CFA20/06/2024

#Trái Phiếu Là Gì | Đặc Điểm, Các Loại Trái Phiếu Hiện Hành

Bên cạnh cổ phiếu thì trái phiếu cũng là một hình thức đầu tư sinh lời phổ biến hiện nay. Được đánh giá là một nguồn sinh lời tiềm năng và ít rủi ro nhất, vậy trái phiếu là gì? Có những loại trái phiếu nào trên thị trường hiện nay? Hãy để SAPP Academy giải đáp thắc mắc này cho bạn nhé!

Trái Phiếu Là Gì

Trái phiếu là loại chứng khoán được sử dụng để làm bằng chứng cho nợ giữa người nắm giữ với nhà phát hành (có thể là chính phủ hoặc doanh nghiệp). Khi nhà đầu tư sở hữu trái phiếu, họ sẽ nhận được một phần lợi nhuận được gọi là lợi tức từ doanh nghiệp phát hành. Khoản tiền này sẽ được trả cố định theo kỳ và tỷ lệ với số trái phiếu mà nhà đầu tư sở hữu. Khi trái phiếu đáo hạn, doanh nghiệp sẽ phải trả lại số tiền đã vay từ người nắm giữ trái phiếu.

Trái phiếu được tính là nợ. Vậy nên trong trường hợp doanh nghiệp gặp vấn đề về kinh doanh, lợi tức mà nhà đầu tư nhận được vẫn không bị thay đổi. 

Đồng thời, khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể, họ sẽ phải trả nợ trước rồi mới tới các cổ đông. Có nghĩa là những người sở hữu trái phiếu sẽ được ưu tiên đầu tiên khi thanh khoản. Mặt khác, người nắm giữ trái phiếu sẽ không có quyền đưa ra quyết định đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát hành.

2. Những cách để phân loại trái phiếu là gì?

Có rất nhiều phương pháp để phân chia các loại trái phiếu trên thị trường hiện nay. Vậy, trái phiếu có bao nhiêu cách phân chia và các loại trái phiếu là gì? 

  • Phân loại theo người phát hành

Trái Phiếu Là Gì

▪️ Trái phiếu do doanh nghiệp phát hành: Bao gồm những trái phiếu các loại hình doanh nghiệp trên thị trường phát hành ra với mục đích gia tăng vốn kinh doanh. Những doanh nghiệp ở đây có thể là công ty cổ phần,…

▪️ Trái phiếu do Chính phủ phát hành: Chính phủ phát hành ra trái phiếu nhằm huy động tiền từ ngoài thị trường để đủ đáp ứng nhu cầu của cả bộ máy Nhà nước. Bởi Chính phủ là cơ quan dẫn đầu cả nước và không thể sụp đổ, vì vậy trái phiếu này được đánh giá là loại trái phiếu ít rủi ro nhất trên thị trường chứng khoán.

▪️ Trái phiếu do các tổ chức tài chính hoặc các ngân hàng phát hành: Cũng như các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính cũng cần vốn để duy trì hoặc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình.

  • Phân loại theo lợi tức trái phiếu

Trái Phiếu Là Gì

▪️ Trái phiếu không cố định về lãi suất (hay lãi suất thả nổi): Đây là loại trái phiếu có lãi suất không cố định mà thay đổi qua các kỳ hạn. 

▪️ Trái phiếu không có lãi suất: Đây là loại trái phiếu không mang lại lợi nhuận cho người mua. Họ sẽ chỉ được hoàn trả lại số tiền tương ứng với số trái phiếu đã cho với mệnh giá vào thời điểm đáo hạn. Ưu điểm của loại trái phiếu này là chúng có giá mua vào thấp hơn nhiều so với mệnh giá của các loại khác trên thị trường.

▪️ Trái phiếu cố định lãi suất: Loại trái phiếu này mang lại lợi nhuận cố định qua các kỳ theo tỷ lệ phần trăm tính trên mệnh giá mua vào.

  • Phân loại theo mức độ đảm bảo thanh toán của người phát hành

Trái Phiếu Là Gì

▪️ Trái phiếu đảm bảo: 

Đây là loại trái phiếu có tài sản giá trị làm bằng chứng để nhà phát hành đảm bảo với chủ đầu tư. Trong trường hợp nhà phát hành trái phiếu không còn đủ khả năng thanh toán lợi tức cho nhà đầu tư, tài sản được mang ra đảm bảo sẽ thuộc về người sở hữu trái phiếu. 

Trong trái phiếu đảm bảo, có hai loại đảm bảo chính như sau:

▫️ Trái phiếu được đảm bảo bằng tài sản cầm cố: Ở đây tài sản được nhà phát hành đem ra để đảm bảo với chủ đầu tư là bất động sản của họ. Thông thường, tài sản được đem ra cầm cố có giá trị lớn hơn giá trị của trái phiếu nhằm tối đa hóa lợi ích của nhà đầu tư khi giao dịch. 

▫️ Trái phiếu được đảm bảo bởi chứng khoán ký quỹ: Những trái phiếu này được nhà phát hành đảm bảo bằng việc ký quỹ những số chứng khoán có thể chuyển nhượng. 

▪️ Trái phiếu không được đảm bảo:

Với loại trái phiếu này, nhà phát hành đảm bảo không đảm bảo rủi ro bằng bất kỳ loại tài sản nào. Thường những trái phiếu này bán ra bởi nhà phát hành đã có uy tín trên thị trường.

  • Phân loại dựa vào hình thức trái phiếu

Trái Phiếu Là Gì

▪️ Trái phiếu vô danh: Người mua trái phiếu này sẽ không để lại thông tin cho nhà phát hành mà họ chỉ nhận được lợi tức.

▪️ Trái phiếu khi danh: Người mua trái phiếu này có để lại thông tin cho nhà phát hành.

  • Phân loại dựa vào tính chất trái phiếu

Trái Phiếu Là Gì

▪️ Trái phiếu được chuyển đổi: Loại trái phiếu này có thể đổi sang thành cổ phiếu của doanh nghiệp phát hành vào một thời điểm nhất định. Hoạt động trao đổi này sẽ được doanh nghiệp phát hành trái phiếu quy định rõ về tỷ lệ chuyển đổi và thời gian.

▪️ Trái phiếu có quyền mua lại cổ phiếu: Với những nhà đầu tư sở hữu loại trái phiếu này, họ sẽ được nhận được quyền để có thể mua cổ phiếu của nhà phát hành. Tuy nhiên, số cổ phiếu mà nhà đầu tư có quyền mua được giới hạn trong một mức nhất định.

▪️ Trái phiếu có quyền mua lại: Trong trường hợp trái phiếu sắp đến hạn thanh toán, loại trái phiếu này có thể được nhà phát hành mua lại một phần hoặc toàn bộ từ nhà đầu tư.

3. Đặc điểm cơ bản của trái phiếu

Trái Phiếu Là Gì

▪️ Chủ thể phát hành ngoài các doanh nghiệp trên thị trường mà còn bao gồm cả Chính phủ hoặc chính quyền tại địa phương.

▪️ Khác với cổ phiếu (quyền sở hữu doanh nghiệp), người sở hữu trái phiếu chính là chủ nợ  của nhà phát hành trái phiếu. Tức là trái phiếu được tính vào nợ. 

▪️ Tiền lời ra của trái phiếu được gọi là cổ tức. Cổ tức không chịu ảnh hưởng của kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà phát hành.

▪️. Khi nhà phát hành (doanh nghiệp) gặp vấn đề và phát sản hoặc giải thể thì họ cần phải trả hết nợ trước. Có nghĩa là thanh toán trái phiếu cho người mua trước, sau đó mới tới các Cổ đông trong doanh nghiệp.

Rủi ro mà trái phiếu mang lại thấp hơn nhiều so với những hình thức đầu tư chứng khoán khác như đầu tư cổ phiếu,… Cũng vì thế mà nó được rất nhiều nhà đầu tư lựa chọn để mang lại khoản thu nhập an toàn cho mình. 

Tạm kết: Để có thể đa dạng nguồn lợi nhuận của mình, mỗi trái phiếu thôi là chưa đủ. Tìm hiểu thêm những kiến thức khác về đầu tư – tài chính tại website và fanpage của SAPP Academy ngay để trở thành một nhà đầu tư thông thái!.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Fixed Income Là Gì? – Tìm Hiểu Chứng Khoán Cố Định (Fixed Income Securities)

Fixed Income là môn học chiếm tỷ lệ khá cao trong cả 3 level của...

#Ngành Phân Tích Tài Chính Học Trường Nào Tốt Nhất Hiện Nay?

Ngành phân tích Tài Chính học trường nào chính là một trong những câu hỏi...

#So Sánh Chứng Chỉ CFP Và CFA? Chứng Chỉ Nào Phù Hợp Với Bạn

Chứng chỉ CFP và CFA lại khác biệt nhau rất lớn tuy cùng đào tạo...

400h Học Và Hành Trình Chinh Phục Top 10% Thế Giới Kỳ Thi CFA Level 1 Của Sinh Viên Năm 3 NEU

Dương Tuấn Đạt, sinh viên năm 3 ngành Tài Chính, cảm thấy vô cùng hạnh...

Lãi suất tăng so với tỷ lệ lạm phát, tính theo quốc gia

Lãi suất ảnh hưởng đến lạm phát như thế nào? Cùng SAPP Academy tìm hiểu...

#Học CFA Để Làm Gì? Học CFA Có Giúp Thăng Tiến Sự Nghiệp

Học CFA để làm gì? Chứng chỉ CFA đang dần trở thành thước đo đánh...

Kế Hoạch Học CFA Level 2 Vô Cùng Hiệu Quả

CFA level 2 bao gồm những nội dung gì? Làm thế nào để xây dựng...

#1 Dòng Tiền Tự Do (FCF) Cho Doanh Nghiệp Là Gì? | SAPP

Khi các nhà đầu tư đánh giá sức khoẻ của một doanh nghiệp, để tránh...