Quỹ đầu tư phát triển – Cầu nối giữa vốn và dự án
Quỹ đầu tư phát triển (Venture Capital Funds) giữ vai trò then chốt trong phát triển doanh nghiệp và toàn xã hội. Nguồn quỹ được sử dụng để mở rộng đầu tư và phát triển cho các hoạt động thúc đẩy kinh doanh. Bạn muốn hiểu rõ loại quỹ đầu tư này? Cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết sau.
1. Quỹ đầu tư phát triển là gì?
Quỹ đầu tư phát triển được hình thành từ quyết định trích từ lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Quỹ được lập để có nguồn tài chính mở rộng sản xuất, kinh doanh, đầu tư chuyên sâu kiếm thêm lời.
Nguồn vốn của quỹ đầu tư này sẽ được quy về nguồn vốn chủ sở hữu và thường được tính là nợ doanh nghiệp. Quỹ được hình thành từ chính tiền của doanh nghiệp nên không hẳn là nợ. Tuy nhiên, quỹ đầu tư này không được dùng để kinh doanh.
Quỹ đầu tư phát triển đối với một doanh nghiệp hết sức cần thiết, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn. Doanh nghiệp sẽ liên tục chịu tác động tích cực trong quá trình tìm kiếm phát triển bền vững. Bởi vì, nguồn vốn của quỹ đầu tư này là trích một cách đều đặn và có định kỳ từ ngân sách của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chắc chắn có một tiềm lực kinh tế đủ mạnh khi sở hữu một “khoản” đảm bảo nguồn vốn từ quỹ đầu tư này.
Ngoài ra, chúng ta còn có quỹ đầu tư phát triển địa phương, là tổ chức tài chính thuộc địa phương không vì mục tiêu lợi nhuận. Uỷ ban nhân dân tỉnh sẽ thực hiện các năng cho vay và đầu tư tại địa phương theo quy định đối với quỹ đầu tư này. Quỹ được mở tài khoản hợp pháp tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng thương mại theo quy định.
2. Chức năng của quỹ đầu tư phát triển là gì?
Doanh nghiệp và địa phương thực hiện mở quỹ đầu tư phát triển nhằm hướng đến phát triển bền vững. Quỹ đầu tư này đảm nhiệm 4 chức năng cơ bản sau:
- Mở rộng và phát triển kinh doanh: Đây là chức năng quan trọng nhất của nguồn quỹ khi được thành lập. Phạm vi kinh doanh mở rộng kéo theo vị thế doanh nghiệp nâng lên tầm cao mới. Từ đó, doanh nghiệp có thể có khả năng hợp tác lớn hơn và nhiều lợi nhuận.
- Đổi mới, thay thế hoàn chỉnh máy móc, dây chuyền công nghệ và nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật: Quỹ đầu tư phát triển thành lập mang đến nguồn vốn cho các hoạt động đổi mới trang thiết bị và điều kiện làm việc. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí, đồng thời thúc đẩy năng suất và chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
- Nghiên cứu khoa học, đào tạo và nâng cao trình độ cho nhân viên: Quỹ mở ra hỗ trợ được các chi phí tham gia các chương trình đào tạo nghề. Nghiệp vụ của nhân viên được nâng cao, thúc đẩy lớn cho hiệu quả công việc.
- Đảm nhiệm trách nhiệm bổ sung vốn trong quá trình thực hiện đầu tư: Quỹ đầu tư sẽ phân bổ nguồn vốn sao cho đạt lợi ích nhiều mặt khác nhau trong kinh doanh.
3. Nguồn vốn của quỹ đầu tư phát triển
Dưới đây là một số nguồn vốn chính mà các quỹ đầu tư phát triển có thể sử dụng:Vốn chủ sở hữu chính là nguồn vốn chủ yếu để hình thành nên quỹ. Doanh nghiệp luôn ghi nhớ việc tập trung thu lợi nhuận từ kinh doanh là không đủ để phát triển mạnh mẽ và thuận lợi. Chúng ta cần phải sử dụng quỹ đầu tư phát triển để đảm bảo có nguồn vốn cho sự phát triển tăng trưởng mạnh mẽ.
Quỹ đầu tư khi mới thành lập chắc chắn sẽ không lớn. Lúc này, doanh nghiệp cần huy động thêm vốn từ các nhà đầu tư hoặc uỷ thác đầu tư. Đây là cách doanh nghiệp có được nguồn vốn huy động.
Nguồn góp vốn có thể từ các đối tượng trong và ngoài doanh nghiệp. Các đối tượng có thể là xã viên góp cổ phần, chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH đầu tư vốn, cổ đông, góp liên doanh.
Những nguồn vốn này cung cấp nguồn lực tài chính cần thiết cho các quỹ đầu tư phát triển để hỗ trợ sự phát triển và mở rộng của các doanh nghiệp khởi nghiệp và công nghệ mới.
4. Quỹ đầu tư phát triển hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Tác động của quỹ đầu tư phát triển rất lớn đối với doanh nghiệp và xã hội, để đảm bảo chúng ta cần vận hàng quỹ dự trên các nguyên tắc:
- Hoạt động trích lập và sử dụng quỹ phải tuân thủ đúng pháp luật.
- Đối tượng cho vay phải qua thẩm định và có khả năng trả được nợ vay.
- Không sử dụng quỹ đầu tư phát triển vì mục tiêu lợi nhuận.
- Quỹ không được sử dụng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ hay trách nhiệm khác ngoài chức năng đã quy định.
- Trong trường hợp, doanh nghiệp không tiếp tục trích tiền vào quỹ dự phòng tài chính. Quỹ đầu tư phát triển sẽ được nhận kết chuyển toàn bộ số dư của quỹ dự phòng tài chính.
- Đối tượng không được đầu tư, hợp tác kinh doanh, góp vốn trong quỹ đầu tư phát triển địa phương: doanh nghiệp có người quản lý, người đại diện là người thân gia đình của người quản lý quỹ; công ty con cần góp vốn để thành lập tổ chức kinh tế.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quỹ đầu tư phát triển và các thông tin liên quan. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn có thể nắm được tổng quan loại hình quỹ này cũng như các chức năng và nguyên tắc hoạt động của quỹ.
Nếu bạn đang tìm kiếm một “người đồng hành” trên hành trình chinh phục thành công CFA để có được định hướng học tập và luyện thi CFA phù hợp nhất, bạn có thể tham khảo khóa học CFA Online tại SAPP, giải pháp chinh phục CFA toàn diện, tối ưu “trọn gói – tiết kiệm – cá nhân hóa”, thiết kế theo khung năng lực của từng cá nhân ngay cả người trái ngành.
Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!