#1 Net Working Capital (Vốn Lưu Động Thuần) Là Gì?
Net working capital (NWC) hay vốn lưu động thuần chính là thước đo tính thanh khoản, hiệu quả hoạt động và sức khỏe tài chính ngắn hạn của công ty. Một công ty có lượng vốn lưu động thuần đáng kể sẽ có cơ hội tiềm năng để đầu tư và phát triển. Vậy Net working capital là gì? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu nhé!
1. Net working capital (Vốn lưu động thuần) là gì?
Vốn lưu động thuần hay vốn lưu động thường xuyên là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn.
Net working capital cho thấy sức khỏe của một công ty hoặc doanh nghiệp về tiềm năng thanh khoản, hiệu quả hoạt động, tình trạng và khả năng tài chính ngắn hạn của nó. Một công ty hoặc doanh nghiệp có Net working capital tích cực có tiềm năng đầu tư tài chính và đạt được sự tăng trưởng. Nếu tài sản lưu động của một công ty không vượt ra ngoài nhưng thấp hơn các khoản nợ ngắn hạn, công ty có thể đang lâm vào tình trạng khó khăn.
2. Công thức tính Net working capital (Vốn lưu động thuần)
Khi đã hiểu Net working capital là gì, thì bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để tính Net working capital?
Net working capital (Vốn lưu động thuần) = Tài sản ngắn hạn (Current assets) – Nợ ngắn hạn (Current liabilities)
Trong đó:
-
Tài sản ngắn hạn là những khoản mà doanh nghiệp có thể được chuyển thành tiền mặt trong khoảng thời gian là 1 năm như tiền mặt, hàng tồn kho,…
-
Nợ ngắn hạn là các khoản nợ có thời thời hạn thanh toán dưới 12 tháng như tiền lương nhân viên, thuế,…
Có 3 trường hợp hoàn toàn có thể xảy ra với vốn lưu động thuần:
-
Trường hợp 1: Vốn lưu động thuần dương (Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn)
Khi đó hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có sự ổn định, các nghĩa vụ tài chính của công ty đã được đáp ứng và có thể đầu tư vào các hoạt động khác.
-
Trường hợp 2: Vốn lưu động thuần âm (Tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn)
Đây là dấu hiệu của việc sử dụng vốn sai, cán cân thanh toán chắc chắn đã mất thăng bằng dẫn đến hệ số khả năng thanh toán nợ < 1, doanh nghiệp có thể đang gặp khó khăn.
Với những doanh nghiệp có tốc độ quay vòng vốn chậm (ngành công nghiệp, xây dựng,…) thì nó là một dấu hiệu đáng lo ngại. Nhưng với những doanh nghiệp trong ngành thương mại có tốc độ quay vòng vốn nhanh, cách tài trợ này vẫn có thể xảy ra thường xuyên.
-
Trường hợp 3: Vốn lưu động thuần bằng 0 (Tài sản ngắn hạn bằng nợ ngắn hạn)
Khi đó cán cân thanh toán cân bằng, tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn được tài trợ tương ứng với nguồn vốn của nó. Tuy nhiên, trường hợp này rất khó xảy ra vì lãnh đạo doanh nghiệp không thể nào cân đối chính xác từng đồng tiền trong tài sản ngắn hạn để khớp với số nợ ngắn hạn được.
3. Ý nghĩa của chỉ số Net working capital (Vốn lưu động thuần)
Vậy Net working capital là gì mà những nhà đầu tư, quản trị doanh nghiệp cần phải quan tâm tới? Đơn giản Net working capital rất quan trọng bởi nó thể hiện phần nào tình trạng hoạt động của doanh nghiệp.
Từ chỉ số Net working capital, các nhà quản trị có thể biết được nguồn vốn đang được sử dụng đúng cách hay không. Đối với doanh nghiệp, các nguồn vốn luôn đóng vai trò rất quan trọng và nguồn vốn lưu động cũng không phải là ngoại lệ. Thông qua sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn, nhà quản trị có thể đánh giá được cách mà doanh nghiệp đầu tư có đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ ngắn hạn hay không. Từ đó, điều chỉnh dòng tiền ra vào cho phù hợp.
Ngoài ra, vốn lưu động còn ảnh hưởng đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Các tổ chức và doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô thì cần phải có lượng vốn đầu tư nhất định. Khi đó, vốn lưu động chính là nhân tố hỗ trợ, giúp cho doanh nghiệp nắm bắt thời cơ và giành được được lợi thế cạnh tranh.
4. Làm cách nào để cải thiện chỉ số Net working capital?
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến Net working capital âm xuất phát từ các quyết định đầu tư trong quá khứ đã không tuân thủ nguyên tắc cân đối kỳ hạn giữa tài sản và nguồn vốn vay. Một công ty có NWC âm không quá lớn và hoạt động trong điều kiện thị trường đầu ra đang trong đà tăng trưởng và có lãi sẽ từng bước cân bằng lại được tình trạng mất cân đối này.
Tuy nhiên, nếu đặt doanh nghiệp trong bối cảnh thị trường đầu ra bão hòa và suy giảm thì sẽ cần phải có những biện pháp quyết liệt và kịp thời để tái lập tình trạng cân bằng tài chính. Những biện pháp thường được sử dụng kết hợp để khắc phục tình trạng mất cân đối tài chính là:
-
Bán một số tài sản dài hạn hoặc tăng doanh thu cổ phiếu để tăng lượng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp;
-
Tái cấp vốn để chuyển khoản nợ ngắn hạn trở thành một khoản nợ dài hạn;
-
Cắt giảm tiến độ đầu tư mới;
-
Quản lý chi phí, thực hiện tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh nhằm cải thiện khả năng sinh lời để điều chỉnh lại dòng tiền;
-
Làm việc với các nhà cung cấp cung cấp các ưu đãi và chiết khấu tốt hơn;
-
Mời những chuyên gia tư vấn tài chính chuyên nghiệp để có những lời khuyên tốt nhất.
Tạm kết: Trên đây, SAPP Academy đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc “Net working capital (Vốn lưu động thuần) là gì?” và cung cấp các thông tin liên quan. Hy vọng bài viết đã đáp ứng được đầy đủ thông tin các bạn cần. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về thông tin trong bài viết, hãy liên hệ website hoặc fanpage để được hỗ trợ nhé!