IFRS là gì?

IFRS là viết tắt của International Financial Reporting Standards, có nghĩa là các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board – IASB) với mục tiêu đặt ra các quy tắc chung để báo cáo tài chính có thể thống nhất, minh bạch và có thể so sánh trên toàn thế giới.

Có nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu bắt buộc hoặc dự kiến chuyển sang chuẩn mực quốc tế IFRS. Năm 2016, có tới hơn 100 quốc gia yêu cầu áp dụng hoặc cho phép sử dụng các Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Tính đến tháng 4/2018, theo IFRS.org, có tới 144/166 quốc gia khảo sát (chiếm 87%) đã bắt buộc dùng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS. Phần lớn trong 22 quốc gia còn lại đang trong lộ trình triển khai hoặc đã cho phép áp dụng IFRS.

Tại Việt Nam, vào ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam, chính thức đưa Việt Nam vào lộ trình áp dụng IFRS từ năm 2022 với 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn chuẩn bị: 2019 – 2021;
  • Giai đoạn áp dụng tự nguyện: 2022 – 2025;
  • Giai đoạn áp dụng bắt buộc: Từ 2025 trở đi.

Do đó, các nhân sự Kế toán – Kiểm toán – Tài chính cần phải cập nhật kiến thức IFRS càng sớm càng tốt để có thể nhuần nhuyễn, am hiểu các chuẩn mực này khi thời điểm chính thức áp dụng. Và đã có hơn 1.000 học viên tin tưởng học tập và cập nhật kiến thức IFRS tại SAPP Academy – Đối tác đào tạo cấp độ Vàng của ACCA (Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc) đồng thời là đơn vị được ACCA và VACPA (Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam) chỉ định đào tạo chứng chỉ lập báo cáo tài chính quốc tế – chứng chỉ CertIFR.

Các vị trí công việc cần người am hiểu IFRS: kế toán, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, trưởng phòng/phó phòng kế toán, giám độc tài chính,…

Cơ hội nghề nghiệp cho người am hiểu IFRS: 

  • Công ty niêm yết;
  • Công ty đại chúng có quy mô lớn;
  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài FDI, công ty con của một công ty nước ngoài;
  • Ngân hàng thương mại (do ngân hàng nhà nước quy định);
  • Công ty mẹ nằm trong tập đoàn kinh tế nhà nước;
  • Các công ty mẹ khác được khuyến khích áp dụng IFRS khác.

——

Video Giới Thiệu Khóa Học CertIFR Online – Lập BCTC Theo Chuẩn IFRS Của SAPP Academy

Hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS

Ở những năm đầu 2000, các chuẩn mực báo cáo kế toán IAS đã trở thành thước đo trong BCTC và được coi là một ngôn ngữ kế toán chung trên toàn cầu. Hiện nay, một số chuẩn mực của IAS đã không còn phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, vậy nên Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) đã xây dựng thêm các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS để bổ sung.

Bảng 1: Danh sách 40 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế của IFRS và IAS đang có hiệu lực

STT Tên chuẩn mực Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt Tóm tắt nội dung
1 IFRS 1 First-time Adoption of International Financial Reporting Standards Lần đầu tiên áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS Yêu cầu lập một bộ BCTC hoàn chỉnh về kỳ báo cáo IFRS đầu tiên và kỳ trước đó.
2 IFRS 2 Share-based Payment Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu Yêu cầu ghi nhận các thanh toán bằng cổ phiếu vào báo cáo tài chính.
3 IFRS 3 Business Combinations Hợp nhất kinh doanh Thiết lập các nguyên tắc và yêu cầu về cách thức bên thâu tóm trong hợp nhất kinh doanh.
4 IFRS 5 Non-current Assets Held for Sale and Discontinued Operations Tài sản dài hạn nắm giữ cho mục đích bán và những bộ phận không tiếp tục hoạt động Quy định rõ về cách xác định và yêu cầu trình bày trong báo cáo tài chính đối với tài sản dà hạn nắm giữ cho mục đích bán.
5 IFRS 6 Exploration for and Evaluation of Mineral Assets Khảo sát và đánh giá khoáng sản Quy định một số khía cạnh của báo cáo tài chính đối với chi phí phát sinh cho việc khảo sát, thăm dò, đánh giá tài nguyên khoáng sản.
6 IFRS 7 Financial Instruments: Disclosures Công cụ tài chính: Trình bày Yêu cầu thông tin thuyết minh trong báo cáo tài chính để đánh giá được tầm quan trọng, bản chất, mức độ rủi ro của các công cụ tài chính và cách doanh nghiệp quản lý.
7 IFRS 8 Operating Segments Bộ phận kinh doanh Yêu cầu các doanh nghiệp có chứng khoán nợ hoặc vốn cung cấp thông tin về sản phẩm dịch vụ, khách hàng chính, khu vực địa lý…
8 IFRS 9 Financial Instruments Công cụ tài chính Đề cập đến việc phân loại tài sản tài chính và nợ phải trả, ghi nhận ban đầu, đánh giá ban đầu và tiếp theo.
9 IFRS 10 Consolidated Financial Statements Báo cáo tài chính hợp nhất Thiết lập các nguyên tắc trình bày và lập báo cáo tài chính hợp nhất khi một đơn vị kiểm soát một hoặc nhiều đơn vị khác.
10 IFRS 11 Joint Arrangements Hợp tác liên doanh Thiết lập các nguyên tắc báo cáo tài chính của các đơn vị có lợi ích trong hợp tác liên doanh.
11 IFRS 12 Disclosure of Interests in Other Entities Trình bày lợi ích của các bên liên quan Yêu cầu cung cấp thông tin để đánh giá được bản chất, rủi ro, lợi ích tại các bên liên quan và ảnh hưởng của các lợi ích này.
12 IFRS 13 Fair Value Measurement Đo lường giá trị hợp lý Xác định giá trị hợp lý, đưa ra khuôn khổ để đo lường giá trị hợp lý và yêu cầu công bố thông tin về các phép đo giá trị hợp lý.
13 IFRS 14 Regulatory Deferral Accounts Các khoản hoãn lại theo luật định Quy định việc hạch toán đặc biệt đối với các tác động của việc điều tiết tỷ giá.
14 IFRS 15 Revenue from Contracts with Customers Doanh thu từ hợp đồng với khách hàng Cung cấp một mô hình ghi nhận doanh thu toàn diện cho tất cả các hợp đồng với khách hàng.
15 IFRS 16 Leases Thuê tài sản Thiết lập các nguyên tắc ghi nhận, đo lường, lập và trình bày các giao dịch thuê tài sản
16 IFRS 17 Insurance Contracts Hợp đồng bảo hiểm Quy định cách hạch toán của các hợp đồng bảo hiểm.
17 IAS 1 Presentation of Financial Statements Trình bày Báo cáo tài chính Đưa ra các yêu cầu tổng thể đối với việc trình bày báo cáo tài chính, hướng dẫn về cấu trúc và các yêu cầu tối thiểu về nội dung của chúng.
18 IAS 2 Inventories Hàng tồn kho Đưa ra quy định kế toán với hầu hết các loại hình hàng tồn kho.
19 IAS 7 Statement of Cash Flows Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ Quy định về trình bày báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
20 IAS 8 Accounting Policies, Changes in Accounting Estimates and Errors Chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sai sót Quy định các tiêu chí để lựa chọn và thay đổi chính sách kế toán, cùng với việc xử lý kế toán và công bố các thay đổi trong chính sách kế toán, thay đổi ước tính kế toán và sửa chữa các sai sót.
21 IAS 10 Events After the Reporting Period Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm Đưa ra các tiêu chí để ghi nhận các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán.
22 IAS 12 Income Taxes Thuế thu nhập doanh nghiệp Quy định cách xử lý kế toán đối với thuế thu nhập. Thuế thu nhập bao gồm tất cả các loại thuế trong và ngoài nước dựa trên lợi nhuận chịu thuế.
23 IAS 16 Property, Plant and Equipment Tài sản cố định hữu hình Thiết lập các nguyên tắc để ghi nhận tài sản, nhà máy và thiết bị là tài sản, đo lường giá trị ghi sổ của chúng, và đo lường chi phí khấu hao và tổn thất tổn thất được ghi nhận liên quan đến chúng.
24 IAS 19 Employee Benefits Lợi ích nhân viên Quy định việc hạch toán tất cả các loại phúc lợi của nhân viên ngoại trừ trả lương theo cổ phiếu, áp dụng IFRS 2.
25 IAS 20 Accounting for Government Grants and Disclosure of Government Assistance Kế toán đối với các khoản tài trợ của Chính phủ và trình bày các khoản hỗ trợ của Chính phủ Quy định cách trình bày các khoản hỗ trợ từ Chính phủ.
26 IAS 21 The Effects of Changes in Foreign Exchange Rates Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái Quy định cách trình bày các tài khoản giao dịch ngoại tệ, chuyển đổi báo cáo tài chính của một hoạt động tại nước ngoài sang đơn vị tiền tệ nội địa và dịch báo cáo tài chính sang đơn vị tiền tệ trình bày.
27 IAS 23 Borrowing Costs Chi phí đi vay Cung cấp hướng dẫn về cách đo lường chi phí đi vay, đặc biệt khi chi phí mua lại, xây dựng hoặc sản xuất được tài trợ bởi các khoản vay chung.
28 IAS 24 Related Party Disclosures Thông tin về các bên liên quan Yêu cầu trình bày các giao dịch và các số dư chưa thanh toán với các bên liên quan.
29 IAS 26 Accounting and Reporting by Retirement Benefit Plans Kế toán và báo cáo về kế hoạch hưu trí Quy định nội dung tối thiểu của báo cáo tài chính của các kế hoạch trợ cấp hưu trí.
30 IAS 27 Consolidated and Separate Financial Statements Báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất Quy định các yêu cầu về kế toán và thuyết minh đối với các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh và liên kết.
31 IAS 28 Investments in Associates Đầu tư vào công ty liên kết Yêu cầu nhà đầu tư hạch toán khoản đầu tư của mình vào công ty liên kết theo phương pháp vốn chủ sở hữu.
32 IAS 29 Financial Reporting in Hyperinflationary Economies Báo cáo tài chính trong điều kiện siêu lạm phát Áp dụng cho bất kỳ đơn vị nào có đồng tiền chức năng là đơn vị tiền tệ của nền kinh tế siêu lạm phát.
33 IAS 32 Financial Instruments: Presentation Công cụ tài chính: Trình bày và công bố Quy định việc trình bày các công cụ tài chính.
34 IAS 33 Earnings Per Share Lãi trên cổ phiếu Đề cập đến việc tính toán và trình bày thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS).
35 IAS 34 Interim Financial Reporting Báo cáo tài chính giữa niên độ Quy định nội dung tối thiểu của một báo cáo tài chính giữa niên độ.
36 IAS 36 Impairment of Assets Tổn thất tài sản Đảm bảo rằng tài sản của doanh nghiệp không được ghi nhận với giá trị cao hơn giá trị có thể thu hồi được.
37 IAS 37 Provisions, Contingent Liabilities and Contingent Assets Các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng Xác định và chỉ rõ việc hạch toán và công bố các khoản dự phòng, nợ tiềm tàng và tài sản tiềm tàng.
38 IAS 38 Intangible Assets Tài sản vô hình Trình bày các phương pháp kế toán đối với tài sản vô hình.
39 IAS 40 Investment Property Bất động sản đầu tư Quy định cách hạch toán bất động sản đầu tư.
40 IAS 41 Agriculture Nông nghiệp Quy định việc xử lý kế toán, trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh liên quan đến hoạt động nông nghiệp.

Tính đến thời điểm hiện nay, có 24 chuẩn mực báo cáo kế toán quốc tế IAS và 16 chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS có hiệu lực áp dụng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của anh Phạm Cao Kỳ, ACCA, CPA Việt Nam (giảng viên khóa học CertIFR Online tại SAPP Academy), chỉ có hơn 30 chuẩn mực IFRS sẽ thường được sử dụng nếu Việt Nam áp dụng bắt buộc các chuẩn mực trong IFRS và IAS. Đó là:

  • Các chuẩn mực IFRS IAS: IFRS 1, IFRS 2, IFRS 5, IFRS 7, IFRS 8, IFRS 9, IFRS 10, IFRS 11, IFRS 13, IFRS 15, IFRS 16;
  • Các chuẩn mực IAS: IAS 1, IAS 2, IAS 7, IAS 8, IAS 10, IAS 12, IAS 16, IAS 19, IAS 20, IAS 21, IAS 23, IAS 24, IAS 27, IAS 28, IAS 32, IAS 33, IAS 36, IAS 37, IAS 38, IAS 40, IAS 41.

Tình hình áp dụng IFRS hiện nay

1. Có tới 166 quốc gia vùng lãnh thổ tuyên bố cho phép áp dụng IFRS

Hiện nay, theo tài liệu của Ủy ban Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IASB), đã có 1667 quốc gia và vùng lãnh thổ tuyên bố cho phép áp dụng IFRS dưới các hình thức khác nhau. Thật vậy, nhận thấy những lợi ích dài hạn mà IFRS có thể mang lại, các tổ chức lớn trên thế giới như Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), G20 và nhiều tổ chức khác đều lên tiếng ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên phạm vi toàn cầu.
Các quốc gia này có những phương pháp áp dụng IFRS rất đa dạng, có quốc gia cho phép áp dụng cho cả BCTC riêng của doanh nghiệp và BCTC hợp nhất của tập đoàn, nhưng cũng có quốc gia chỉ áp dụng IFRS cho BCTC hợp nhất, trong đó:

  • 144 quốc gia và vùng lãnh thổ (chiếm 87%) yêu cầu IFRS cho tất cả hoặc hầu hết các tổ chức chịu trách nhiệm công khai trong nước (các công ty niêm yết và tổ chức tài chính) trên thị trường vốn của họ.
  • 22 quốc gia và vùng lãnh thổ còn lại như sau:
    • 12 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép các công ty đại chúng trong nước áp dụng IFRS nhưng không bắt buộc. Ví dụ như: Nhật Bản;
    • 1 quốc gia yêu cầu tiêu chuẩn IFRS cho các tổ chức tài chính: Uzbekistan;
    • 1 quốc gia đang trong quá trình áp dụng đầy đủ IFRS: Thái Lan;
    • 1 quốc gia đang trong quá trình hội tụ các tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn IFRS: Indonesia;
    • 7 quốc gia đang sử dụng tiêu chuẩn quốc gia hoặc khu vực, đang trong lộ trình triển khai hoặc cho phép áp dụng IFRS. Cụ thể: Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ai Cập, Bolivia, Ấn Độ, Macau, Việt Nam. Trong đó, vào ngày 16/03/2020, Bộ Tài chính Việt Nam đã phê duyệt Đề án áp dụng IFRS, cho phép áp dụng các chuẩn mực này từ năm 2022 trở đi, tiến đến áp dụng bắt buộc sau năm 2025.

2. Tình hình chi tiết áp dụng IFRS theo loại hình doanh nghiệp

  • 144 quốc gia và vùng lãnh thổ bắt buộc áp dụng cho công ty đại chúng trong nước, bao gồm một số nền kinh tế nổi bật như Australia (Úc), Canada, Pháp, Đức, Phần Lan, Singapore, UK,…;
  • 138 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép niêm yết hoặc bắt buộc các công ty nước ngoài áp dụng IFRS như Hoa Kỳ, UK, Australia, Canada,…;
  • 84 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép hoặc bắt buộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng các chuẩn mực IFRS. Ví dụ như: UK, Singapore, Hồng Kông,…;
  • 12 quốc gia và vùng lãnh thổ đang xem xét áp dụng các chuẩn mực IFRS cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ như: Thái Lan, Nga,…

Việc cho phép áp dụng IFRS ở mỗi quốc gia như thế nào còn phụ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế và các chính sách khác của mỗi nước. Đối với các quốc gia còn lại, chưa bắt buộc doanh nghiệp áp dụng IFRS thì cũng đang trong xu thế điều chỉnh hệ thống chuẩn mực BCTC quốc gia để phù hợp và đi theo định hướng của IFRS.
Nhận thấy những lợi ích dài hạn mà IFRS có thể mang lại, các tổ chức lớn trên thế giới như Ngân hàng thế giới (World Bank), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), G20 và nhiều tổ chức khác đều lên tiếng ủng hộ, sẵn sàng hỗ trợ việc áp dụng IFRS trên phạm vi toàn cầu.

3. Việt Nam phê duyệt Đề án áp dụng IFRS từ năm 2022

Không nằm ngoài xu thế thế giới, như đã biết, ngày 16/03/2020, Đề án áp dụng các chuẩn mực IFRS tại Việt Nam đã được Bộ Tài chính phê duyệt, đánh dấu sự bắt kịp, hòa nhập với thế giới.
Ở giai đoạn trước đây, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường Việt Nam đều được áp dụng theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS). VAS bao gồm 26 chuẩn mực, được Bộ Tài chính xây dựng dựa trên nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của các doanh nghiệp trong nước.
Thực tế, do đã được ban hành cách đây hơn 10 năm mà chưa được sửa đổi, bổ sung nên VAS đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế. Cụ thể, một số nội dung chưa phù hợp với bối cảnh thị trường hiện nay, còn thiếu rất nhiều chuẩn mực so với thông lệ quốc tế như chuẩn mực về thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản, về nhóm công cụ tài chính phát sinh…
Trước bối cảnh hội nhập quốc tế mạnh mẽ và sự phát triển của nền kinh tế trong nước, việc chuyển đổi từ VAS sang IFRS là một yêu cầu cần thiết. Điều này không chỉ giúp doanh nghiệp có nhiều thuận lợi trong công tác kế toán, dễ dàng thu hút các nhà đầu tư, tổ chức nước ngoài mà còn góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới cũng như công cuộc cải cách thể chế tại Việt Nam

Lộ trình IFRS tại Việt Nam

Trong văn bản phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”, Bộ Tài chính đã xác định lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam được chia làm 3 giai đoạn, đó là giai đoạn chuẩn bị (2020-2021), giai đoạn áp dụng tự nguyện (2022-2025) và giai đoạn áp dụng bắt buộc (từ 2025 trở đi).

1. Giai đoạn chuẩn bị (2020-2021)

  • Trước tháng 3/2021: Bộ Tài chính xây dựng và công bố Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam;

  • Trước tháng 12/2020: Thành lập Ban dịch thuật và hoàn thành bản dịch IFRS sang tiếng Việt, sau đó trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật phù hợp;

  • Trước 15/11/2021: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế tài chính về cách thức áp dụng IFRS;

  • Đào tạo nguồn nhân lực, phổ biến quy trình triển khai IFRS cho các doanh nghiệp.

2. Giai đoạn áp dụng tự nguyện (2022-2025)

Dựa vào những thông tin đánh giá tình trạng áp dụng IFRS trong giai đoạn trước đó, Bộ Tài chính sẽ lựa chọn các doanh nghiệp có nhu cầu, có khả năng và tự nguyện áp dụng IFRS một cách phù hợp.

  • Đối với báo cáo tài chính riêng: Các doanh nghiệp FDI 100% vốn nước ngoài có nhu cầu, khả năng có thể tự nguyện áp dụng;

  • Đối với báo cáo tài chính hợp nhất: Áp dụng với công ty mẹ niêm yết thị trường, công ty mẹ có quy mô lớn nằm trong tập đoàn kinh tế nhà nước hay chưa niêm yết, công ty mẹ có khoản vay đang được tài trợ bởi các định chế tài chính, các công ty mẹ khác.

3. Giai đoạn áp dụng bắt buộc (sau năm 2025)

Các doanh nghiệp sẽ áp dụng bắt buộc IFRS dựa trên khả năng sẵn sàng, nhu cầu của doanh nghiệp cũng như tình hình thực tế vào các trường hợp cụ thể.

4. Lộ trình áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Theo đề án “Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam”, các đối tượng bắt buộc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS gồm:

  • Các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán;

  • Các công ty đại chúng có quy mô lớn;

  • Các công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước;

  • Ngân hàng thương mại được quy định bởi ngân hàng nhà nước;

  • Doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài, công ty có công ty mẹ ở nước ngoài;

  • Các công ty mẹ khác được khuyến khích áp dụng.

Các doanh nghiệp còn lại, không thuộc danh sách trên sẽ không cần áp dụng IFRS sau năm 2025. Đây đều là các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ, siêu nhỏ, không có nhu cầu hoặc không có điều kiện áp dụng IFRS. Thay vào đó, các doanh nghiệp này sẽ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam – Viet Nam Financial Reporting Standards (VFRS).

Đối với các doanh nghiệp siêu nhỏ không có điều kiện áp dụng VFRS, IFRS và không có nhu cầu áp dụng 2 chuẩn mực này, Bộ tài chính sẽ có hướng dẫn riêng cụ thể.

Chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) có tên tiếng Anh là Viet Nam Financial Reporting Standards, là chuẩn mực báo cáo tài chính mới, thay thế cho chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS), được ban hành bởi Bộ tài chính để phù hợp với nhu cầu các doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng IFRS. VFRS được xây dựng dựa trên chuẩn mực IFRS, với mục tiêu tiếp thu tối đa thông lệ quốc tế, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành của Việt Nam và phù hợp với đặc thù kinh tế Việt Nam.

Theo Bộ Tài chính, chuẩn mực VFRS sẽ luôn được cập nhật, rà soát thường xuyên theo sự thay đổi của IFRS để có sự phù hợp cao nhất so với các thông lệ quốc tế hiện hành.

Khác với 3 giai đoạn chuyển đổi VAS sang IFRS, lộ trình áp dụng VFRS tại Việt Nam được chia làm 2 giai đoạn:

  • Từ 2020 – 2024: Giai đoạn chuẩn bị;

  • Từ 2025: Giai đoạn áp dụng.

Trong giai đoạn chuẩn bị, Bộ Tài chính cần ban hành hướng dẫn áp dụng VFRS và xây dựng hệ thống chuẩn mực VFRS bao gồm các chuẩn mực mới, các chuẩn mực thay thế các chuẩn mực VAS hiện hành vào trước ngày 15/11/2024.

Từ 2025 trở đi, mọi thành phần kinh tế áp dụng VFRS (ngoại trừ doanh nghiệp bắt buộc IFRS, doanh nghiệp siêu nhỏ không có điều kiện, không có nhu cầu áp dụng VFRS và IFRS). Bộ Tài chính luôn cập nhật, rà soát các thay đổi của chuẩn mực IFRS, rồi chỉnh sửa cập nhật VFRS để đảm bảo độ phù hợp cao nhất của chuẩn mực VFRS với thông lệ quốc tế.

Tóm lại, đến năm 2025, dù các doanh nghiệp không chính thức áp dụng IFRS tuy nhiên vẫn phải tuân theo chuẩn mực kế toán VFRS mới dựa trên IFRS ở mức độ phù hợp cao nhất. Và trong tương lai, các doanh nghiệp này sẽ hướng tới áp dụng IFRS hoàn toàn. Vì vậy, nhân sự ngành Kế toán Tài chính cần cập nhật, trang bị kiến thức IFRS ngay hôm nay để đón đầu quá trình chuyển đổi này thay vì bị động chờ đợi, vụt mất các cơ hội việc làm rộng mở.

Xem thêm:

Học phí học IFRS

Chứng chỉ IFRS bao gồm 2 chứng chỉ về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, đều được cấp bởi ACCA. Đó là chứng chỉ CertIFR (Certificate in International Financial Reporting) – Chứng chỉ về báo cáo tài chính quốc tế và chứng chỉ DipIFR (Diploma in International Financial Reporting) – Chứng chỉ về báo cáo tài chính quốc tế nâng cao.

Học phí học IFRS phụ thuộc vào hình thức học, khóa học theo trình độ, mục tiêu cũng như nhu cầu học tập, khả năng tài chính của bạn.

  • Học phí học IFRS Online dao động từ 2.000.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ tùy thuộc trung tâm và khóa học lấy chứng chỉ;

  • Học phí học IFRS trực tiếp (Offline) dao động từ 5.000.000 VNĐ – 13.000.000 VNĐ tùy thuộc trung tâm và khóa học lấy chứng chỉ.

Nhìn chung, học phí các khóa học Online giúp tiết kiệm chi phí tới 50% so với các khóa học trực tiếp. Do đó, hiện các khóa học IFRS Online đang thu hút lượng lớn học viên theo học, đặc biệt trong bối cảnh COVID và xu hướng học Online đang được ưa chuộng.

Tùy thuộc vào nhu cầu học tập và khả năng tài chính mà bạn có thể lựa chọn hình thức tự học tại nhà, học trực tuyến hoặc học trực tiếp ở trung tâm đối với cả hai loại chứng chỉ này. Hiện nay, mức học phí khi theo học trực tiếp ở trung tâm đối với chứng chỉ DipIFR và chứng chỉ CertIFR lần lượt dao động ở mức 10.000.000 VNĐ – 13.000.000 VNĐ và 5.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ. Khi đăng ký khóa học online đối với cả hai loại chứng chỉ thì mức học phí sẽ được giảm so với việc học trực tiếp.

So sánh khác biệt VAS và IFRS

1. So sánh điểm khác biệt giữa VAS (Chuẩn mực kế toán Việt Nam) và IAS/IFRS (Chuẩn mực kế toán quốc tế)

VAS là chuẩn mực kế toán Việt Nam, trong đó bao gồm những quy định, hướng dẫn cần phải được tôn trọng khi tiến hành thực hiện các công việc liên quan đến kế toán cũng như khi trình bày những thông tin trong các báo cáo tài chính. VAS được Bộ Tài chính xây dựng dựa trên các chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS/IFRS) trong giai đoạn 2000 – 2005 theo nguyên tắc chọn lọc các thông lệ quốc tế và điều chỉnh phù hợp với trình độ quản lý của các doanh nghiệp và đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã xây dựng và ban hành được 26 VAS. Mặc dù VAS được xây dựng với tiêu chí tuân thủ hệ thống IAS/IFRS, thế nhưng giữa hai chuẩn mực kế toán này vẫn có nhiều điểm khác biệt. Thực tế, độ hòa hợp giữa VAS với IAS/IFRS chỉ đạt 68%, thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu 90% đề ra. Điều này khiến VAS bộc lộ nhiều khuyết điểm khi so sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế là IAS/IFRS. Dưới đây là những điểm khác biệt của hai chuẩn mực kế toán này:

  • VAS chưa có quy định đánh giá lại nợ phải trả, tài sản tại thời điểm báo cáo theo giá trị hợp lý, dẫn đến vấn đề sai sót thông tin khi làm BCTC và chưa phù hợp với chuẩn mực của IAS/IFRS. Ngoài ra, các quy định mẫu biểu báo cáo trong VAS được đánh giá là còn cứng nhắc, thiếu tính linh hoạt khi so sánh với mẫu báo cáo cụ thể như IAS/IFRS;

  • VAS 2 không yêu cầu quy định trình bày Báo cáo biến động vốn chủ sở hữu thành một báo cáo riêng biệt như IAS1, mà chỉ yêu cầu trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, các khoản doanh thu và chi phí tài chính được tính vào lãi/lỗ hoạt động kinh doanh trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là chưa phù hợp với thông lệ quốc tế;

  • VAS 3 quy định việc đánh giá lại tài sản cố định (gồm nhà xưởng, bất động sản, thiết bị) chỉ được phép khi có quyết định của Nhà nước, đưa tài sản đi liên kết, chia tách, góp vốn liên doanh, sáp nhập doanh nghiệp và các tổn thất tài sản hàng năm không được ghi nhận. Trong khi đó, IAS/IFRS yêu cầu các doanh nghiệp được lựa chọn mô hình đánh giá lại tài sản, xác định phần tổn thất tài sản hàng năm theo giá trị hợp lý;

  • VAS 11 yêu cầu khi có giao dịch hợp nhất kinh doanh, lợi thế thương mại sẽ được phân bổ dần trong thời hạn không quá 10 năm tính từ ngày mua. Tuy nhiên, IFRS yêu cầu các giá trị lợi thế thương mại tổn thất phải được đánh giá lại.

Ngoài những điểm khác biệt về nội dung trên, nhiều chuẩn mực báo cáo quốc tế không có nội dung tương đương trong VAS, chẳng hạn như IFRS 01, IFRS 07, IFRS 09, IFRS 14 và IAS 19, IAS 06, IAS 20, IAS 32, IAS 39, IAS 26, IAS 41…

2. Sự khác biệt giữa VAS và IAS/IFRS đến từ đâu?

Theo ý kiến của một chuyên gia, nguyên lãnh đạo Vụ chế độ Kế toán – Kiểm toán (Bộ Tài Chính), giữa VAS và IAS/IFRS tồn tại một khoảng cách đáng kể. Có nhiều lý giải cho sự khác biệt của 2 chuẩn mực kế toán này, trong đó có những nguyên nhân trực tiếp và những nguyên nhân gián tiếp (liên quan đến môi trường kế toán).

a. Nguyên nhân trực tiếp 

  • VAS được xây dựng dựa trên IAS/IFRS trong giai đoạn 2000 – 2005. Tuy nhiên, sau đó những quy định này không được cập nhật theo những sửa đổi của IAS/IFRS mới nhất;

  • IAS/IFRS hướng đến đo lường theo giá trị hợp lý còn VAS vẫn đo lường chủ yếu theo giá gốc;

  • IAS/IFRS yêu cầu khai báo nhiều thông tin sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn VAS.

b. Nguyên nhân gián tiếp (liên quan đến môi trường kế toán)

  • Như đã nêu ra ở trên, IAS/IFRS hướng đến yêu cầu khai báo thông tin sử dụng xét đoán và ước tính nhiều, trong khi VAS chú trọng sử dụng các thông tin chính xác và có sự chắc chắn cao. Do đó, VAS phù hợp với văn hóa của người Việt, đó là ưa chuộng dùng thông tin chính xác và không có tính rủi ro;

  • Trong bối cảnh trước đó, nền kinh tế thị trường Việt Nam chưa phát triển toàn diện, chưa liên thông được với các thị trường vốn trên thế giới, do đó việc xây dựng VAS phù hợp cho việc phục vụ các nhà đầu tư trên thị trường vốn không mạnh. Ngược lại, định hướng của IAS/IFRS là xây dựng hệ thống chuẩn mực kế toán hoàn toàn thị trường, hỗ trợ thị trường vốn. Như vậy, nhu cầu của các doanh nghiệp Việt Nam về áp dụng một hệ thống kế toán phức tạp và hợp lý như IAS/IFRS chưa thật sự cấp bách trong thời điểm trước đó;

  • Việt Nam theo hướng luật thành văn hay điển chế luật với sự minh bạch thông tin cổ đông thấp hơn nên VAS phù hợp với đặc điểm này. Trong khi đó IAS/IFRS yêu cầu tính minh bạch cao hơn, không phù hợp với nhà nước theo luật thành văn, điển chế luật như Việt Nam mà phù hợp với nước theo thông luật.

Học IFRS để làm gì?

Trước bối cảnh Bộ Tài chính đã phê duyệt việc thực hiện lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam, điều này đã làm nhu cầu tìm kiếm nhân sự am hiểu IFRS trong thị trường lao động ngành Kế – Kiểm – Tài chính tăng cao. Câu hỏi được đặt ra là việc theo đuổi chứng chỉ IFRS có lợi ích gì cho những người làm việc và học tập trong ngành?

  • Thứ nhất, việc trang bị kiến thức về IFRS giúp bạn đón đầu nhu cầu nhân lực am hiểu IFRS của thị trường tuyển dụng, đặc biệt là trong giai đoạn áp dụng tự nguyện từ năm 2022, và giai đoạn áp dụng bắt buộc từ 2025. Thực tế, số lượng học viên theo đuổi các chứng chỉ IFRS có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây., Vậy nên nếu bạn không trang bị sớm kiến thức thì có thể đối mặt với tình trạng tụt hậu so với đồng nghiệp. Thậm chí nguy cơ bị đào thải khỏi ngành do không đáp ứng được yêu cầu công việc là điều không thể tránh khỏi;

  • Thứ hai, các chứng chỉ IFRS là “bước đệm” hoàn hảo để bạn mở rộng cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp áp dụng IFRS như các công ty niêm yết thị trường, công ty FDI, ngân hàng thương mại, công ty đại chúng, các công ty mẹ…;

  • Thứ ba, người đã am hiểu và thành thục IFRS có nhiều cơ hội thăng tiến, trở thành kế toán tổng hợp, kế toán trưởng, phó phòng, trưởng phòng… bởi đây đều là các vị trí yêu cầu nhân sự nắm vững kiến thức về IFRS. Trong khi người khác còn chưa cập nhật đầy đủ kiến thức về IFRS mà bạn đã am hiểu IFRS, sở hữu các chứng chỉ quốc tế khẳng định sự am hiểu kiến thức,danh giá này thì bạn sẽ trở thành “ngôi sao sáng” trong mắt sếp và các chủ doanh nghiệp. Thực tế, mức lương của các nhân sự Kế toán, Tài chính am hiểu IFRS có thể cao gấp 3, 4 lần so với mức lương trung bình của thị trường (theo khảo sát của SAPP Academy năm 2020 về các vị trí tuyển dụng yêu cầu khả năng am hiểu các chuẩn mực IFRS);

  • Thứ tư, các doanh nghiệp còn lại mặc dù có một số doanh nghiệp không thuộc danh sách bắt buộc áp dụng IFRS nhưng vẫn cần tuân thủ Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Việt Nam (hay còn gọi là VFRS) theo định hướng IFRS. Bản chất của VFRS được xây dựng theo định hướng của IFRS, đảm bảo mức độ phù hợp cao nhất với thông lệ quốc tế và luôn cập nhật với sự thay đổi của IFRS. Như vậy, kể cả khi không làm việc trong các tổ chức áp dụng IFRS, bạn vẫn cần trang bị kiến thức IFRS để đáp ứng nghiệp vụ công việc được yêu cầu trong tương lai.

Đối tượng nên học IFRS

Từ thời điểm tháng 3/2021, Bộ Tài chính phê duyệt Đề án áp dụng các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế IFRS, điều này đòi hỏi đội ngũ nhân sự làm việc trong lĩnh vực Kế toán – Tài chính – Kiểm toán cần cập nhật các kiến thức về IFRS để thuận lợi cho xu thế phát triển của thị trường lao động.

Những đối tượng nào nên theo học IFRS?

  • Kiểm toán viên, kế toán viên có kiến thức chuyên môn hoặc nền tảng báo cáo tài chính, có nhu cầu cập nhật kiến thức nền tảng về IFRS, muốn bắt kịp xu hướng chuyển dịch từ VAS sang IFRS;

  • Hội viên ACCA muốn có chứng chỉ IFRS trước khi Việt Nam chính thức áp dụng bắt buộc các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với doanh nghiệp trong nước, hoặc chỉ đơn giản là có nhu cầu cập nhật kiến thức mới nhất về IFRS.

7.1. Chứng chỉ CertIFR

  • Kiểm toán viên, kế toán viên có kiến thức chuyên môn hoặc nền tảng báo cáo tài chính, có nhu cầu cập nhật kiến thức nền tảng về IFRS, muốn bắt kịp xu hướng chuyển dịch từ VAS sang IFRS;

  • Hội viên ACCA muốn có chứng chỉ IFRS trước khi Việt Nam chính thức bắt buộc ứng dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với doanh nghiệp trong nước hoặc chỉ đơn giản là có nhu cầu cập nhật kiến thức mới nhất về IFRS.

7.2. Chứng chỉ DipIFR

Kiểm toán viên, kế toán viên chuyên nghiệp đáp ứng một trong những điều kiện sau:

  • 2 năm kinh nghiệm kế toán hoặc có bằng cấp liên quan (đảm bảo được miễn 4 môn BT/AB/F1, MA/F2, FA/F3 và LW/F4);

  • 2 năm kinh nghiệm kế toán liên quan và có chứng chỉ CertIFR;

  • 3 năm kinh nghiệm kế toán liên quan;

  • Hội viên dự bị ACCA.

Chứng chỉ DipIFR yêu cầu kiến thức nền tảng, kinh nghiệm và giới hạn thời gian tổ chức thi, do đó chứng chỉ này phù hợp với học viên có nền tảng vững chắc về IFRS, đang có nhu cầu tìm chứng chỉ nâng cao. Trong trường hợp mục tiêu của bạn là chứng chỉ DipIFR nhưng vẫn chưa đáp ứng được các điều kiện học và thi của chứng chỉ này, bạn có thể học chứng chỉ CertIFR trước và tích lũy đủ kinh nghiệm hoặc học chứng chỉ ACCA hoặc tích lũy các kinh nghiệm liên quan cần thiết.

Doanh nghiệp nào sẽ áp dụng IFRS?

Trong “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”, Bộ Tài chính đã nhận định những đối tượng doanh nghiệp sẽ áp dụng IFRS, đó là:

  • Công ty niêm yết và công ty con có công ty mẹ là công ty niêm yết;

  • Công ty đại chúng có quy mô lớn;

  • Công ty có vốn đầu tư nước ngoài FDI, công ty con của một công ty nước ngoài;

  • Ngân hàng thương mại (do ngân hàng nhà nước quy định);

  • Công ty mẹ nằm trong tập đoàn kinh tế nhà nước;

  • Các công ty mẹ khác được khuyến khích áp dụng.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sẽ áp dụng bộ chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (VFRS) theo định hướng phù hợp với IFRS. Dự đoán, trong tương lai, khi hệ thống kế toán và nhân lực được cải thiện, các doanh nghiệp SMEs sẽ tiến tới áp dụng IFRS.

Chứng chỉ IFRS

Chứng chỉ IFRS được hiểu là hai chứng chỉ về đào tạo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA), bao gồm chứng chỉ CertIFR (Certificate in International Financial Reporting) và chứng chỉ DipIFR (Diploma in International Financial Reporting). Đây là hai chứng chỉ mà nhân sự trong ngành Kế toán – Tài chính – Kiểm toán nên theo đuổi để cập nhật kiến thức toàn diện về chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS, đón đầu lộ trình áp dụng quá trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS ở Việt Nam từ 2022, cũng như giúp nâng cao kiến thức chuyên ngành và tạo tiền đề thăng tiến trên con đường sự nghiệp sau này.

Nhìn chung, hai chứng chỉ CertIFR và chứng chỉ DipIFR đều giúp học viên cập nhật kiến thức về chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS, thế nhưng chúng vẫn có những điểm khác biệt mà học viên cần lưu ý trước khi chính thức theo đuổi bất kỳ chứng chỉ nào. Cụ thể:

  • Khóa học chứng chỉ CertIFR đào tạo ở cấp độ cơ bản về IFRS, vậy nên sẽ phù hợp cho những học viên mới bắt đầu tìm hiểu và chưa có nhiều kinh nghiệm về IFRS;

  • Mặt khác, khóa học chứng chỉ DipIFR sẽ đào tạo kiến thức về IFRS ở cấp độ nâng cao hơn, do đó sẽ có ưu thế với những học viên đã từng tham gia khóa học CertIFR, các khóa học tương đương về IFRS hoặc có kinh nghiệm làm việc về IFRS trong thực tế.

Ngoài đặc điểm của riêng từng khóa học, khi lựa chọn theo đuổi các chứng chỉ IFRS, học viên có thể tham khảo thêm những thông tin liên quan đến mức học phí, thời gian hoàn thành khóa học, tỷ lệ đỗ chứng chỉ… từ đó có sự lựa chọn phù hợp cho nhu cầu học tập và định hướng của bản thân sau này.

Chứng chỉ DipIFR là gì?

Chứng chỉ DipIFR (Diploma in International Financial Reporting), còn được biết đến là chứng chỉ Lập báo cáo tài chính quốc tế nâng cao, được cấp bởi ACCA.

Khi theo đuổi chứng chỉ DipIFR, người học sẽ được phát triển các kiến thức và hiểu biết về các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, cụ thể là cách áp dụng cũng như các khái niệm và nguyên tắc làm nền tảng cho chúng.

DipIFR

Nguồn: slideshare.net

Chứng chỉ CertIFR là gì?

Chứng chỉ CertIFR (Certificate in International Financial Reporting), được hiểu là chứng chỉ Lập báo cáo tài chính quốc tế, được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA).

Tại Việt Nam, chứng chỉ này được cấp bởi ACCA và VACPA – Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam, thể hiện sự uy tín và danh giá, là công nhận khả năng lập báo cáo tài chính theo chuẩn IFRS của người sở hữu.

Chứng chỉ CertIFR giúp người học hiểu rõ các nguyên tắc của Chuẩn mực kế toán Quốc tế (IAS) và IFRS, nguyên tắc hoạt động của IASB (Ủy Ban Chuẩn mực Kế toán Quốc) và cách áp dụng IFRS vào trong thực tế, phục vụ cho việc học tập và con đường sự nghiệp sau này.

IFRS

Nên chọn chứng chỉ CertIFR hay DipIFR?

Chứng chỉ CertIFR Chứng chỉ DipIFR
Giống nhau Nội dung Liên quan đến chuẩn mực báo cáo quốc tế IFRS
Đối tượng Những người cần có kiến thức về Kế toán -Tài chính
Bài thi Chỉ 1 bài thi duy nhất, 1 khóa học duy nhất
Điểm tối thiểu để đỗ

50%

Khác nhau Mục đích
  1. Giúp hiểu cách sử dụng IFRS trên toàn thế giới;
  2. Giải thích cách Tổ chức Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRSF)/ Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) hoạt động và cách thức chúng thay đổi;
  3. Kiểm tra các yêu cầu cơ bản của IFRS trên tiêu chuẩn;
  4. Cung cấp hướng dẫn về cách sử dụng IFRS trong thực tế.
  1. Giúp hiểu, giải thích và áp dụng Khung khái niệm của IASB cho Báo cáo tài chính;
  2. Áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS có liên quan đến các yếu tố chính của báo cáo tài chính;
  3. Xác định và áp dụng các yêu cầu công khai thông tin cho các công ty trong báo cáo tài chính và ghi chú;
  4. Giúp lập báo cáo tài chính tập đoàn (không bao gồm báo cáo lưu chuyển tiền tệ tập đoàn) bao gồm các công ty con, công ty liên kết và thỏa thuận chung.
Yêu cầu học viên Không có yêu cầu. Sinh viên đại học hoặc người đi làm trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính muốn cập nhật kiến thức về IFRS để áp dụng vào công việc. 3 năm kinh nghiệm kế toán liên quan.

Hoặc 2 năm kinh nghiệm kế toán và bằng cấp liên quan (đảm bảo ít nhất trường hợp miễn trừ cho các môn cấp độ Kiến thức ứng dụng (AB/F1, MA/F2, FA/F3) và LW/F4;

Hoặc 2 năm kinh nghiệm liên quan và sở hữu chứng chỉ CertIFR.

Hoặc đã hoàn tất chương trình ACCA.

Hình thức bài thi Thi trắc nghiệm trên máy tính bằng hình thức Online ở bất cứ đâu. Thi trực tiếp trên giấy ở hội đồng thi.
Thời lượng bài thi 1 tiếng 3 tiếng 15 phút
Thời gian tổ chức bài thi Quanh năm 2 lần trong năm: Tháng 6 và tháng 12.
Giới hạn lần thi 1 tài khoản được thi 3 lần trong vòng 3 tháng. Nếu thi hết 3 lần, muốn thi tiếp yêu cầu mua tài khoản thi mới. Không giới hạn.
Lệ phí thi
  1. Lệ phí chuẩn: £250 gồm tài khoản thi và tài liệu học, £145 cho riêng tài khoản thi hoặc tài liệu học;
  2. Lệ phí dành cho hội viên ACCA:  £190 gồm tài khoản thi và tài liệu học, £110 cho riêng tài khoản thi hoặc tài liệu học;
  3. Học viên khóa học CertIFR Online SAPP Academy: nhận ưu đãi £80 cho tài khoản thi và tài liệu học.
  1. Lệ phí đăng ký: £36;
  2. Lệ phí bài thi: £126.
Tỷ lệ đỗ toàn cầu Cao hơn Thấp, tháng 12/2021 đạt 39%
Học phí Thấp hơn Cao hơn

Đối với những người mong muốn cập nhật kiến thức IFRS và có nhu cầu được nhận chứng chỉ liên quan nhanh chóng, chứng chỉ CertIFR sẽ là lựa chọn phù hợp hơn DipIFR. Bởi chứng chỉ này không yêu cầu đầu vào khắt khe, mỗi tài khoản được quyền thi 3 lần, có thể đăng ký thi bất kỳ thời điểm nào trong năm, hình thức thi online nên không phụ thuộc vào hội đồng thi. Ngoài ra, chứng chỉ CertIFR có ưu điểm là thời gian hoàn thành khóa học nhanh chóng, tỷ lệ đỗ cao hơn so với chứng chỉ DipIFR.

Tuy nhiên, nếu học viên đã có nền tảng nhất định về IFRS, có nhu cầu tìm kiếm chứng chỉ IFRS nâng cao, việc học chứng chỉ DipIFR sẽ có lợi thế hơn. Trong trường hợp học viên có nhu cầu học và thi chứng chỉ DipIFR nhưng chưa đủ các điều kiện học thì có thể tham khảo 2 định hướng dưới đây:

  • Lựa chọn 1: Học chứng chỉ CertIFR và tích lũy các kinh nghiệm cần thiết;

  • Lựa chọn 2: Hoàn thành chứng chỉ ACCA và tích lũy kinh nghiệm cần bổ sung.

Nhìn chung, việc lựa chọn giữa chứng chỉ CertIFR hay DipIFR còn tùy thuộc vào định hướng nghề nghiệp, thời gian và năng lực tài chính của từng học viên. Dưới đây là bài viết so sánh chi tiết hơn về hai chứng chỉ CertIFR và DipIFR, bạn có thể tham khảo để đưa ra quyết định chính xác nhất.

>>> Xem thêmNên chọn chứng chỉ CertIFR hay DipIFR?

Kỳ thi chứng chỉ CertIFR

Kỳ thi chứng chỉ CertIFR được tổ chức quanh năm và được tổ chức bởi Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA). Sau khi hoàn thành kỳ thi CertIFR với số điểm tối thiểu trên 50%, bạn sẽ nhận được chứng chỉ CertIFR từ ACCA (Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc) và VACPA (Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam).

Chứng chỉ CertIFR

Chỉ sau 2 giờ hoàn thành bài thi, nếu học viên đủ số điểm đỗ chứng chỉ CertIFR, bạn sẽ nhận được bản mềm chứng chỉ qua email cá nhân.

Những lợi ích nhận được khi sở hữu chứng chỉ CertIFR:

  • Có cơ hội sở hữu chứng chỉ danh giá do hiệp hội ngành nghề uy tín ACCA cấp;

  • Cung cấp kiến thức, kỹ năng để áp dụng IFRS vào công việc thực tế;

  • Giúp người lao động được đánh giá cao về chuyên môn nghề nghiệp, từ đó mở rộng cơ hội thăng tiến trong các lĩnh vực ngành nghề kế toán, kiểm toán, tài chính và ngân hàng;

  • Mở rộng cánh cửa làm việc tại các công ty đa quốc gia, công ty con có công ty mẹ ở nước ngoài, các công ty niêm yết… những đối tượng nằm trong nhóm bắt buộc áp dụng IFRS do Bộ Tài chính quy định.

Đối tượng nào nên theo học chứng chỉ CertIFR?

Chứng chỉ CertIFR ra đời với mục đích tăng cường cơ hội nghề nghiệp cho người lao động có nhu cầu làm việc trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế – Ngân hàng, bao gồm:

  • Sinh viên đang theo học chuyên ngành kiểm toán, kế toán, tài chính, ngân hàng tại các trường đại học hoặc cao đẳng;

  • Nhân viên làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán hoặc chuyên gia tài chính, chuyên viên tài chính có nhu cầu theo đuổi IFRS để áp dụng trong công việc;

  • Nhà đầu tư, người kinh doanh muốn tìm hiểu các chuẩn mực quốc tế trong lập báo cáo tài chính;

  • Người lao động muốn có chứng chỉ IFRS để có thể thăng tiến trong sự nghiệp, tạo vị thế cạnh tranh trong thị trường lao động.

Thi chứng chỉ CertIFR ở đâu?

Thí sinh có thể thi chứng chỉ CertIFR theo hình thức online ở bất cứ đâu.

Một số lưu ý khi thi Online CertIFR:

  • Bạn có thể đăng ký thi và nộp lệ phí bất cứ lúc nào trong năm. Tài  khoản thi có thời hạn 6 tháng kể từ ngày kích hoạt;

  • Số lần thi tối đa: 3 lần;

  • Bài thi gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm với thời gian thi là 1 tiếng;

  • Bạn sẽ đỗ chứng chỉ CertIFR nếu kết quả bài thi đạt trên 50%;

  • Sau khi nộp bài và có kết quả thi đỗ, bạn sẽ được gửi bản mềm chứng chỉ quả email trong vòng 2 giờ.

Lợi ích khi sở hữu chứng chỉ CertIFR

Ngay sau thời điểm Bộ Tài chính phê duyệt đề án Áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS vào Việt Nam, chứng chỉ CertIFR đã trở thành “chìa khóa” cho nhân sự ngành kế toán mở rộng cánh cửa cơ hội nghề nghiệp sau này. Chứng chỉ CertIFR chính là minh chứng rõ ràng nhất cho năng lực hiểu biết về IFRS và sẽ dần trở thành thước đo trong việc khẳng định năng lực chuyên môn của các ứng viên trong ngành kế toán.

Như vậy việc sở hữu chứng chỉ CertIFR sẽ giúp bạn trở nên nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng, đồng thời gia tăng cơ hội có được mức lương mong muốn. Tại thời điểm mà các doanh nghiệp Việt Nam đang thay đổi để chuyển đổi từ VAS sang IFRS, sự thiếu hụt nhân sự kế toán chất lượng cao sẽ mang đến cơ hội vô cùng lớn đối với những cá nhân sở hữu chứng chỉ này.

Nên học chứng chỉ CertIFR Online hay Offline?

Không có câu trả lời cụ thể cho việc học viên nên lựa chọn khóa học CertIFR Online hay Offline, bởi điều này còn tùy thuộc vào quỹ thời gian, khả năng tài chính và năng lực tự học của mỗi cá nhân. Nhìn chung, trước khi đưa ra quyết định chính thức về việc lựa chọn hình thức học nào, bạn có thể tham khảo những gợi ý dưới đây của SAPP Academy:

  • Người bận rộn, không có nhiều thời gian rảnh vào cuối tuần hay buổi tối, chẳng hạn như người đi làm, sinh viên… sẽ phù hợp với hình thức học online;

  • Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc học online sẽ hạn chế việc tập trung nơi đông người, tránh tiếp xúc với người khác nên giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh;

  • Phương pháp học online giúp tiết kiệm tài chính vì mức học phí sẽ có nhiều ưu đãi hơn so với việc đi học trực tiếp ở trung tâm;

  • Hình thức học offline sẽ phù hợp hơn với học viên có khả năng tự học kém, cần được giảng viên đốc thúc trong quá trình học tập.

Bạn có thêm tìm hiểu thêm thông tin về các khóa học ở bài viết sau đây để có cơ sở đưa ra quyết định chính xác nhất:

Ai cấp chứng chỉ CertIFR?

Chứng chỉ CertIFR được cấp bởi ACCA (Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc) và VACPA (Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam), đây đều là những hiệp hội nghề nghiệp danh giá hàng đầu hiện nay trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính.

VACPA là tổ chức nghề nghiệp của công dân Việt Nam có chứng chỉ kiểm toán viên độc lập và các doanh nghiệp kiểm toán ở Việt Nam tự nguyện thành lập. Còn ACCA là Hiệp hội quốc tế của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, kế toán và cũng là đơn vị chủ quản tiến hành tổ chức kỳ thi CertIFR.

Hiệp hội ACCA được thành lập vào năm 1904 tại nước Anh, đến thời điểm hiện tại thì đã trở thành tổ chức nghề nghiệp lớn nhất trên thế giới với mạng lưới hơn 233000 hội viên và 544000 học viên trên toàn cầu. Giá trị của những chứng chỉ do ACCA cấp đã được công nhận rộng rãi tại 179 quốc gia. Hiện nay, ACCA là Hiệp hội ngành nghề có mức tăng trưởng cao nhất trên thế giới. Tính đến tháng 9/2020, ACCA Việt Nam là Hiệp hội ngành nghề quốc tế đầu tiên có hơn 1.300 hội viên, hơn 8.000 học viên và hơn 50 doanh nghiệp đối tác. Các hội viên ACCA được công nhận về năng lực và đang làm việc tại những vị trí cao cấp trong các cơ quan, bộ ban hành, tập đoàn, ngân hàng và nhiều tổ chức khác trong và ngoài nước.

Giá trị chứng chỉ CertIFR

Chứng chỉ CertIFR được cấp bởi ACCA (Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc) và VACPA (Hội Kiểm toán viên Hành nghề Việt Nam).

  • Đối với người lao động, việc sở hữu chứng chỉ này sẽ giúp bạn tạo được “hình ảnh” là một nhân sự có kiến thức chuyên sâu, đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế trong xây dựng báo cáo tài chính và các lĩnh vực chuyên môn khác.

  • Đối với doanh nghiệp, việc sở hữu một đội ngũ nhân sự có chứng chỉ CertIFR sẽ giúp nâng cao năng suất của người lao động, xây dựng uy tín và thương hiệu đối với cổ đông, các đối tác và khách hàng.

Thời hạn chứng chỉ CertIFR

Chứng chỉ CertIFR không có thời hạn, do đó việc chủ động chuẩn bị cho bản thân chứng chỉ danh giá này sẽ giúp bạn tự tin nắm được nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Điều kiện thi chứng chỉ CertIFR

Học viên không cần phải có văn bằng chính quy hoặc kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán kiểm toán để bắt đầu theo học, vì chứng chỉ CertIFR có đầu vào hoàn toàn mở.

Hình thức thi chứng chỉ CertIFR

Hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính, thí sinh có thể tham gia thi online tại bất kỳ địa điểm nào. Thời gian làm bài thi 1 tiếng và thời gian tổ chức thi là quanh năm, điều này giúp thí sinh dễ dàng sắp xếp lịch trình và thời gian tham gia. Cấu trúc bài thi gồm 25 câu trắc nghiệm với mức điểm pass là trên 50%, học viên có 3 lần thi để vượt qua bài đánh giá.

Lệ phí thi chứng chỉ CertIFR

Lệ phí chuẩn 

£250 gồm tài khoản thi và tài liệu học, £145 cho riêng tài khoản thi hoặc tài liệu học;

Lệ phí dành cho hội viên ACCA

£190 gồm tài khoản thi và tài liệu học, £110 cho riêng tài khoản thi hoặc tài liệu học;

Học viên khóa học CertIFR Online của SAPP Academy

Nhận ưu đãi £80 cho tài khoản thi và tài liệu học.

Thi chứng chỉ CertIFR có khó không?

Đối với những học viên mong muốn cập nhật kiến thức IFRS và sở hữu chứng chỉ khẳng định năng lực nhanh chóng, chứng chỉ CertIFR sẽ là lựa chọn phù hợp bởi điều kiện đầu vào không yêu cầu khắt khe, được quyền thi 3 lần, thi online không phụ thuộc vào hội đồng thi và tỷ lệ đỗ toàn cầu cao.

Tỷ lệ đỗ chứng chỉ CertIFR

Cho đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ đỗ chứng chỉ CertIFR chưa công khai. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia dự đoán tỷ lệ đỗ của chứng chỉ này cao hơn chứng chỉ DipIFR.

Với đội ngũ giảng viên chất lượng, SAPP Academy tự hào có tỷ lệ đỗ chứng chỉ của học viên đạt tới 100%, cao hơn tỷ lệ đỗ toàn cầu.

Hướng dẫn đăng ký thi chứng chỉ CertIFR

Học viên theo đuổi chứng chỉ CertIFR có thể đăng ký thi theo 2 hình thức: tự đăng ký thi tại nhà hoặc nhờ trung tâm đang theo học hỗ trợ mở tài khoản (tuy nhiên hình thức này còn tùy thuộc vào chính sách của từng trung tâm).

Đối với những học viên đang theo học chứng chỉ CertIFR tại SAPP Academy, chúng tôi không chỉ hỗ trợ miễn phí cho bạn trong việc mở tài khoản để đăng ký dự thi mà còn tư vấn lộ trình học tập và dành nhiều ưu đãi đặc biệt khác, giúp bạn thuận lợi đạt được chứng chỉ danh giá này. Tại SAPP Academy, học viên sẽ có cơ hội nhận được voucher lên tới 160 GBP ~ 4.900.000 VNĐ giảm tài khoản thi chứng chỉ CertIFR.

Chi phí học chứng chỉ CertIFR như thế nào?

Tùy thuộc vào nhu cầu và phương pháp học tập, học viên có thể lựa chọn giữa việc tham gia khóa học CertIFR online hay đi học trực tiếp ở trung tâm. Đối với hình thức học trực tiếp ở trung tâm, chi phí cho một khóa học dao động từ 5.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ. Trong khi, mức học phí khi tham gia khóa học CertIFR online sẽ ít hơn, chỉ khoảng 2.000.000 VNĐ – 4.000.000 VNĐ.

Trước nhu cầu thực tế về việc sử hữu chứng chỉ CertIFR hiện nay, nhằm mục đích đem tới hỗ trợ học phí tốt nhất cho học viên, hiện tại khóa học CertIFR Online – Lập Báo cáo tài chính theo chuẩn IFRS có ưu đãi giảm tới 1.200.000 VNĐ.

Tại sao nên chọn khóa học CertIFR tại SAPP?

  • Tỷ lệ đỗ 100% chứng chỉ CertIFR về lập BCTC chuẩn IFRS ngay lần thi đầu tiên;

  • Gồm 40h với 34 chuẩn mực IFRS cần thiết, giúp chinh phục chứng chỉ CertIFR danh giá toàn cầu được cấp bởi ACCA và VACPA;

  • 2h học trực tuyến 1:1 với giảng viên Phạm Cao Kỳ, hội viên ACCA, VACPA có nhiều kinh nghiệm thực tế làm việc với IFRS;

  • Trọn bộ video Hướng dẫn bút toán chuyển đổi các khoản mục trên BCTC từ VAS sang IFRS;

  • Slide bài giảng được thiết kế theo dạng sơ đồ hóa đi kèm;

  • Gần 10+ tài liệu bổ trợ miễn phí: Video Hướng dẫn bút toán chuyển đổi các khoản mục trên Báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS, Video Case Study hướng dẫn lên BCTC chuẩn IFRS hoàn chỉnh, Từ điển IFRS, Bản dịch IFRS …

  • Giải đáp 24/7 ngay tại bài giảng, Group lớp, các kênh hỗ trợ của SAPP.

  • Hỗ trợ thủ tục đăng ký tài khoản thi chứng chỉ CertIFR với Voucher giảm lệ phí thi 155 Bảng tương đương 4.900.000đ;

Đặc biệt: Chương trình học được nâng cấp với nội dung So sánh chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và Chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) để phù hợp với học viên Việt Nam.

Kinh nghiệm thi chứng chỉ CertIFR

Hiện nay, khóa học CertIFR Online tại SAPP Academy đã có hơn 1.500 học viên tin tưởng và theo học. Nhiều học viên đã nhanh chóng thi đỗ chứng chỉ CertIFR, đem tới tỷ lệ đỗ đạt tới 100%, cao vượt trội.

Cùng khám phá một số kinh nghiệm thi chứng chỉ CertIFR được chia sẻ bởi học viên SAPP Academy dưới đây.

1. Bắt kịp xu hướng chuyển đổi VAS sang IFRS, trưởng nhóm kế toán thi đỗ chứng chỉ CertIFR

Từ năm 2020, các doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường Việt Nam dần chuyển đổi từ việc sử dụng Chuẩn mực báo cáo kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS. Hiện nay, nhu cầu về đội ngũ nhân sự chất lượng cao, sở hữu các chứng chỉ IFRS đang ngày càng tăng cao trong thị trường tuyển dụng.

Nhân sự Kế toán đang đứng trước quyết định quan trọng: Sẵn sàng thay đổi, cập nhật kiến thức, bắt kịp xu thế ngành hay chấp nhận thụt lùi, bị đào thải bởi nhân sự cùng ngành. Đây không chỉ tạo ra áp lực thay đổi mà còn là cơ hội của nhân sự Kế toán bứt phá sự nghiệp.

Thấu hiểu tầm quan trọng của việc học chứng chỉ CertIFR về IFRS, chị Dung đã quyết định lựa chọn SAPP Academy đồng hành cùng chặng đường học tập này và đã gặt hái được thành quả vượt ngoài mong đợi.

IFRS

Khi được hỏi về về quá trình học tập của chị Thuý Dung khi quyết định học tại SAPP, chị có chia sẻ rằng: “Chị rất ấn tượng với giảng viên trực tiếp giảng dạy là thầy Phạm Cao Kỳ, thầy là ACCA Member với trình độ chuyên môn cao, rất tận tâm với học viên”.

>>> Xem thêm: Thi đỗ chứng chỉ CertIFR về IFRS với lần thi duy nhất, trưởng nhóm kế toán Nguyễn Thị Thuý Dung đã làm như thế nào?

SAPP Academy là một trong những đơn vị dẫn đầu trong việc đào tạo chứng chỉ CertIFR hiện nay và được công nhận là Đối tác Đào tạo Cấp độ Vàng của ACCA. Đồng thời, SAPP Academy cũng là đơn vị được Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) và Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA) chỉ định đào tạo chứng chỉ lập báo cáo tài chính quốc tế – chứng chỉ CertIFR.

2. Thi đỗ chứng chỉ CertIFR, nhảy việc thành công lên Senior Accountant Manager

Khi đăng ký khóa học CertIFR Online tại SAPP, học viên sẽ luôn được giải đáp 24/7 ngay tại bài giảng, group lớp và các kênh hỗ trợ, tăng khả năng tương tác và hiệu quả học tập của học viên.

Chứng chỉ CertIFR

Khi ôn luyện chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới, chị Giang cho biết: “Do khóa học 100% Online nên mình có thể tùy chỉnh nội dung khóa học của mình theo sự hiểu biết và thời gian thực tế của mình. Mình tập trung vào những chuẩn mực mình đã quen thuộc và áp dụng nhiều trước. Đối với những chuẩn mực quá khó và ít áp dụng thì mình bắt đầu học sau.”

Chị Giang cũng nhấn mạnh khi gặp phải những câu hỏi hay những vấn đề chưa giải đáp được, chị sẽ đăng lên group và sẽ được thầy Kỳ giải thích cặn kẽ. Chị cũng kết hợp việc học IFRS và ôn lại kiến thức về VAS vì trong quá trình học cũng có sự so sánh giữa 2 chuẩn mực này.

“Mình chỉ cần tập trung nhiều vào ý chính của các chuẩn mực cơ bản cùng với đó là ghi nhớ những kiến thức mà giảng viên cung cấp, ôn luyện lại với hệ thống bài tập là mình có thể tự tin bước vào kỳ thi của ACCA rồi.” – Chị Giang chia sẻ.

>>> Xem thêm: Thành công thăng tiến lên vị trí Senior Accountant Manager khi sở hữu chứng chỉ CertIFR về IFRS

Tài liệu IFRS

Với mục đích hỗ trợ học viên chuyên ngành Kế toán – Tài chính dễ dàng đạt được các chứng chỉ thuộc IFRS, SAPP Academy xin gửi tặng 10 tài liệu học miễn phí chứng chỉ IFRS, được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên chất lượng cao đang làm việc tại SAPP.

  1. Từ điển IFRS độc quyền của SAPP Academy gồm 300 từ vựng chuyên ngành;
  2. Bản dịch tiếng Việt các chuẩn mực IFRS do Bộ Tài chính biên soạn;
  3. Video Hướng dẫn bút toán chuyển đổi các khoản mục trên Báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS;
  4. Báo cáo tổng hợp sự khác nhau giữa VAS và IFRS do VACPA tổng hợp;
  5. Case Study hướng dẫn lên BCTC chuẩn IFRS;
  6. Các chuẩn mực IFRS bằng tiếng Anh của Ifrs.org;
  7. Sách học chứng chỉ CertIFR;
  8. Mẫu báo cáo tài chính theo chuẩn IFRS với 2 phiên bản của SAPP Academy;
  9. Tài liệu báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn IFRS do SAPP Academy biên soạn;
  10. Tóm tắt kiến thức và bài tập điển hình của các chuẩn mực IFRS.

Anh/chị hãy truy cập vào bài viết bên dưới để nhận tài liệu học miễn phí chứng chỉ IFRS đến từ SAPP nhé!

Các câu hỏi thường gặp về IFRS và chứng chỉ CertIFR?

Sau thời điểm Bộ Tài chính phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính cho các doanh nghiệp hoạt động trong thị trường Việt Nam, nhu cầu theo đuổi các chứng chỉ về IFRS, đặc biệt là chứng chỉ CertIFR đang ngày càng tăng cao. Việc sở hữu các chứng chỉ danh giá này không chỉ giúp bạn cập nhật kiến thức chuyên môn mà còn tạo ưu thế trong mắt nhà tuyển dụng và mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau này.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về IFRS và chứng chỉ CertIFR:

  • Nên cập nhật IFRS vào thời điểm nào?

  • Mức lương trung bình khi am hiểu IFRS là bao nhiêu?

  • Cơ hội nghề nghiệp khi am hiểu IFRS

  • Không làm kế toán có học được chứng chỉ CertIFR không?

  • Không có tiếng Anh có học được chứng chỉ CertIFR không?

  • Doanh nghiệp nên chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS?

  • Nhân sự Kế toán – Kiểm toán nên chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS?

  • Kế toán thuộc doanh nghiệp không áp dụng IFRS, có nên cập nhật IFRS không?

  • Chứng chỉ CertIFR khác gì với chứng chỉ ACCA?

  • So sánh nội dung chứng chỉ CertIFR, chứng chỉ DipIFR với môn FA/F3 và FR/F7 ACCA?

  • Đang học chứng chỉ ACCA, có cần học chứng chỉ CertIFR không?

  • Sở hữu chứng chỉ IFRS có được miễn môn nào của chứng chỉ ACCA không?

  • Khóa học lấy chứng chỉ CertIFR uy tín hiện nay.

Mong rằng giải đáp của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về IFRS và chứng chỉ CertIFR.

Không làm kế toán có học được chứng chỉ CertIFR không?

Với mong muốn mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho tất cả đối tượng có niềm đam mê với ngành nghề kế toán, kiểm toán, Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc ACCA (đơn vị cấp chứng chỉ CertIFR) khẳng định: Học viên muốn theo đuổi chứng chỉ CertIFR không cần phải có văn bằng chính quy hoặc kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán trước đó, bởi lẽ chứng chỉ này có đầu vào hoàn toàn “mở” với tất cả mọi người.

Nhân sự Kế toán - Kiểm toán - Tài chính nên chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS?

IFRS là các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, được xây dựng bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế – IASB. Tại thời điểm tháng 4/2018, đã có 133/164 quốc gia chấp nhận áp dụng chuẩn mực IFRS, phần đông các quốc gia còn lại đều đã phê duyệt việc áp dụng hoặc đang tiến hành lộ trình áp dụng IFRS trong công tác lập báo cáo tài chính. Tại thị trường Việt Nam, Bộ Tài chính đã phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”  (16/3/2020), với mục đích hướng tới áp dụng IFFR và VFRS – chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam (được xây dựng theo định hướng của IFRS) cho các doanh nghiệp đang hoạt động trong nước.

Trong bối cảnh chuyển đổi từ VAS sang IFRS/VFRS đã đặt ra nhiều thách thức cho đội ngũ nhân sự đang làm việc trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán. Người lao động nên có sự chuẩn bị kỹ càng về mặt kiến thức để có thể thực hiện đúng lộ trình áp dụng IFRS, nếu không sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi môi trường ngành. Để chuẩn bị kiến thức IFRS đúng, đủ và nhanh chóng, các nhân sự trong ngành kế toán – kiểm toán cần:

  • Chủ động học hỏi và tích lũy kiến thức, kỹ năng về tiếng Anh, IFRS bằng cách tham khảo các tài liệu của Bộ Tài chính, các chuẩn mực của IFRS và các tài liệu khác của những trung tâm đào tạo, hiệp hội ngành nghề uy tín;

  • Nắm vững sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) để có thể áp dụng đúng, chính xác kiến thức vào thực tiễn;

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ từ các hiệp hội uy tín như ACCA, VACPA để được giải đáp các kiến thức chuyên ngành, các khó khăn phát sinh trong lộ trình áp dụng IFRS đối với doanh nghiệp mình;

  • Nhanh chóng nâng cao cập nhật năng lực vì IFRS gồm nhiều chuẩn mực, để thuần thục và nhuần nhuyễn cần nhiều thời gian.

>>> Tham khảo: Khóa học IFRS Online với 40h học hàng đầu hiện nay

Nên cập nhật IFRS vào thời điểm nào?

IFRS (International Financial Reporting Standards) được biết đến là các chuẩn mực được sử dụng trong báo cáo tài chính quốc tế, được công nhận ở hơn 160 quốc gia. IFRS được coi như ngôn ngữ kế toán chung của toàn cầu, với mục đích là giúp các báo cáo tài chính có thể minh bạch, thống nhất, thực hiện chính xác và có thể dễ dàng so sánh giữa công ty này với công ty khác, quốc gia này và quốc gia khác. Trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, việc áp dụng các chuẩn mực IFRS trong lập báo cáo tài chính giúp phản ánh chính xác giá trị của tổ chức và doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí khi chuyển đổi báo cáo tài chính giữa các công ty, doanh nghiệp có chi nhánh ở nước ngoài. Theo xu hướng đến năm 2025, các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng bắt buộc các chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế – IFRS trong hoạt động,do đó việc nâng cao kiến thức về IFRS cho đội ngũ nhân sự kế toán, kiểm toán viên là điều cần thiết.

Từ tháng 3/2020, sau khi Bộ Tài chính phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam”, câu hỏi “Khi nào nên cập nhật kiến thức về IFRS?” đã trở thành băn khoăn của nhiều nhân sự muốn làm việc trong lĩnh vực  Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế tại Việt Nam. Trả lời câu hỏi này, ông Trịnh Đức Vinh (Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát Kế toán, Kiểm toán, Bộ tài chính) chia sẻ: “Chúng ta có hơn 40 chuẩn mực trong IFRS, nếu dành một ngày để học về một chuẩn mực thì thời gian này là không đủ, bởi lẽ các chuẩn mực không phải cứ học là hiểu ngay được. Để nắm vững các kiến thức về IFRS, học viên cần có liên hệ thực tiễn, ngoài ra quá trình học không thể chỉ hoàn thành trong một vài tuần hoặc vài tháng, do đó các bạn nên học IFRS càng sớm càng tốt.”

Mức lương trung bình khi am hiểu IFRS là bao nhiêu?

Trong năm 2020, SAPP Academy đã tiến hành nghiên cứu trong 12 group tuyển dụng và trang tuyển dụng lớn, với đối tượng nghiên cứu là 110 bài post tuyển dụng được đăng công khai từ tháng 10/2016 đến tháng 10/2020. Kết quả thu được là những người lao động sở hữu kiến thức vững chắc về IFRS có triển vọng về cơ hội việc làm cao, tại nhiều ngành nghề như kế toán, kiểm toán, tài chính với nhiều vị trí từ cấp thấp đến cấp cao.

Thêm vào đó, mức lương của nhân sự am hiểu IFRS có thể cao gấp 3-4 lần so với mặt bằng chung của thị trường.

Cụ thể, nhân sự làm việc trong lĩnh vực Kế toán, Tài chính và có kiến thức về IFRS thường có mức lương trung bình dao động từ 27.500.000 VNĐ đến 38.145.000 VNĐ, tức là $1190 – $1650.

Theo nghiên cứu của SAPP Academy, mức lương thấp nhất mà một nhân sự am hiểu IFRS đạt được là 7.000.000 VNĐ, trong khi mức lương cao nhất là 80.000.000 VNĐ, thậm chí lên tới 110.000.000 VNĐ.

Một khảo sát khác của trang timviec365.vn nhận định, trong 894 việc làm được tiến hành nghiên cứu, mức lương trung bình của người lao động ngành Kế Kiểm là 9.0140.000 VNĐ. Theo đó, mức lương thấp nhất chỉ đạt 3.423.000 VNĐ trong khi mức lương cao nhất là  20.272.000 VNĐ.

Như vậy có thể thấy, mức lương dành cho nhân sự am hiểu IFRS luôn cao hơn so với mặt bằng chung, hứa hẹn thu nhập “khủng” cho nhân sự biết nắm bắt thời điểm cập nhật.

Cơ hội nghề nghiệp khi am hiểu IFRS

Người lao động sở hữu nền tảng kiến thức vững chắc về IFRS, kết hợp với các kinh nghiệm khác có thể đảm nhiệm nhiều vị trí trong tổ chức như:

  • Kế toán;

  • Kế toán tổng hợp;

  • Kế toán trưởng;

  • Trưởng nhóm kế toán;

  • Chuyên viên kế toán cấp cao;

  • Phó phòng kế toán;

  • Chuyên viên tài chính;

  • Chuyên viên cấp cao (Tài chính kế toán);

  • Trưởng phòng tài chính…

Thực tế, kể từ thời điểm Bộ Tài chính phê duyệt “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam” là tháng 3/2020, số lượng bài đăng tuyển dụng yêu cầu nhân sự am hiểu IFRS đã tăng đột biến, chiếm tới 40,9% tổng số bài đăng. Điều này cho thấy nhu cầu về nhân lực có hiểu biết và nắm vững kiến thức về IFRS đang có xu hướng tăng cao trong lĩnh vực Kế toán Tài chính.

Không có tiếng Anh có học được chứng chỉ CertIFR không?

Mặc dù trong quá trình học tập chứng chỉ CertIFR tại SAPP Academy, học viên vẫn sẽ được cung cấp một số tài liệu học bằng tiếng Việt như từ điển IFRS, bản dịch bộ chuẩn mực IFRS… Tuy nhiên, để theo đuổi chứng chỉ CertIFR thì bạn cần có nền tảng đọc hiểu tiếng Anh cơ bản để có thể nắm vững các chuẩn mực trong IFRS và thực hiện tốt nhất bài thi (bài thi chứng chỉ CertIFR được xây dựng hoàn toàn bằng tiếng Anh). Nhìn chung, yêu cầu đầu vào đối với học viên muốn theo học chứng chỉ CertIFR là đạt mức 450-550 TOEIC. Nếu bạn chưa từng tham gia bất kỳ kỳ thi IELTS hay TOEIC nào trước đó, bạn có thể tham gia bài test tiếng Anh chuyên ngành miễn phí của SAPP Academy.

Doanh nghiệp nên chuẩn bị gì khi áp dụng IFRS?

Theo Bộ Tài chính, giai đoạn áp dụng IFRS tại Việt Nam bắt đầu từ năm 2022 và chính thức đi vào thực hiện từ năm 2025, điều này đã đặt ra nhiều thách thức cho doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường này. Dưới đây là 5 gợi ý của SAPP Academy để giúp doanh nghiệp đón đầu làn sóng chuyển đổi hiệu quả.

1. Xác định nhu cầu của doanh nghiệp

Với những giá trị thiết thực mà IFRS mang lại, việc áp dụng thành công các chuẩn mực kế toán quốc tế có thể tạo đòn bẩy phát triển kinh tế, giảm thiểu chi phí và những rủi ro sai lệch trong việc lập BCTC cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ càng trước khi áp dụng IFRS, bằng cách xác định đúng nhu cầu và những đặc điểm cốt lõi của tổ chức. Ban lãnh đạo cần phải giải quyết những câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc hay tự nguyện áp dụng IFRS?

  • Việc áp dụng IFRS có mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

  • Khi lập BCTC chuẩn IFRS, những thuận lợi và khó khăn mà tổ chức có thể gặp phải là gì?

Sau khi có được câu trả lời, doanh nghiệp sẽ có nhận thức rõ ràng về nhu cầu áp dụng IFRS cũng như phương thức áp dụng IFRS trong tương lai.

2. Xây dựng hệ thống, quy trình áp dụng IFRS, VFRS

Để áp dụng IFRS hiệu quả, bản thân doanh nghiệp cần cơ cấu lại hệ thống phòng ban, bộ máy kế toán cũng như xây dựng quy trình áp dụng IFRS hoặc VFRS riêng, sao cho phù hợp với định hướng phát triển của tổ chức và quy định của Bộ Tài chính.

Gợi ý quy trình áp dụng IFRS:

  • Bước 1: Xác định những điểm khác biệt ở các khoản mục trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đối chiếu giữa chuẩn mực của VAS và chuẩn mực của IFRS, hoặc giữa VAS và VFRS;

  • Bước 2: Thu thập các thông tin, số liệu cần thiết để tiến hành điều chỉnh các khoản khác biệt, hồi tố cần thiết. Từ đó, đem tới một báo cáo tài chính đầu tiên theo chuẩn IFRS/VFRS;

  • Bước 3: Điều chỉnh các khoản khác biệt và tiến hành lập BCTC chuẩn IFRS/VFRS hoàn chỉnh. Doanh nghiệp nên lưu lại những số liệu khác biệt dùng trong so sánh để phục vụ kiểm tra sau này;

  • Bước 4: Trình duyệt báo cáo tài chính để cấp quản lý có chuyên môn kiểm tra và phê duyệt số liệu.

Trong quá trình thực hiện, các phòng ban, bộ máy kế toán cần phải phối hợp hoạt động, thực hiện nhanh gọn để có được các số liệu minh bạch, chính xác trong thời gian sớm nhất.

3. Đào tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao

Chất lượng nguồn nhân lực là điều cốt lõi tạo nên thành công trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Khi tiến hành chuyển đổi VAS sang IFRS, doanh nghiệp luôn cần đặt công tác đào tạo đội ngũ nhân sự lên hàng đầu, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi sau này. Một số công việc mà doanh nghiệp có thể làm, chẳng hạn như:

  • Thường xuyên mời các chuyên gia có kinh nghiệm lập BCTC chuẩn IFRS tiến hành đào tạo nội bộ;

  • Khuyến khích nhân sự chủ động tham gia các khóa học hoặc thi chứng chỉ quốc tế về IFRS như chứng chỉ CertIFR, DipIFR, ACCA… hoặc tham gia các hội thảo, sự kiện liên quan IFRS, VFRS do Bộ Tài chính, VACPA, Hiệp hội ACCA chủ trì thực hiện;

  • Dành một phần ngân sách để cử nhân sự đi đào tạo kiến thức về IFRS, VFRS;

  • Tổ chức các buổi đào tạo nội bộ trong doanh nghiệp để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm lập BCTC chuẩn IFRS giữa các công ty con, chi nhánh, trụ sở chính đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn.

Đặc biệt, nhằm giảm chi phí và hỗ trợ các doanh nghiệp có mong muốn nâng cao chất lượng nhân sự, chuyển đổi VAS sang IFRS hiệu quả, SAPP Academy có chương trình ưu đãi học phí lên tới 50%. Đăng ký nhận thông tin ưu đãi học phí dành riêng cho doanh nghiệp lên tới 50% tại đây.

4. Ứng dụng hệ thống thông tin và phần mềm kế toán hiện đại

Việc áp dụng hệ thống thông tin và phần mềm kế toán hiện đại có thể giúp doanh nghiệp đảm bảo kết nối nhanh chóng giữa công ty chi nhánh và công ty mẹ, duy trì tính trung thực, cập nhật, kịp thời giữa các luồng thông tin. Các phần mềm phổ biến hiện nay như phần mềm kế toán MISA SME.NET, phần mềm kế toán FAST Accounting, phần mềm kế toán EFFECT…

5. Đảm bảo sự tham gia tích cực của ban lãnh đạo

Việc áp dụng IFRS tại doanh nghiệp có đạt được thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào mức độ hợp tác của ban lãnh đạo. Bởi lẽ họ sẽ là những người đưa ra quyết định quan trọng như phương án áp dụng, lộ trình áp dụng IFRS, chính sách tuyển dụng và đào tạo đội ngũ nhân sự… Ban lãnh đạo cần có thái độ tích cực, chủ động tham gia và đề xuất các giải pháp phù hợp trong quá trình chuyển đổi VAS sang IFRS, đồng thời quan tâm ý kiến của người lao động để đưa ra những hỗ trợ tốt nhất.

Kế toán thuộc doanh nghiệp không áp dụng IFRS, có nên cập nhật IFRS không?

Các doanh nghiệp không nằm trong nhóm đối tượng bắt buộc áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính IFRS thường là các doanh nghiệp có quy mô vừa, nhỏ, siêu nhỏ, không có nhu cầu hoặc không đủ điều kiện áp dụng IFRS trong tổ chức. Thay vào đó, các doanh nghiệp này sẽ áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam hay còn gọi là VFRS. Thực tế, các chuẩn mực báo cáo tài chính trong VFRS được xây dựng theo định hướng của IFRS, do đó nhân viên kế toán thuộc các doanh nghiệp không áp dụng IFRS cũng cần cập nhật thường xuyên các kiến thức về IFRS, điều này cũng giúp họ có thể trau dồi thêm kiến thức nghề nghiệp, từ đó mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau này.

Chứng chỉ CertIFR khác gì với chứng chỉ ACCA?

Chứng chỉ CertIFR (Certificate in International Financial Reporting), được hiểu là chứng chỉ Lập báo cáo tài chính quốc tế, trong khi chứng chỉ ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants) là chứng chỉ Kế toán công chứng Anh Quốc. Cả hai chứng chỉ danh giá này đều được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA).

1. Điểm tương đồng:

Đơn vị cấp  Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc ACCA .
Đối tượng học viên Những người có kiến thức nhất định về Kế toán – Tài chính.
Hình thức thi Thi trên máy tính.

2. Điểm khác biệt:

Tiêu chí Chứng chỉ CertIFR Chứng chỉ ACCA
Yêu cầu học viên Sinh viên đại học hoặc người đi làm trong lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính muốn cập nhật kiến thức về IFRS để áp dụng vào công việc. Đối tượng sinh viên/người đi làm đã hoặc đang theo học tại trường đại học, cao đẳng. Trường hợp bạn không phải sinh viên đại học/cao đẳng, bạn cần phải theo học một khóa nền tảng giúp bổ sung kiến thức về kế toán như chứng chỉ CAT hoặc chứng chỉ FIA.
Cấu trúc bài thi Thi trắc nghiệm 25 câu. 1. Cấp độ Kiến thức ứng dụng:

– AB/F1 (Kế toán trong doanh nghiệp): 46 câu hỏi trắc nghiệm (Objective test questions – OTs), 6 câu hỏi đa nhiệm vụ (Multi-task questions – MTQs).

– MA/F2 (Kế toán quản trị): 35 câu hỏi trắc nghiệm (Objective test questions – OTs), 3 câu hỏi đa nhiệm vụ (Multi-task questions – MTQs.

– FA/F3: Kế toán tài chính:  35 câu hỏi trắc nghiệm (Objective test questions – OTs), 2 câu hỏi đa nhiệm vụ (Multi-task questions – MTQs.

2. Cấp độ Kỹ năng ứng dụng:

– PM/F5 (Quản lý hiệu quả hoạt động), FR/F7 (Lập báo cáo tài chính), FM/F9  (Quản trị tài chính): 15 câu hỏi trắc nghiệm (Objective test questions – OTs), 3 câu hỏi trắc nghiệm tình huống (OT Case questions – OTs Case), 2 câu hỏi tự luận (Constructed Response questions).

– LW/F4 UK (Luật doanh nghiệp UK): 45 câu hỏi trắc nghiệm (Objective test questions – OTs), 5 câu hỏi đa nhiệm vụ (Multi-task questions – MTQs); LW/F4 Việt Nam (Luật doanh nghiệp Việt Nam): 45 câu hỏi trắc nghiệm (Objective test questions – OTs), 5 câu hỏi tự luận (Constructed Response questions).

– TX/F6 Việt Nam (Thuế Việt Nam): 15 câu hỏi trắc nghiệm (Objective test questions – OTs), 6 câu hỏi tự luận (Constructed Response questions)

– AA/F8 (Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo): 15 câu hỏi tình huống (Objective test questions – OTs), 2 câu hỏi tự luận (Constructed Response questions).

3. Cấp độ Kỹ năng Chuyên môn chiến lược

– SBR (Báo cáo chiến lược doanh nghiệp), ATX/P6 (Thuế nâng cao UK): 4 câu hỏi tự luận (Constructed Response questions)

– SBL (Lãnh đạo chiến lược kinh doanh): 1 câu hỏi tự luận tích hợp

– AFM/P4 (Quản trị tài chính nâng cao), APM/P5 (Quản trị hoạt động kinh doanh hiệu quả nâng cao), AAA/P7 (Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo nâng cao): 3 câu hỏi tự luận (Constructed Response questions)

Thời gian thi 1 tiếng 1. Cấp độ Kiến thức ứng dụng:

AB/F1, MA/F2, FA/F3: 2 tiếng.

2. Cấp độ Kỹ năng ứng dụng:

– LW/F4: 2 tiếng

– PM/F5, TX/F6,FR/F7, AA/F8, FM/F9 : 3 tiếng

3. Cấp độ Kỹ năng chuyên môn chiến lược

– SBL: 4 tiếng

– SBR, ATX/P6, AFM/P4, APM/P5, AAA/P7: 3 tiếng 15 phút

Lệ phí thi – Lệ phí chuẩn: £250 gồm tài khoản thi và tài liệu học, £145 cho riêng tài khoản thi hoặc tài liệu học;

– Lệ phí dành cho hội viên ACCA:  £190 gồm tài khoản thi và tài liệu học, £110 cho riêng tài khoản thi hoặc tài liệu học;

– Học viên khóa học CertIFR Online của SAPP Academy: nhận ưu đãi £80 cho tài khoản thi và tài liệu học.

Lệ phí thi ACCA có sự khác biệt theo môn học đăng ký, thời gian đóng học phí (đóng sớm, đóng chuẩn, đóng trễ), kỳ thi tham gia (tháng 3, 6, 9 & 12) và trung tâm đăng ký thi (đối với các môn AB/F1, MA/F2, FA/F3 và LW/F4 ACCA). Nhìn chung, lệ phí thi dao động từ £69 – £352 tùy môn học. ACCA khuyến khích các học viên đóng lệ phí thi càng sớm càng tốt. Nếu bạn đóng muộn, lệ phí thi sẽ càng đắt, thậm chí nếu đóng trễ thì sẽ phải trả lệ phí cao gấp 3 lần đóng sớm và gấp 2,7 lần đóng chuẩn.

 

Khi quyết định học chứng chỉ ACCA, bên cạnh việc nộp lệ phí thi, học viên cũng cần phải chi trả những khoản phí khác như phí mở tài khoản, phí thường niên, phí đăng ký lại (nếu bị đóng tài khoản), phí miễn thi (nếu có).

Điều kiện sở hữu chứng chỉ  Hoàn thành kỳ thi chứng chỉ CertIFR với mức điểm là trên 50%. Để sở hữu chứng chỉ ACCA và trở thành hội viên của ACCA thì bạn cần đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn:

– Thi đỗ 13 môn của ACCA bao gồm tất cả các môn của cấp độ Kiến thức ứng dụng. Kỹ năng ứng dụng, 2 môn bắt buộc và 2 trong 4 môn tự chọn của cấp độ Kỹ năng chuyên môn chiến lược.

– Hoàn thành môn Đạo đức nghề nghiệp.

– Sở hữu 3 năm kinh nghiệm làm việc hoặc kinh nghiệm liên quan.

Thời gian tổ chức bài thi Kỳ thi chứng chỉ CertIFR được tổ chức quanh năm 1. Các môn Kiến thức ứng dụng:

AB/F1, MA/F2, FA/F3, LW/F4 (Global/UK): Có thể thi bất kỳ thời gian nào trong năm.

2. Các môn Kỹ năng ứng dụng:

– LW/F4 Việt Nam và TX/F6 Việt Nam: Được tổ chức 2 lần trong năm với lịch thi cố định vào tháng 6 và tháng 12 hàng năm.

– PM/F5, FR/F7, AA/F8, FM/F9: Được tổ chức 4 lần trong năm vào 4 kỳ thi ACCA chính thức (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12).

3. Các môn Kỹ năng chuyên môn chiến lược:

– SBL, SBR, AFM/P4, APM/P5, ATX/P6 và AAA/P7 ACCA): Được tổ chức 4 lần trong năm vào 4 kỳ thi chính thức (tháng 3, tháng 6, tháng 9 và tháng 12).

Học phí Thấp hơn Cao hơn
Thời gian hoàn thành chứng chỉ  2-3 tháng Để hoàn thành 13 môn ACCA, nhanh nhất bạn sẽ cần 1,5 năm và mất thêm 3 năm trau dồi kinh nghiệm để trở thành hội viên ACCA. Thông thường, học viên sẽ cần từ 2 – 3 năm để đạt được chứng chỉ ACCA.
Tỷ lệ đỗ toàn cầu Cao hơn Thấp hơn

Kết luận:

Nhìn chung, tùy thuộc vào nhu cầu công việc mà học viên nên cân nhắc kỹ lưỡng giữa lựa chọn một trong hai chứng chỉ, chứng chỉ CertIFR hay chứng chỉ ACCA. Thực tế, chứng chỉ CertIFR phù hợp cho học viên mong muốn sở hữu một chứng chỉ trong thời gian ngắn, cập nhật các kiến thức về chuẩn mực báo cáo tài chính bởi thời gian học ngắn, hình thức thi linh hoạt và tỷ lệ đỗ cao hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn mong muốn được theo đuổi một chứng chỉ giúp nâng cao kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, không chỉ riêng trong việc lập báo cáo tài chính thì nên lựa chọn chứng chỉ ACCA. Ngoài ra, khi sở hữu chứng chỉ ACCA, học viên sẽ có cơ hội tham gia vào mạng lưới kết nối với các chuyên gia tài chính trên toàn cầu khi trở thành hội viên của ACCA và sở hữu bằng cử nhân Kế toán ứng dụng (B.Sc in Applied Accounting) của Đại học Oxford Brookers University và bằng Thạc sỹ Tài chính (M.Sc in Finance) của University of London. Nhiều học viên khi muốn theo đuổi chứng chỉ ACCA thường bắt đầu từ việc học chứng chỉ CertIFR và tích lũy các kinh nghiệm liên quan để có đủ nền tảng kiến thức để theo học chứng chỉ danh giá này.

So sánh nội dung chứng chỉ CertIFR, chứng chỉ DipIFR với môn FA/F3 và FR/F7 ACCA?

1. Tổng quan về các chứng chỉ CertIFR, chứng chỉ DipIFR và các môn FA/F3 và FR/F7 ACCA

Chứng chỉ CertIFR (tên tiếng Anh là Certificate in International Financial Reporting) là chứng chỉ Lập báo cáo tài chính quốc tế, được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc – ACCA. Chứng chỉ DipIFR (Diploma in International Financial Reporting), hay được biết đến là chứng chỉ Lập báo cáo tài chính quốc tế nâng cao và cũng được cấp bởi ACCA. Cả hai chứng chỉ đu giúp người học có thể nắm vững các kiến thức về Chuẩn mực Lập báo cáo tài quốc tế (IFRS), với mục đích bắt kịp xu hướng chuyển đổi từ VAS sang IFRS.

Chứng chỉ ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants) là chứng chỉ Kế toán công chứng Anh Quốc, được cấp bởi ACCA. Để đạt được chứng chỉ danh giá này, người học cần hoàn thành 13/15 môn học được chia làm 3 cấp độ, đó là Kiến thức ứng dụng, Kỹ năng ứng dụng và Chiến lược chuyên nghiệp. Môn FA/F3 (Financial Accounting), được biết đến là môn Kế toán tài chính, thuộc cấp độ Kiến thức ứng dụng trong chương trình học ACCA. Chương trình học môn FA/F3 sẽ cung cấp cho học viên những kiến thức cơ bản nhất về kế toán tài chính. Thêm vào đó, môn FR/F7 (Financial Reporting) là môn Báo cáo tài chính, nằm trong cấp độ Kỹ năng ứng dụng trong chương trình học ACCA. Đây là môn học nâng cao của môn F3 và tập trung đi sâu vào các chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời hướng dẫn cách lập một báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất đơn giản.

So sánh về mức độ kiến thức chuyên ngành của các môn học và chứng chỉ thì môn FA/F3 <  FR/F7, chứng chỉ CertIFR < chứng chỉ DipIFR.

2. So sánh giữa chứng chỉ CertIFR, chứng chỉ DipIFR và các môn FA/F3 và FR/F7 ACCA

Mặc dù các môn học và chứng chỉ trên đều cung cấp kiến thức cho học viên nhằm đạt được các chứng chỉ danh giá từ Hiệp hội kế toán công chứng Anh Quốc (ACCA), thế nhưng giữa các môn học và chứng chỉ này vẫn có nhiều điểm khác biệt. Cùng tham khảo sự so sánh dưới đây về các môn học và chứng chỉ này đến từ các chuyên gia của SAPP Academy:

2.1. Điểm giống nhau:

Tổ chức cấp ACCA
Đối tượng Sinh viên và người đi làm trong khối ngành Kế toán -Tài chính
Điểm tối thiểu để đỗ 50%

2.2. Những điểm khác nhau cơ bản:

2.2.1. Điểm khác nhau cốt lõi giữa các chương trình

Tiêu chí Financial Accounting (FA/F3 ACCA) Financial Reporting (FR/F7 ACCA) CertIFR DipIFR
Mục đích Cung cấp kiến thức cơ bản về kế toán tài chính.
  • Cung cấp kiến thức cơ bản về các chuẩn mực kế toán quốc tế;
  • Hướng dẫn cách lập báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất ở mức độ cơ bản.
  • Cung cấp hướng dẫn về cách sử dụng IFRS trên thực tế;
  • Cung cấp kiến thức cơ bản về các chuẩn mực kế toán quốc tế và phân tích được các yêu cầu chính của từng chuẩn mực IFRS cụ thể ở giác độ người lập báo cáo, kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính.
  • Hiểu một cách toàn diện, giải thích và áp dụng được các chuẩn mực kế toán quốc tế trong thực tế;
  • Lập được báo cáo tài chính hợp nhất của tập đoàn (trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất).
Yêu cầu học viên Không có yêu cầu về kinh nghiệm và bằng cấp liên quan.
  • 3 năm kinh nghiệm kế toán liên quan.
  • Hoặc 2 năm kinh nghiệm kế toán và bằng cấp liên quan (đảm bảo ít nhất trường hợp miễn trừ cho các môn cấp độ Kiến thức ứng dụng (AB/F1, MA/F2, FA/F3) và LW/F4;
  • Hoặc 2 năm kinh nghiệm liên quan và sở hữu chứng chỉ CertIFR.
  • Hoặc đã hoàn tất chương trình ACCA.
Nội dung giảng dạy
  • Tập trung vào các định khoản, bút toán kép;
  • Hướng dẫn hạch toán một số giao dịch cơ bản;
  • Đọc hiểu báo cáo tài chính;
  • Lập bảng cân đối thử, báo cáo tài chính ở mức độ cơ bản.
  • Tiếp cận các chuẩn mực kế toán liên quan trực tiếp đến việc lập báo cáo tài chính như: IAS 16, 36, 38; IFRS 3, 15, 16…;
  • Phân tích và giải thích báo cáo tài chính tập đoàn;
  • Lập báo cáo tài chính hợp nhất (trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ).
  • Giảng dạy các chuẩn mực kế toán quốc tế ở mức độ đọc hiểu và ghi nhớ;
  • Cung cấp các hướng dẫn về cách lập và đọc hiểu báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn IFRS.
  • Đi trực tiếp và chuyên sâu hơn vào các chuẩn mực kế toán quốc tế qua đó phát triển năng lực giải thích, phản biện của học viên về các nội dung của các chuẩn mực kế toán quốc tế;
  • Áp dụng các kiến thức để lập báo cáo tài chính hợp nhất ở mức độ phức tạp.
Phân tích đề thi Bao gồm phần:

  • Trắc nghiệm ở mức độ ghi nhớ, áp dụng thấp;
  • Tự luận ở mức độ áp dụng thấp.
Bao gồm phần:

  • Trắc nghiệm ở mức độ ghi nhớ và phân biệt;
  • Tự luận ở mức độ áp dụng cao.
Chỉ bao gồm phần trắc nghiệm ở mức độ ghi nhớ và phân biệt về các chuẩn mực. Chỉ bao gồm phần tự luận ở mức độ phân tích, phản biện và áp dụng cao chuẩn mực vào tình huống thực tế.

2.2.2. Điểm khác nhau khác

Tiêu chí Financial Accounting (FA/F3 ACCA) Financial Reporting (FR/F7 ACCA) CertIFR DipIFR
Hình thức và thời gian thi – Thi trên máy tính;

– Kỳ thi được tổ chức quanh năm.

– Thi trực tiếp trên giấy;

– Kỳ thi được tổ chức 2 lần/năm vào các tháng 3, 6, 9 và 12.

  • – Thi trên máy tính;

– Kỳ thi được tổ chức quanh năm.

– Thi trực tiếp trên giấy;

– Kỳ thi được tổ chức 2 lần/năm vào các tháng 6 và 12.

Thời lượng bài thi 2 tiếng 3 tiếng 1 tiếng 3 tiếng 15 phút
Lệ phí thi năm 2022 Khoảng £86 – £91 tùy vào trung tâm đăng ký. £114 – £308 tùy vào thời điểm đóng đối với môn FR. Lệ phí chuẩn: £250 gồm tài khoản thi và tài liệu học, £145 cho riêng tài khoản thi hoặc tài liệu học.

Lệ phí dành cho hội viên ACCA:  £190 gồm tài khoản thi và tài liệu học, £110 cho riêng tài khoản thi hoặc tài liệu học.

Học viên khóa học CertIFR Online SAPP Academy: nhận ưu đãi £80 cho tài khoản thi và tài liệu học.

.

– Lệ phí đăng ký: £36

– Lệ phí bài thi: £126

Tỷ lệ đỗ toàn cầu tháng 12/2021 71% 50% Chưa có số liệu chính xác nhưng cao hơn tỷ lệ đỗ của DipIFR 39%

Nhận xét:

Đối với đối tượng sinh viên có nhiều thời gian, thuận tiện để theo đuổi chứng chỉ ACCA thì việc cập nhật về các chuẩn mực kế toán quốc tế thông qua các môn học như FA hay FR sẽ là lựa chọn hợp lý. Sau khi đã có nền tảng vững chắc từ chương trình ACCA, bạn hoàn toàn có thể theo đuổi thêm các chứng chỉ khác như CertIFR hay DipIFR.

Đối với đối tượng người đi làm, nếu bạn mong muốn cập nhật kiến thức về chuẩn mực kế toán quốc tế và muốn có được chứng chỉ khẳng định năng lực nhanh chóng, chứng chỉ CertIFR sẽ có lợi thế hơn chứng chỉ DipIFR với điều kiện không quá khắt khe, có thể đăng ký thi bất cứ thời gian nào trong năm, hình thức thi online không phụ thuộc vào hội đồng thi, thời gian hoàn thành nhanh chóng với tỷ lệ đỗ cao hơn. Tuy nhiên, nếu bạn đang tìm kiếm chứng chỉ về chuẩn mực kế toán quốc tế một cách nâng cao, chứng chỉ DipIFR lợi thế hơn chứng chỉ CertIFR.

Tóm lại, việc lựa chọn theo đuổi chứng chỉ CertIFR, chứng chỉ DipIFR và các môn học FA/F3, FR/F7 còn phụ thuộc vào nhu cầu học tập, quỹ thời gian và khả năng tài chính của mỗi cá nhân. Hy vọng bạn sẽ có lựa chọn chính xác nhất, phù hợp với hướng đi sau này!

Đang học chứng chỉ ACCA, có cần học chứng chỉ CertIFR không?

Hội viên ACCA có thể theo đuổi chứng chỉ CertIFR nếu cho rằng việc Bộ Tài chính bắt buộc ứng dụng các Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế đối với thị trường Việt Nam có tác động đến cơ hội việc làm của mình hoặc đang có nhu cầu cập nhật kiến thức mới nhất về IFRS.

Ngoài ra, hội viên ACCA muốn có chứng chỉ khẳng định nhanh chóng và cập nhật khả năng am hiểu IFRS của bản thân có thể theo đuổi chứng chỉ CertIFR.

Sở hữu chứng chỉ IFRS có được miễn môn nào của chứng chỉ ACCA không?

Do cùng được cấp bởi Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc ACCA, học viên có thể được miễn thi môn FR/F7 ACCA của chương trình ACCA nếu đã sở hữu chứng chỉ DipIFR.

Khóa học lấy chứng chỉ CertIFR uy tín hiện nay

Việc áp dụng IFRS đang được thực hiện ở Việt Nam, các nhân sự có nhu cầu làm việc trong ngành nghề Kế toán – Kiểm toán – Ngân hàng cần nhanh chóng cập nhật các chuẩn mực thật sớm để đáp ứng yêu cầu công việc và gia tăng vị thế cạnh tranh trên thị trường lao động. Khi nhắc đến một trong những trung tâm đào tạo lấy chứng chỉ CertIFR uy tín nhất hiện nay thì không thể bỏ qua SAPP Academy – Đối tác đào tạo chuẩn Vàng của ACCA:

  • SAPP Academy là đối tác đào tạo được ACCA và VACPA chỉ định đào tạo chứng chỉ về lập báo cáo tài chính quốc tế (CertIFR);

  • SAPP Academy là đơn vị đào tạo CertIFR Online duy nhất có hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn ISO 9001:2015;

  • Tỷ lệ đỗ chứng chỉ CertIFR của học viên SAPP đạt 100%;

  • Giảng viên khóa học là anh Phạm Cao Kỳ, ACCA, CPA Việt Nam với nhiều kinh nghiệm giảng dạy về IFRS.

Cùng với đội ngũ giảng viên chất lượng cao, học viên theo học chứng chỉ CertIFR còn nhận được nhiều ưu đãi đặc biệt, cụ thể như:

  • Ưu đãi giảm tài khoản thi chứng chỉ CertIFR, giảm từ £250 xuống còn £80 cho tài khoản thi và tài liệu học ~ ưu đãi tới 4.900.000 VNĐ;

  • Kho gần 10 tài liệu bổ trợ IFRS độc quyền như: Khóa học tiếng Anh chuyên ngành Kế toán tài chính trị giá 1.500.000 VNĐ,  Video bút toán chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS trị giá 1.499.000 VNĐ, Video Case Study hướng dẫn Case Study hướng dẫn lên BCTC chuẩn IFRS hoàn chỉnh trị giá 999.000 VNĐ,…;

  • Hỗ trợ học viên tối đa để có trong tay chứng chỉ CertIFR của ACCA;

  • 1 tài khoản học Online 6 tháng với 40h học cực kỳ thuận tiện giúp bạn có thể học ở bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu và dễ dàng ôn luyện;

  • Gồm 30 video chia làm 7 module, mỗi module có 3 – 5 section;

  • Sơ đồ hóa Slide dễ hiểu, dễ học;

  • Giáo trình tiếng Anh giúp trau dồi từ vựng;

  • Lối giảng song ngữ vừa giúp nâng cao khả năng tiếng Anh vừa dễ tiếp thu;

  • Có bài kiểm tra Quiz Test đánh giá kiến thức sau mỗi section và module;

  • Có group học tập hỗ trợ học viên trong 24h làm việc;

  • Có chứng chỉ hoàn thành học CertIFR tại SAPP Academy sau khi học;

  • Được hỗ trợ mở tài khoản thi, hỗ trợ đóng phí thi.

Đặc biệt, SAPP Academy là một trong số ít trung tâm cung cấp khóa học CertIFR Online, phù hợp với đối tượng học viên bận rộn, không thể dành thời gian để theo học tại các trung tâm vào buổi tối hoặc thời gian cuối tuần. Chỉ với 40 giờ học tại khóa học CertIFR Online của SAPP, bạn hoàn toàn có thể sở hữu chứng chỉ danh giá giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.

Khóa học CertIFR Online - Lập BCTC theo chuẩn IFRS Online của SAPP Academy

Hiện nay, có rất ít trung tâm có thể cung cấp khóa học online cho học viên muốn theo đuổi chứng chỉ CertIFR. Trong số đó không thể không nhắc đến SAPP Academy – Đối tác đào tạo chuẩn vàng của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA), đồng thời là đơn vị đào tạo được ACCA và VACPA chỉ định đào tạo chứng chỉ lập báo cáo tài chính quốc tế (chứng chỉ CertIFR)

Dưới đây là  những “đặc quyền” học tập hấp dẫn mà SAPP dành cho học viên theo học chứng chỉ CertIFR theo học khóa học CertIFR Online:

  • Thực học cùng giảng viên Phạm Cao Kỳ, ACCA, CPA Việt Nam có nhiều kinh nghiệm giảng dạy IFRS;

  • Tỷ lệ đỗ chứng chỉ CertIFR đạt 100%;

  • 2h học trực tuyến 1:1 với giảng viên giải đáp mọi thắc mắc trong quá trình học;

  • Ưu đãi giảm tài khoản thi chứng chỉ CertIFR, giảm từ £250 xuống còn £80 cho tài khoản thi và tài liệu học;

  • Kho gần 10 tài liệu bổ trợ IFRS độc quyền như: Khóa học tiếng Anh chuyên ngành Kế toán tài chính trị giá 1.500.000 VNĐ,  Video bút toán chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS trị giá 1.499.000 VNĐ, Video Case Study hướng dẫn Case Study hướng dẫn lên BCTC chuẩn IFRS hoàn chỉnh trị giá 999.000 VNĐ,…;

  • Sở hữu kho tài liệu độc quyền luôn được cập nhật gồm 120+ Quizzes kiểm tra kiến thức sau mỗi bài học, 2 Mock Exam mô phỏng đề thi thật và gần 10+ tài liệu, video học tập bổ trợ. Ví dụ như: Khóa học tiếng Anh chuyên ngành Kế toán tài chính trị giá 1.500.000 VNĐ,  Video bút toán chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS trị giá 1.499.000 VNĐ, Video Case Study hướng dẫn Case Study hướng dẫn lên BCTC chuẩn IFRS hoàn chỉnh trị giá 999.000 VNĐ,…;

  • Đề cương chuẩn lấy chứng chỉ CertIFR của ACCA và được bổ sung các nội dung phù hợp với tình hình Việt Nam: Ebook Báo cáo tổng hợp sự khác nhau giữa VAS và IFRS; Video hướng dẫn bút toán chuyển đổi các khoản mục trên Báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS; Video Case study hướng dẫn lên BCTC chuẩn IFRS hoàn chỉnh; Ebook Từ điển 300 thuật ngữ tiếng anh chuyên ngành IFRS; ebook bản dịch tiếng Việt các chuẩn mực IFRS; khóa học tiếng Anh chuyên ngành Kế toán tài chính Online;

  • Hỗ trợ học viên tối đa để có trong tay chứng chỉ CertIFR của ACCA;

  • 1 tài khoản học Online 6 tháng với 38 Video HD, 40h học cực kỳ thuận tiện giúp bạn có thể học ở bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi đâu và dễ dàng ôn luyện;

  • Gồm 30 video chia làm 7 module, mỗi module có 3 – 5 section với sơ đồ hóa Slide dễ hiểu, dễ học, giáo trình tiếng Anh giúp trau dồi từ vựng cùng lối giảng song ngữ vừa giúp nâng cao khả năng tiếng Anh vừa dễ tiếp thu;

  • Có chứng chỉ hoàn thành học CertIFR tại SAPP Academy sau khi học;

  • Đảm bảo giải đáp 24/7 thông qua nhiều kênh hỗ trợ chuyên biệt cam kết giải đáp trong 4h làm việc như Fanpage, Zalo, ngay tại bài giảng, website và Group học tập hỗ trợ học viên trong 24h làm việc.

Lộ trình chuyển đổi VAS sang IFRS vẫn đang trong quá trình thực hiện, nếu không nhanh chóng cập nhật kiến thức về IFRS, có thể bạn sẽ trở thành “người đi sau” trong công việc và chìm nghỉm giữa những tập thể xuất sắc khác trong thị trường lao động. Hãy cùng nhanh chóng liên hệ với SAPP để được tư vấn miễn phí về lộ trình học CertIFR với tỷ lệ đỗ 100%.

>>> Đăng ký tư vấn miễn phí khóa học CertIFR Online với 40h của SAPP Academy

SAPP Academy đơn vị đào tạo được ACCA và VACPA chỉ định đào tạo chứng chỉ CertIFR

Từ tháng 3/2019, SAPP Academy vinh dự là đơn vị đào tạo được ACCA (Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc) và VACPA (Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam) chỉ định đào tạo chứng chỉ về lập báo cáo tài chính quốc tế (chứng chỉ CertIFR).

SAPP Academy đơn vị đào tạo được ACCA và VACPA chỉ định đào tạo chứng chỉ CertIFR

Đặc biệt từ tháng 3/2019, SAPP Academy đã liên tục được công nhận là Đối tác đào tạo chuẩn Vàng của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA) và cũng là minh chứng rõ ràng cho chất lượng đào tạo của SAPP đối với các chứng chỉ được ACCA cấp.

SAPP Academy đã liên tục được công nhận là Đối tác đào tạo chuẩn Vàng của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc (ACCA)

Chứng nhận SAPP Academy là Đối tác đào tạo chuẩn Vàng của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh quốc – ACCA Global

Ngoài ra, từ tháng 3/2021, SAPP Academy có hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế ISO 9001:2015.

ISO SAPP



Khoá học IFRS Online