTC khi có những sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm và có những giải trình cần thiết. Ngoài ra, doanh nghiệp phải áp dụng chuẩn mực theo nguyên tắc hoạt động liên tục.

3.2. Ghi nhận và xác định

So sánh IAS 10 và VAS 23 - Ghi nhận và xác định
So sánh IAS 10 và VAS 23 – Ghi nhận và xác định

3.2.1. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh:

Doanh nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong báo cáo tài chính để phản ánh các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh.
VD: Điều chỉnh các khoản dự phòng đã ghi nhận từ trước, ghi nhận khoản phải thu, nợ phải trả mới, khách hàng bị phá sản sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, hàng tồn kho được bán sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm,…

  • Khoản phải thu của khách hàng trên Bảng cân đối kế toán tại ngày cuối năm cần phải điều chỉnh thành khoản lỗ trong năm.
    Hàng tồn kho được bán sau ngày kết thúc kỳ kế toán với giá thấp hơn giá trị ghi sổ của hàng tồn kho đó.

    • Sự kiện này cung cấp bằng chứng về giá trị thuần có thể thực hiện được (NRV) nhỏ hơn giá gốc vào ngày kết thúc kỳ kế toán của hàng tồn kho.
    • Doanh nghiệp cần điều chỉnh giảm giá trị hàng tồn kho theo nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho trong IAS 2, theo giá trị thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần có thể thực hiện được…

3.2.2. Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh:

Doanh nghiệp không phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong báo cáo tài chính để phản ánh các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh.

VD:

  • Việc giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư vốn góp liên doanh, các khoản đầu tư vào công ty liên kết trong khoảng thời gian từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính. Sự giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư thường không liên quan đến giá trị các khoản đầu tư vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp không phải điều chỉnh số liệu đã được ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán đối với các khoản đầu tư, tuy nhiên có thể bổ sung giải trình theo quy định.
  • Doanh nghiệp công bố cổ tức cho các cổ đông trong công ty: Khoản cổ tức này không phải ghi nhận là một khoản nợ phải trả tại ngày kết thúc kỳ kế toán vì bản chất của khoản cổ tức này được thống nhất trong Đại hội đồng cổ đông của năm tiếp theo, để trả cổ tức cho những cổ đông đã nắm giữ cổ phiếu cho tới thời điểm kết thúc năm tài chính của năm đó. Khoản cổ tức này sẽ ảnh hưởng đến năm tài chính sau, do vậy đây là sự kiện không cần điều chỉnh. Doanh nghiệp không phải ghi nhận các khoản cổ tức này như là các khoản nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm nhưng phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính, theo IAS 1 “Presentation of Financial Statements” của IAS 10, và theo chuẩn mực kế toán số 21 “Trình bày báo cáo tài chính” của VAS 23.
  • Mua lại hoặc thanh lý một công ty con (subsidiary) sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
  • Tài sản bị phá hủy bởi hỏa hoạn hoặc thiên tai sau ngày kết thúc kỳ kế toán: Là sự kiện không ảnh hưởng đến các thông tin ghi nhận tài sản tại ngày kết thúc kỳ kế toán mà ảnh hưởng đến việc ghi nhận tài sản của kỳ tiếp theo vì tại thời điểm kết thúc năm tài chính thì tài sản đó vẫn còn nguyên giá trị đã ghi nhận, do đó là sự kiện không cần điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
  • Đưa ra thông báo hoặc bắt đầu thực hiện việc tái cơ cấu: Là sự kiện phát sinh và ảnh hưởng đến cơ cấu, kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tiếp theo mà không làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại ngày kết thúc kỳ kế toán, do đó là sự kiện không cần điều chỉnh tại ngày kết thúc kỳ kế toán.
  • Các vụ kiện tụng bắt đầu sau ngày kết thúc kì kế toán: Do là sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán và mới phát sinh nên không ảnh hưởng đến các thông tin tại ngày kết thúc kỳ kế toán….

3.2.3. Hoạt động liên tục: Nếu Ban Giám đốc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm có dự kiến giải thể doanh nghiệp, ngừng sản xuất kinh doanh, thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động hoặc phá sản thì doanh nghiệp không được lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục.

4. Sự khác biệt giữa IAS 10 và VAS 23 

Dưới đây là một số khác biệt giữa chuẩn mực IAS 10 và VAS 23: 

IAS 10 VAS 23
Ngày phát hành BCTC: Thông thường là ngày Hội đồng quản trị của doanh nghiệp phê duyệt phát hành báo cáo (thậm chí có thể trước ngày có sự phê duyệt của các cổ đông và Ban kiểm soát). Ngày phát hành BCTC: Là ngày Giám đốc Doanh nghiệp và Giám đốc Tài chính/Kế toán trưởng (hoặc người được ủy quyền) ký vào báo cáo tài chính để gửi đến các bên liên quan.
Yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh khoản dự phòng liên quan đến một vụ kiện đã được ghi nhận trước đây (được giải quyết sau ngày báo cáo tài chính) theo chuẩn mực IAS 37 hoặc ghi nhận khoản dự phòng mới.

Ví dụ: Nếu doanh nghiệp phải lập dự phòng cho một vụ kiện xảy ra trước ngày 31 tháng 12 năm 2015 (ngày kết thúc niên độ) là VND 200.000.000. Sau đó trước ngày phát hành báo cáo tài chính, doanh nghiệp nhận được thông báo cuối cùng của tòa án về chi phí phải trả cho vụ kiện là VND 300.000.000 thì IAS 10 yêu cầu doanh nghiệp phải đưa ra bút toán điều chỉnh để ghi nhận thêm chi phí cho kỳ kế toán.

Chấp nhận các khoản phải thu hoặc khoản phải trả mới không phải là các khoản dự phòng có liên quan nêu trên.
Đưa ra ví dụ về sự kiện cần điều chỉnh – việc xác định số lợi nhuận được chia hoặc thanh toán tiền thưởng sau ngày lập bảng cân đối kế toán, nếu doanh nghiệp có nghĩa vụ thanh toán tại ngày lập bảng cân đối kế toán. Không đề cập đến trường hợp này.

5. Kết luận 

Qua phân tích, xuất hiện một số trường hợp chuẩn mực IAS 10 đã đưa ra hướng dẫn cụ thể mà VAS 23 chưa đề cập đến. Như vậy, lộ trình chuyển đổi dần từ VAS sang IFRS của Bộ tài chính hoàn toàn hợp lý, hữu ích cho các doanh nghiệp phát triển đường dài trong bối cảnh kinh doanh toàn cầu hoá. 

SAPP mong rằng bài viết đã mang đến cho người đọc cái nhìn rõ ràng về sự khác biệt giữa chuẩn mực IAS 10 và VAS 23. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa các chuẩn mực Kế toán Việt Nam VAS và chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS ở các bài viết dưới đây.

>> Xem thêm:

NẮM VỮNG IFRS, HIỂU RÕ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VAS VÀ IFRS VỚI LỘ TRÌNH HỌC IFRS TẠI SAPP ACADEMY

Tại sao nên cập nhật IFRS trước 2025?

Vì Sao Bạn Nên Lựa Chọn Lộ Trình Học IFRS Tại SAPP Academy?

  • Học tập cùng giảng viên chuyên gia: Các giảng viên khóa học IFRS tại SAPP đều là ACCA Member, có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CertIFR, DipIFR.
  • Khóa học đề cao tính thực tế: Tặng “Hướng dẫn thực hành chuyển đổi VAS – IFRS” để Kế toán, Kiểm toán viên áp dụng ngay vào công việc thực tiễn.
  • Đa dạng hình thức học tập, Linh hoạt thời gian: Hai hình thức học tập phù hợp với người đi làm bận rộn, không có nhiều thời gian.
    • Online: Video bài giảng HD trên nền tảng học tập hiện đại LMS
    • Hybrid: Học viên có thể lựa chọn học online tương tác với giảng viên tại nhà hoặc học trực tiếp tại trung tâm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • Trải nghiệm học tập Online ưu việt trên nền tảng học tập hiện đại: 10+ tính năng vượt trội như All Notes (Ghi chú), Discussion (Thảo luận), Calculator (Máy tính),…
  • Chương trình đào tạo và học liệu được xây dựng trên các khung thiết kế giáo dục như UDL, ADDIE, Backward Design,… giúp học viên hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức và duy trì động lực học tập; cập nhật liên tục theo đề cương của ACCA;
  • Giảm thiểu tối đa rào cản tiếng Anh: Bài giảng bằng tiếng Việt, phần tóm tắt kiến thức dưới bài giảng cũng được Việt hóa kèm các tài liệu bổ trợ Từ điển IFRS, Bản dịch bộ chuẩn mực IFRS,… giúp học viên giảm bớt các rào cản về ngôn ngữ.
  • Nhiều phản hồi tích cực từ 200+ học viên cả nước.

ĐĂNG KÝ LỘ TRÌNH HỌC IFRS TẠI SAPP NGAY HÔM NAY ĐỂ NHẬN ĐƯỢC:
🎁 Ưu đãi khóa học lên tới 40%
🎁 Khóa học “Hướng dẫn bút toán chuyển đổi các khoản mục trên BCTC từ VAS sang IFRS” hoàn toàn MIỄN PHÍ

>>> Đăng ký ngay tại đây

| FREE DOWNLOAD |

TỪ ĐIỂN 300 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TRONG IFRS

300 Thuật ngữ Tiếng Anh trong IFRS - SAPP Academy
300 Thuật ngữ Tiếng Anh trong IFRS – SAPP Academy

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
06 Bài Viết Bổ Ích Về IFRS Dành Cho Dân Kế Toán – Tài chính

IFRS không còn xa lạ với dân Kế toán – Tài chính sau sự kiện...

CHUẨN MỰC IFRS 16 – LEASES (THUÊ TÀI SẢN) LÀ GÌ? NỘI DUNG VÀ LƯU Ý

Chuẩn mực IFRS 16 – Leases (Thuê tài sản) là gì mà các công ty...

MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH IFRS MỚI NHẤT HIỆN NAY 2021

Các chuẩn mực IFRS chắc hẳn không còn xa lạ với nhân sự Kế toán...

So Sánh IAS 10 Và VAS 23 Về Sự Kiện Phát Sinh Sau Kỳ Báo Cáo

Việc hội nhập sâu rộng với nền kinh tế quốc tế khiến các vấn đề...

Áp dụng IFRS tại Việt Nam, chúng ta cần chuẩn bị gì?

Áp dụng IFRS tại Việt Nam, chúng ta cần chuẩn bị gì? Chỉ còn vài...

So Sánh Chuẩn Mực Kế Toán IAS 16 Và VAS 03 Về Tài Sản Cố Định Hữu Hình

Chuẩn mực kế toán IAS16 là chuẩn mực về bất động sản, nhà xưởng và...

Sự Khác Biệt Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam (VAS) Và Quốc Tế (IAS/IFRS) Phần 1

Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam...

Có nên tự học CertIFR? Tài liệu học gồm những gì?

Có nhiều phương pháp để học CertIFR. Vậy nên hay không nên tự học CertIFR?...