CFA20/06/2024

Quỹ mở là gì? Công thức đầu tư quỹ mở sinh lời

Nhiều nhà đầu tư hiện nay tuy không có chuyên môn nhưng vẫn lao đầu vào tự đầu tư dấn đến thua lỗ trầm trọng. Bởi vậy, các quỹ mở được lập ra với mục đích hỗ trợ các nhà đầu tư không chuyên với lợi nhuận ổn định và hạn chế rủi ro. Vậy đầu tư quỹ mở là gì? Cùng SAPP Academy tìm hiểu ngay nhé!

quỹ đầu tư là gì

Quỹ đầu tư là loại quỹ được sinh ra khi nhà đầu tư thực hiện góp vốn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để thu về lợi nhuận. Quá trình góp vốn ở đây có thể là giao dịch cổ phiếu, trái phiếu,… hay đầu tư vào những loại tài sản đầu tư khác. 

Nếu xét theo phương thức góp vốn thì có hai loại quỹ đầu tư:

  • Quỹ đại chúng: Là loại quỹ đầu tư không giới hạn số lượng chứng chỉ quỹ được bán ra. Thay vào đó, quy mô của quỹ đầu tư sẽ quyết định số chứng chỉ quỹ đó.
  • Quỹ thành viên: Là loại quỹ đầu tư bị giới hạn thành viên, mỗi quỹ thành viên chỉ được phép có tối đa 30 nhà đầu tư góp vốn.

quỹ mở là gì

Quỹ mở là một hình thức đầu tư gián tiếp mà số vốn để đầu tư được nhiều nhà đầu tư góp chung. Thay vì tự sử dụng nguồn vốn eo hẹp của bản thân, nhà đầu tư sẽ dùng số đó để mua chứng chỉ quỹ được phát hành bởi quỹ mở để bắt đầu sinh lời.

Hai loại hình quỹ mở và quỹ đóng đều thuộc hình thức quỹ đại chúng. Điểm khác nhau nhất giữa hai loại hình này là đối với quỹ mở, nhà đầu tư có thể bán lại những chứng chỉ quỹ đang sở hữu cho doanh nghiệp quản lý quỹ khi có nhu cầu. Điều này tăng thêm tính thanh khoản cho quỹ mở, phần nào giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro khi quỹ mở hoạt động không như mong muốn.

Bên cạnh đó, khi nhà đầu tư thực hiện đầu tư quỹ mở, số vốn tối thiểu không quá lớn, tuỳ theo quy định của từng quỹ mở (thường chỉ từ 1 triệu VND trở lên). Cùng với đó, rủi ro khi đầu tư được các tổ chức quỹ kiểm soát nghiêm ngặt. Bởi vậy, nhà đầu tư không mất quá nhiều thời gian và công sức khi tham gia đầu tư mà vẫn mang lại nguồn lợi nhuận hợp lý.

ví dụ về quỹ mở

Hãy ví dụ, nếu ông A có được nguồn vốn 600 triệu VND và đang muốn đầu tư vào một quỹ mở X. Tại thời điểm bắt đầu mua vào, một chứng chỉ quỹ có giá 12.000 VND.. Khi đó, ông A sẽ mua được tổng cộng là:

600.000.000/12.000 = 50.000 (CCQ)*

Sau 6 tháng mua vào, giá của chứng chỉ quỹ đã tăng lên thành 15.000 VND/1 CCQ. Vậy tổng giá trị tài sản của ông sẽ tăng lên:

50.000 x 15.000 = 750.000.000 (VND)

Khi đó, ông A sẽ có ba lựa chọn:

  • Ông A sẽ bán hết hoặc một phần số chứng chỉ quỹ hiện có với mức giá 15.000 VND để thu lời
  • Tiếp tục giữ nguyên số chứng chỉ quỹ trên
  • Mua thêm chứng chỉ quỹ này tại mức giá 15.000 VND để gia tăng vốn vào quỹ mở X.

*Giả sử ông A không phải mất một đồng phí giao dịch nào (bởi trên thực tế, khi giao dịch chứng chỉ quỹ, nhà đầu tư cần phải chi ra một khoản phí nhỏ để thực hiện mua bán)*

ưu điểm của quỹ mở

Quỹ mở mang tới cho nhà đầu tư nhiều những ưu điểm khác nhau:

  • Tính thanh khoản: Với đầu tư vào quỹ mở, nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch thuận tiện mọi lúc, mọi nơi.
  • Yêu cầu vốn thấp: Nhà đầu tư khi mới bắt đầu không cần phải bỏ ra số vốn quá lớn, từ 1 triệu đồng trở lên là đã có thể thực hiện đầu tư.
  • Rủi ro dễ dàng được kiểm soát: Các quỹ đa dạng danh mục và đều được kiểm soát nghiêm ngặt.
  • Lợi nhuận ít biến động: Gần như các quỹ mở đều mang lại lợi nhuận ổn định qua các năm bởi sở hữu những tài sản nhiều loại tài sinh lời cao.
  • Thủ tục đơn giản: Nhà đầu tư sẽ không cần phải thực hiện những thủ tục phức tạp. Tất cả đều được các doanh nghiệp về quản lý quỹ xử lý.

Những doanh nghiệp đầu tư quỹ mở đều sở hữu đội ngũ nhân sự kiến thức tốt và có nhiều kinh nghiệm đầu tư. Bởi vậy, nhà đầu tư không cần phải tốn nhiều thời gian, công sức để nghiên cứu thị trường cũng như về đầu tư – tài chính.

Các thủ tục để nhà đầu tư tham gia vào quá trình đầu tư cũng được đơn giản hoá vô cùng nhanh gọn. Nhà đầu tư chỉ cần đăng ký theo hướng dẫn là đã có thể bắt đầu đầu tư tại các doanh nghiệp quản lý quỹ mở, đại lý phân phối,…

Về quá trình thanh toán, Ngân hàng sẽ là đơn vị giám sát toàn bộ quá trình này. Hầu hết các quỹ mở trên thị trường hiện nay đều được ngân hàng lớn, đáng tin cậy thực hiện giám sát như Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Standard Chartered. Thao tác khi giao dịch vẫn như những giao dịch thông thường khác và được bảo mật tuyệt đối.

các quỹ mở phổ biến nhất thị trường Việt Nam

Đi cùng sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, các doanh nghiệp làm về quỹ mở ngày càng mọc nhiều thêm. Trong đó, phổ biến nhất có thể kể tới SSI-CA, SSI-BF,… Ngoài ra trên thị trường đầu tư hiện nay cũng có nhiều doanh nghiệp làm về Quản lý quỹ lớn, nhiều kinh nghiệm như VinaCapital, MB Capital,…

Bên cạnh đó, các công ty Bảo hiểm cũng có cung cấp nhiều quỹ mở khác nhau cho nhà đầu tư lựa chọn. Những bảo hiểm lớn thường gặp có thể kể tới là:

  • BaoViet Fund với quỹ BVBF
  • Manulife Việt Nam có tới hai quỹ mở là MAFEQI và MAFBAL

Tạm kết

Hy vọng với bài viết trên, các nhà đầu tư đã có thể lựa chọn được cho mình một quỹ mở phù hợp để đầu tư tài chính. Tìm hiểu thêm kiến thức khác về đầu tư – tài chính tại website cũng như fanpage của SAPP Academy!

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Có nên học Thạc sĩ Tài chính Ngân hàng?

Có nên học thạc sĩ Tài chính Ngân hàng không? Bên cạnh CFA, bằng thạc...

CFA Curriculum 2025 – Lần cập nhật lớn nhất kể từ 2020

CFA Curriculum là khung chương trình chính thức của kỳ thi CFA và được đổi...

Đầu tư Tài chính là gì? 5+ loại hình đầu tư phổ biến nhất

Đầu tư tài chính chính là hoạt động dùng tiền đẻ ra tiền. Thay vì...

Top 5 Chương Trình Thạc Sĩ Tại Canada Ưu Tiên Miễn Giảm Cho Ứng Viên CFA

Để có thể tham dự học Thạc sĩ ở nước ngoài là điều khá khó...

Đầu tư tài chính dài hạn – Kênh đầu tư an toàn và bền vững

Giải đáp thắc mắc nên chọn đầu tư tài chính dài hạn hay ngắn hạn...

Định chế tài chính là gì? Vai trò các định chế tài chính

Bạn cần rõ hơn về khái niệm định chế tài chính là gì? Vai trò...

Kế Hoạch Học CFA Level 2 Vô Cùng Hiệu Quả

CFA level 2 bao gồm những nội dung gì? Làm thế nào để xây dựng...

Tư vấn tài chính là gì? Công Việc Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính

Tư vấn Tài chính là gì, tại sao nhiều người lại quan tâm đến vị...