CMA20/06/2024

Kế toán Quản trị doanh thu và chiến lược cho doanh nghiệp

Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, kế toán quản trị nói chung cũng như kế toán quản trị doanh thu nói riêng đã thể hiện được vai trò quan trọng của mình hơn bao giờ hết khi là trở thành một công cụ chiến lược quan trọng của các doanh nghiệp. Trong bài viết này, hãy cùng SAPP Academy khám phá chi tiết về kế toán quản trị doanh thu và tổng quan về báo cáo quản trị doanh thu.

1. Kế toán quản trị doanh thu là gì?

Kế toán quản trị doanh thu bao gồm việc sử dụng dữ liệu liên quan đến doanh thu để phân tích, đánh giá và đưa ra các dự đoán. Dữ liệu sau đó sẽ được sử dụng trong quá trình ra quyết định phù hợp liên quan để đảm bảo đạt được các mục tiêu đã đề ra.

2. Vai trò của kế toán quản trị doanh thu

Vai trò của kế toán quản trị doanh thu

Khác với kế toán doanh thu (bao gồm việc chỉ theo dõi, tổng hợp, kiểm tra, báo cáo các khoản thu nhập và các khoản phí liên quan đến doanh thu đã diễn ra của doanh nghiệp), vai trò quan trọng nhất của kế toán quản trị doanh thu là cung cấp các thông tin phù hợp giúp nhà quản trị đưa ra quyết định chiến lược liên quan đến giá bán và sản lượng bán.

Bảng so sánh kế toán quản trị doanh thu và kế toán doanh thu:

Tiêu chí Kế toán doanh thu Kế toán quản trị doanh thu

Vai trò

  • Xác định và ghi nhận các khoản doanh thu hoặc thu nhập khác đã diễn ra của doanh nghiệp;
  • Quản lý hợp đồng bán hàng;
  • Xử lý các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng bán bị trả lại.
  • Xử lý và phân tích các dữ liệu liên quan đến doanh thu để đưa ra cá dự đoán nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định chiến lược về giá bán và sản lượng bán.

Nguyên tắc trình bày báo cáo

  • Tuân theo form mẫu, yêu cầu của chuẩn mực kế toán, các quy định pháp lý khác do cơ quan nhà nước đặt ra.
  • Hình thức linh hoạt và đa dạng theo yêu cầu của doanh nghiệp (có thể khác nhau tùy biến giữa các ngành, thậm chí cả các bộ phận kinh doanh trong một doanh nghiệp);
  • Số liệu được chuyển thành bảng biểu, sơ đồ để dễ dàng đánh giá.

Đối tượng sử dụng báo cáo

  • Chủ sở hữu & những người góp vốn;
  • Cơ quan quản lý nhà nước;
  • Đối tác của doanh nghiệp, nhà cung cấp;
  • Ngân hàng;
  • Người quản lý;
  • Hội đồng quản trị, Ban giám đốc;
  • Những người quan tâm đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

3. Chiến lược quản trị doanh thu tổng quát cho doanh nghiệp

Để tạo ra doanh thu tối đa cho doanh nghiệp, không phải lúc nào cũng sử dụng chiến lược bán càng nhiều sản phẩm càng tốt. Trong thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt, các công ty phải xây dựng chiến lược cân bằng giữa mức giásản lượng để thu được lợi ích tối đa.

Bằng cách phân tích nhu cầu khách hàng, dữ liệu lịch sử bán,… kế toán quản trị doanh thu có thể giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định sáng suốt về định giá sản phẩm và dịch vụ, các chiến lược thúc đẩy doanh số để bán thêm, bán chéo,… từ đó tối đa hóa doanh thu.

Mô hình tạo dòng tiền bền vững

Áp dụng nhánh tăng trưởng doanh thu trong mô hình tạo dòng tiền bền vững, kế toán quản trị doanh thu có thể đưa ra các chiến lược phù hợp liên quan đến tăng giá bán và tăng sản lượng bán.

3.1. Các phương pháp tăng sản lượng bán

Chiến lược tăng sản lượng bán tập trung vào việc bán thêm sản phẩm và dịch vụ cho các khách hàng cũ hoặc gia tăng thêm số lượng khách hàng mua mới. Nhà quản trị có thể áp dụng nhiều phương pháp được liệt kê dưới đây cùng một lúc để tối ưu hóa doanh thu mang lại:

  • Khách hàng mua mới
  • Tái mua
  • Sản phẩm, dịch vụ mới
  • Khách hàng cũ giới thiệu thêm khách hàng mới
  • Tăng điểm trung thành

3.2. Các phương pháp tăng giá bán

Các quyết định về giá được nhà quản trị đưa ra ngoài việc đảm bảo đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, còn phải đảm bảo sự phù hợp với những quy luật khách quan vốn có của nền kinh tế thị trường, ví dụ như: quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị,…

Để việc tăng giá có hiệu quả, nhà quản trị phải có những chiến lược phù hợp, khéo léo để khách hàng hài lòng. Các nhà quản trị có thể tham khảo các phương pháp xử lý giá bán bao gồm:

  • Tăng giá bán
  • Bán buôn (bán cho nhiều khách hàng cùng một lúc)
  • Bán buôn (bán nhiều sản phẩm cho một khách hàng)
  • Chính sách giá cao cho dịch vụ cao cấp

4. Cách xây dựng báo cáo quản trị doanh thu

4.1. Các chỉ số xuất hiện trong báo cáo quản trị doanh thu

Khác với báo cáo tài chính phải tuân thủ theo các form mẫu, yêu cầu quy định của chuẩn mực kế toán và các quy định pháp lý khác do cơ quan nhà nước đề ra, báo cáo quản trị doanh thu có hình thức linh hoạtđa dạng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Các số liệu xuất hiện trong báo cáo cũng được chuyển thành bảng biểu và sơ đồ để nhà quản trị có thể dễ dàng so sánh, đánh giá.

Trong một báo cáo quản trị doanh thu, chỉ có chỉ số về doanh thu chung thôi là không đủ, báo cáo này có thể có một số chỉ số và thống kê KPI về tài chính nhất định. Tuy nhiên, khi áp dụng vào với từng doanh nghiệp, lĩnh vực sẽ có các chỉ số khác nhau cần được tối ưu hóa để nhà quản trị có thể phân tích và đánh giá. Ví dụ đối với ngành khách sạn có thể có các chỉ số quản trị doanh thu như tỷ lệ giữa mức giá và doanh thu theo ngày, tỷ lệ lấp đầy, doanh thu theo phòng trống, doanh thu theo khách hàng, doanh thu theo sản phẩm,…

4.2. Các bước xây dựng báo cáo quản trị doanh thu

Để xây dựng báo cáo quản trị doanh thu phù hợp cho doanh nghiệp của mình, bạn có thể làm theo các bước sau:

  1. Xác định nguồn dữ liệu phù hợp cần đưa vào bảng quản trị: Nhà quản trị nên lưu ý rằng, dữ liệu được chọn chỉ nên bao gồm các dữ liệu có thể ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của bạn.
  2. Chuẩn bị outline báo cáo quản trị: Bạn nên phác thảo cấu trúc dữ liệu liên quan mà bạn định đưa vào bảng kiểm soát, cách sắp xếp, bố trí của bảng.
  3. Thiết kế bảng báo cáo quản trị: Trong khi làm hãy luôn cố gắng để đảm bảo bảng quản trị không quá rối và lộn xộn, gây ảnh hưởng đến việc dễ dàng theo dõi dữ liệu. Bạn hãy đảm bảo rằng các phần dữ liệu liên quan đến nhau nên được đặt gần nhau.

Mẫu bảng tính quản trị cho doanh nghiệp

Bạn có thể tham khảo mẫu bảng tính Excel Dashboard quản trị KPI cho doanh nghiệp do đội ngũ SAPP Academy sưu tầm TẠI ĐÂY!!!

Hy vọng bảng tính này sẽ phần nào giúp bạn xây dựng báo cáo quản trị phù hợp với doanh nghiệp của mình.

Kết bài

Kế toán quản trị doanh thu là nội dung khá phức tạp, đội ngũ SAPP Academy khó có thể truyền tải chỉ trong một bài viết. Nếu bạn đang tìm kiếm những kiến thức chuyên sâu, mang tính ứng dụng cao về kế toán quản trị nói chung và kế toán quản trị doanh thu nói riêng, chương trình đào tạo CMA Hoa Kỳ sẽ là một lựa chọn hoàn hảo!

Các kiến thức về Kế toán quản trị doanh thu sẽ được đề câp tại phần “Quản trị hoạt động” – nội dung quan trọng thuộc môn học 1B và 1C trong chương trình học CMA.

Với môn 1B – “Lập kế hoạch, ngân sách và dự báo” của chương trình CMA Hoa Kỳ, bạn sẽ được tìm hiểu về cách chuẩn bị báo cáo thu nhập theo quy ước dựa trên một số giả định về doanh thu. Trong khi đó, với môn 1C – “Quản trị hoạt động”, bạn sẽ học về cách phân tích hiệu suất hoạt động bằng cách sử dụng các thước đo dựa trên doanh thu.

Môn 1B - Lập kế hoạch, ngân sách và dự báo

Anh/chị nhà quản trị có thể tìm hiểu thêm về khóa học này chứng chỉ CMA Hoa Kỳ tại SAPP Academy tại địa chỉ: https://hubs.ly/Q02xc4n30 

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn có cái nhìn tổng quát về kế toán quản trị doanh thu và nhanh chong nắm được phương pháp ứng dụng cho doanh nghiệp của mình.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Chi phí gia công hạch toán như thế nào đúng với Luật định?

Chi phí gia công hạch toán như thế nào cho đúng với Luật định? Bài...

# Tại Sao Cần Phải Xây Dựng Bộ Phận Quản Trị Rủi Ro Trong Doanh Nghiệp

Một doanh nghiệp để hoạt động hiệu quả cần loại bỏ những yếu tố gian...

Khám Phá Mức Lương Của Nhân Sự Kế Toán Quản Trị – Tài Chính Khi Sở Hữu Chứng Chỉ CMA Hoa Kỳ

Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ là đòn bẩy lý tưởng để nhân sự Kế toán...

Những yêu cầu khi trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính

Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính một cách chính xác, khách quan,...

Tài liệu học CMA Wiley – Reivew học liệu CMA “hàng đầu”

Tài liệu học CMA Wiley là một trong những giáo trình được đánh giá là hay...

CMA là gì? “Chuẩn mực” toàn cầu cho nhân sự Kế toán quản trị

Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant) là chìa khóa thành công cho các kế toán viên...

Tổng hợp tài liệu tự học CMA “gối đầu giường” cho bất kỳ ai

Sở hữu tài liệu tự học CMA “chuẩn” giúp người học có thể lên kế...

Hướng dẫn cách thuyết minh báo cáo tài chính “chuẩn” Luật

Nhằm đảm bảo tính minh bạch và khả năng đánh giá chính xác về tình...