CFA20/06/2024

【EQUITY INVESTMENT LÀ GÌ】- Tất Tần Tật Về Equity Investment

Equity Investment là môn học chiếm tỷ lệ khá cao trong cả 3 level của CFA. Môn học này thảo luận chi tiết về các chỉ số thị trường rộng lớn, hiệu quả thị trường, phân tích ngành và công ty và định giá vốn chủ sở hữu. Vậy Equity Investment là gì? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết tất tần tật về môn học này. Cùng SAPP Academy khám phá ngay:

1. Tổng quan về môn học Equity Investment – CFA

Khi học Equity Investment, học viên sẽ được học những kiến thức về đầu tư vốn cổ phần, các loại chứng khoán vốn, đo lường danh mục đầu tư vốn và những lĩnh vực khác thuộc ngành tài chính trong môn học này.

Không những cung cấp những kiến thức tổng quan về thị trường tài chính, Equity Investment còn cung cấp những đặc điểm vận hành của nó bao gồm Đầu tư thay thế, Vốn cổ phần, Công cụ phái sinh và Thu nhập cố định. 

2. Tỷ trọng của Equity Investment trong CFA

Level 1

11%

Level 2

10-15%

Level 3

10-15%

 

3. Nội dung chính môn học

3.1. Cấu trúc hệ thống tài chính (Reading 36: Market Organization and Structure)

Để đưa ra những quyết định đầu tư (bao gồm mua và bán tài sản) đúng đắn, nhà đầu tư cần phải thu thập, xử lý thông tin bao gồm: giao dịch tiền tệ, chứng khoán, các khoản hợp đồng về hàng hóa, tài sản hay bất động sản. Càng hiểu về các đặc điểm của thị trường, cơ hội đầu tư sinh lời sẽ càng cao.

Cấu trúc của Reading 36 bao gồm: 

  • Section 3 sẽ giới thiệu về các loại tài sản mà nhà đầu tư sử dụng để tăng cường mục tiêu tài chính lẫn cách thức mà những người trong nghề phân loại các tài sản này vào từng thị trường khác nhau. Những tài sản này bao gồm tiền tệ, cổ phiếu, các hợp đồng mua bán, bất động sản, tài sản thực;
  • Section 4 sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về các đơn vị thúc đẩy chức năng của hệ thống tài chính. Người ta thường gọi đây là các trung gian tài chính;
  • Section 5 giúp nhà đầu tư tìm hiểu về những lợi ích và rủi ro của vị thế long và short, đây là những vị thế trong giao dịch tài sản. Nhà đầu tư sẽ biết được những vị thế này cần nguồn tài chính từ đâu và phải chịu những rủi ro gì;
  • Section 6 giúp học viên nắm được cách thức các bên tham gia thị trường đặt lệnh giao dịch lẫn cách mà thị trường thực hiện cách lệnh này. Nhà đầu tư cần phải tìm hiểu thật kỹ quá trình này mới có thể kiểm soát chi phí giao dịch;
  • Section 7 tập trung cung cấp kiến thức về thị trường sơ cấp;
  • Section 8 tập trung cung cấp kiến thức về thị trường thứ cấp; 
  • Section 9 và 10 giúp học viên nắm được đặc tính của một hệ thống tài chính vận hành tốt cũng như cách điều chỉnh thị trường trở nên tốt hơn.

3.2. Các chỉ số thị trường chứng khoán (Reading 37: Security Market Indexes )

Phân tích thị trường chứng khoán đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức vì nhà đầu tư cần đi sâu khai thác các dữ liệu. Lúc này, nhà đầu tư cần một công cụ đơn giản có khả năng tổng hợp và phản ánh toàn bộ thông tin về thị trường chứng khoán.

Các chỉ số thị trường chứng khoán giúp nhà đầu tư tính toán rủi ro, đánh giá tình hình hoạt động của nhà quản lý đầu tư. Đây cũng là nền tảng để phát triển các sản phẩm mới. 

Cấu trúc của Reading 37 này bao gồm: 

  • Section 2 cung cấp khái niệm chỉ số thị trường chứng khoán, giúp học viên tính lợi suất giá và tổng lợi suất của chỉ số trong một hoặc nhiều thời kỳ khác nhau;
  • Section 3 mô tả cách thức xây dựng và quản lý chỉ số;
  • Section 4 trình bày cách sử dụng các chỉ số thị trường; 
  • Section 5, 6, 7 cung cấp kiến thức về nhiều loại chỉ số khác nhau còn lại trên thị trường chứng khoán;
  • Section cuối cùng tóm lược lại các điểm chính mà học viên đã được học.

3.3. Tính hiệu quả thị trường (Reading 38: Market Efficiency)

Tính hiệu quả thị trường là mối quan tâm hàng đầu đối với các nhà đầu tư chứng khoán. Điều này liên quan đến mức độ giá cả được liên kết với thông tin chứng khoán. Đôi khi giá thị trường không phản ánh hoàn toàn các thông tin liên quan. Lúc này nhà đầu tư sẽ tính toán khả năng kiếm lời bằng cách thu thập và xử lý thông tin. 

Cấu trúc của Reading 38 bao gồm: 

  • Section 2 mô tả tính hiệu quả của thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó;
  • Section 3 trình bày ba cách phân loại tính hiệu quả thị trường và mối liên hệ với các phương pháp phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật và quản lý danh mục; 
  • Section 4 cung cấp thông tin về tính bất thường của thị trường và liên hệ chúng với các chiến lược đầu tư;
  • Section 5 phân tích về tài chính hành vi cũng như cách thức nghiên cứu liên quan tới hiệu quả thị trường.

3.4. Giới thiệu tổng quan về cổ phiếu (Reading 39: Overview of Equity Securities)

Quyền sở hữu đối với tài sản của công ty được thể hiện bằng cổ phiếu. Cổ phiếu đóng vai trò quan trọng trong quản lý danh mục và phân tích đầu tư. Reading 39 sẽ cung cấp những kiến thức tổng quan về cổ phiếu, các đặc tính khác nhau của cổ phiếu, đồng thời thiết lập nền tảng phân tích và định giá cổ phiếu. 

Cấu trúc của Reading 39 bao gồm: 

  • Section 2 giới thiệu về tổng quan lịch sử hoạt động của thị trường cổ phiếu;
  • Section 3 phân tích các đặc điểm của cổ phiếu;
  • Section 4 trình bày điểm khác biệt giữa cổ phiếu niêm yết và cổ phiếu sở hữu tư nhân;
  • Section 5 cung cấp kiến thức tổng quan về các loại hình cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên thị trường;
  • Section 6 phân tích về lợi nhuận cũng như các đặc điểm rủi ro của cổ phiếu;
  • Section 7 phân tích mối quan hệ giữa chi phí vốn cổ phần, lợi nhuận trên vốn cổ phần và lợi suất theo yêu cầu của nhà đầu tư. Vai trò của cổ phiếu trong việc tạo ra giá trị công ty cũng được trình bày trong phần này.

3.5. Giới thiệu về phân tích ngành và phân tích công ty ( Reading 40: Introduction to Industry and Company Analysis )

Để hiểu về ngành mà công ty hoạt động, các nhà đầu tư phải phân tích một nhánh đặc thù của các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc dịch vụ. Đây là nền tảng để các nhà đầu tư phân tích cổ phiếu và phân tích tín dụng, góp phần gia tăng tính hiệu quả trong thu thập và xử lý thông tin. 

Cấu trúc của 40 bao gồm: 

  • Section 3 và 4 cung cấp kiến thức về hệ thống phân loại ngành cũng như các cách tiếp cận để xác định công ty tương đồng;
  • Section 5 giúp học viên khái quát mô tả về ngành và phân tích ngành. Khái niệm về đối thủ cạnh cũng được giới thiệu trong phần này;
  • Section 6 giúp giới thiệu về phân tích công ty. Cần nắm vững kiến thức của Section 5 để tiếp thu kiến thức của Section này.

3.6. Reading 41: Các phương pháp định giá cổ phiếu.

Reading 41 giới thiệu về các mô hình định giá cổ phiếu nhằm ước tính giá trị nội tại của cổ phiếu trên thị trường. Giá trị nội tại của cổ phiếu phụ thuộc vào cách tiếp cận của nhà đầu tư.

Bằng cách tiếp cận từ vĩ mô đi xuống, nhà phân tích tài chính tìm hiểu môi trường kinh tế, xác định các khu vực có triển vọng, sau đó phân tích các cổ phiếu thuộc nhóm khu vực đó. 

Còn trong cách tiếp cận từ vi mô đi lên, nhà phân tích thường theo dõi một ngành và dự báo các yếu tố cơ bản cho công ty trong ngành. 

Nhìn chung, các tiếp cận nào cũng nhằm mục đích ước tính giá trị nội tại của cổ phiếu và đánh giá tính chính xác của thị trường, qua đó cải thiện việc đánh đổi giữa lợi nhuận – rủi ro của danh mục. 

Cấu trúc của Reading 41 bao gồm: 

  • Section 2 cung cấp kiến thức về mối quan hệ khác biệt giữa giá thị trường và giá trị ước tính;
  • Section 3 nêu khái niệm về ba loại mô hình định giá chính;
  • Section 4 giúp học viên hiểu được tổng quan mô hình tính giá trị hiện tại, trong đó đi sâu hơn vào mô hình chiết khấu cổ tức;
  • Section 5 nêu cách thức sử dụng các hệ số định giá; 
  • Section 6 giải thích cách định giá dựa trên tài sản cũng như mô tả cách thức các mô hình này dùng để định giá.

4. Ôn thi Equity Investment cần tài liệu gì?

Để ôn thi Equity Investment hiệu quả, các học viên cần có các tài liệu ôn thi cơ bản sau:

  • CFA Program Curriculum Book;
  • Wiley Study Guide;
  • Kaplan Schweser Notes;
  • Fixed Income Analysis của Fabozzi;

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo kho tài liệu CFA miễn phí tại SAPP Academy để tìm kiếm tài liệu ôn tập Equity Investment cho mình.

5. Lưu ý khi ôn thi Equity Investment

Theo đánh giá chung, lượng kiến thức của môn Equity Investment ở môn CFA Level 1 không quá nhiều. Tuy nhiên phần này tập trung nhiều khái niệm và lý thuyết mới vô cùng quan trọng. Học viên cần học kỹ và ghi nhớ các kiến thức này, tạo nền tảng vững chắc cho CFA Level 2 – phần chiếm tỷ trọng rất lớn trong quá trình chinh phục chứng chỉ CFA.

6. Lời kết

Mong rằng với bài viết này, SAPP đã trả lời giúp các bạn câu hỏi “Equity Investment là gì?”. Nếu có những thắc mắc liên quan đến môn học và việc học CFA, đừng ngại ngần inbox fanpage hoặc website của SAPP nhé.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

5 Bước Chiến Lược Quản Trị Danh Mục Đầu Tư Hiệu Quả

Quản lý danh mục đầu tư là một chiến lược đầu tư gắn kết dựa...

Tư Vấn Tài Chính Là Gì? Công Việc Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính

Tư vấn Tài chính là gì, tại sao nhiều người lại quan tâm đến vị...

#Đầu Tư Tài Chính Là Gì? Các Loại Hình Đầu Tư Phổ Biến Nhất

Đầu tư tài chính chính là hoạt động dùng tiền đẻ ra tiền. Thay vì...

Công Việc Của Chuyên Viên Phân Tích Đầu Tư

Công việc của một chuyên viên phân tích đầu tư là gì? Mức lương cho...

Chứng Khoán Là Gì? Có Nên Đầu Tư Chứng Khoán Không?

Chứng khoán là gì? Nên hay không nên đầu tư chứng khoán là câu hỏi...

#[Tìm Hiểu] Nên Đầu Tư Sinh Lời Tài Sản Ngắn Hạn Hay Dài Hạn

Những nhà đầu tư mới bắt đầu bước chân vào thị trường tài chính thường...

Ứng Dụng Thực Tế Của CFA Qua Lời Business Development Manager MB Bank

Các lĩnh vực như tư vấn tài chính, quản trị rủi ro, chứng khoán luôn...

#1 Dòng Tiền Tự Do (FCF) Cho Doanh Nghiệp Là Gì? | SAPP

Khi các nhà đầu tư đánh giá sức khoẻ của một doanh nghiệp, để tránh...