CFA20/06/2024

Tài chính là gì? Tài chính chỉ đơn giản là “tiền” không?

Tài chính là gì? Tuy là một thuật ngữ không còn xa lạ đối với hầu hết tất cả mọi người, tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được bản chất thực sự của Tài chính, bởi thông thường, nhiều người chỉ hiểu một cách nôm na tài chính là tiền. Ở bài viết này, hãy cùng SAPP Academy định nghĩa Tài chính là gì và phân tích bản chất, chức năng, vai trò của Tài chính một cách chi tiết nhé!

1. Khái niệm tài chính là gì?

Tài chính là một thuật ngữ được dùng để phản ánh tổng hợp các mối quan hệ về kinh tế phát sinh trong suốt quá trình diễn ra việc phân phối nguồn tài chính thông qua những việc như tạo lập hoặc sử dụng quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng được những nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong xã hội.

Bên cạnh đó, tài chính còn bao gồm các quỹ tiền tệ. Quỹ tiền tệ được là do nhà nước tạo nên với mục đích là thực hiện các nhiệm vụ và chức năng phục vụ cho các hoạt động của nhà nước.

Có một điều mà rất nhiều người hiểu lầm từ trước đến nay đó là tài chính và tiền tệ là hai khái niệm giống nhau. Các bạn cần phân biệt rõ ràng hai khái niệm này, tiền tệ chỉ là biểu hiện ở bên ngoài của tài chính.

tai chinh la gi

2. Bản chất của tài chính là gì?

Để nắm rõ được bản chất của Tài chính, chúng ta nên nghiên cứu và phân tích từ những biểu hiện bên ngoài của nó, được thể hiện thông qua các mối quan hệ như: quan hệ về tài chính giữa Nhà nước – tổ chức – cá nhân ở trong xã hội, quan hệ về tài chính giữa các tổ chức và cá nhân trong xã hội, quan hệ về tài chính trong nội bộ của chủ thể (hộ gia đình, ngân hàng thương mại, một doanh nghiệp,…).

Thông qua việc xem xét các mối quan hệ tài chính trên, có thể rút ra kết luận về bản chất của Tài chính như sau:

  • Tài chính là các mối quan hệ liên quan đến kinh tế. Tuy nhiên, không phải mối quan hệ kinh tế nào cũng thuộc phạm trù Tài chính. Tài chính chỉ gồm các mối quan hệ phân phối dựa vào hình thái giá trị;
  • Tài chính đồng thời phát sinh trong quá trình hình thành nên và sử dụng quỹ tiền tệ. Đây cũng được coi là một trong những đặc trưng quan trọng của Tài chính;
  • Tài chính là những mối quan hệ kinh tế nhưng chịu sự tác động trực tiếp của Pháp luật và Nhà nước.

3. Vai trò của tài chính

vai tro tai chinh

Tài chính đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia. Cụ thể, tài chính có những vai trò như sau:

  • Tài chính là một công cụ phân phối những sản phẩm quốc dân: Vai trò này thể hiện ở việc nhà nước sẽ phân bổ nguồn thu của ngân sách để đầu tư vào các lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích nên phát triển. Bên cạnh đó, vai trò này cũng được thể hiện ở việc đảm bảo những hoạt động của bộ máy Nhà nước đồng thời duy trì và phát triển những lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế và giáo dục.
  • Tài chính là một công cụ quản lý để điều tiết nền kinh tế vĩ mô: Vai trò điều tiết nền kinh tế vĩ mô được thể hiện qua các hoạt động sau:
    • Tác động nằm đưa các quan hệ kinh tế vận động đúng theo định hướng của Nhà nước;
    • Hướng dẫn các doanh nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức xã hội, kinh tế sao cho phù hợp với chính sách kinh tế của Nhà nước;
    • Kiểm soát sau đó điều chỉnh những quan hệ kinh tế với mục đích thích ứng được những thay đổi, biến động của nền kinh tế.

4. Chức năng của tài chính

chuc nang tai chinh

Tài chính ở Việt Nam hiện đang thể hiện 3 chức năng sau:

4.1. Chức năng giám sát

Hiểu một cách đơn giản, chức năng giám sát của Tài chính là kiểm tra lại sự vận động của các nguồn tài chính tồn tại trong suốt quá trình hình thành và sử dụng quỹ tiền tệ.

Nhờ vào chức năng giám sát, chúng ta không chỉ có thể kiểm tra mà còn đưa ra được những điều chỉnh phù hợp với quá trình phân phối ra tổng sản phẩm của xã hội trong hình thức giá trị. Bên cạnh đó, dựa vào chức năng này, chúng ta có thể kiểm tra chế độ tài chính mà nhà nước ban hành là gì…

4.2. Chức năng phân phối

Phân phối được coi là một chức năng khách quan của Tài chính. Chức năng này sẽ giúp con người vận dụng và tổ chức quá trình phân phối của cải của xã hội thông qua hình thức giá trị. Chức năng phân phối của Tài chính bao gồm cả quá trình phân phối lần đầu đầu tiên và phân phối lại.

4.3. Chức năng huy động

Chức năng huy động của Tài chính được thể hiện ở việc tạo lập ra nguồn tài chính, cụ thể là tổ chức và khai thác nguồn tài chính để đáp ứng được nhu cầu phát triển của cả nền kinh tế.

Chức năng huy động này của Tài chính sẽ được thực hiện dựa theo quan hệ giữa cung và cầu, giá cả của vốn, cơ chế thị trường.

Tạm kết

Tài chính vốn là một khái niệm trừu tượng và không phải ai cũng hiểu rõ được bản chất. Hy vọng từ những chia sẻ của SAPP trên đây, các bạn đã hiểu rõ tài chính là gì và nắm được bản chất, vai trò, chức năng cơ bản của Tài chính.

Nếu bạn có mong muốn tìm hiểu kỹ hơn về Tài chính và có định hướng phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực này, bạn có thể tham khảo kiến thức thông qua khóa học CFA Online tại SAPP Academy. Nói qua về lợi ích của CFA, bạn không chỉ có được kiến thức chuyên sâu về Tài chính mà còn gia tăng lợi thế khi đi ứng tuyển các vị trí việc làm liên quan đến Tài chính tại các công ty, tập đoàn lớn.

Đối với những ai muốn học CFA nhưng không có đủ điều kiện Tài chính, thời gian eo hẹp để học trực tiếp tại trung tâm thì khóa học CFA Online chính là một sự lựa chọn hoàn hảo.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

cfaonline

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Có Nên Học Thạc Sĩ Tài Chính Ngân Hàng?

Có nên học thạc sĩ Tài chính Ngân hàng không? Bên cạnh CFA, bằng thạc...

Ngành Tài chính doanh nghiệp – Cẩm nang định hướng 2025

Tài chính doanh nghiệp là gì? Học tài chính doanh nghiệp ra làm gì? Nên...

Bí Quyết Đạt CFA Level 1 Top 10% Thế Giới Của Chàng Sinh Viên Năm 3

Gặp gỡ Đinh Hoàng Nam Khánh, chàng sinh viên năm 3 sôi nổi và đầy...

#CFA Research Challenge Là Gì? Tổng Quan Sơ Lược Về Cuộc Thi

CFA Research Challenge là gì? Được bảo trợ bởi CFA Institute, CFA Research Challenge là...

Current ratio là gì? Cách tính và ý nghĩa của hệ số này

Như các bạn đã biết, vốn của một doanh nghiệp không chỉ đến từ nguồn...

Hé Lộ “Bí Kíp” Trở Thành Top 10% Thế Giới Kỳ Thi CFA Level 1 Từ Sinh Viên Năm Cuối NEU

Đâu là bí quyết đã giúp cậu sinh viên năm cuối NEU trở thành Top...

Python Programming Fundamentals là gì? Cấu trúc và nội dung học phần đào tạo

Là một trong hai chủ đề thuộc Practical Skills Modules CFA Level 1, Python Programming...

#Tìm Hiểu Sơ Lược Bộ Môn Fixed Income CFA

Fixed Income là một trong các môn học quan trọng trong chương trình đào tạo...