ACCA20/06/2024

Học F3 ACCA – Các Dạng Bài Tập Thường Gặp Về Dự Phòng Khoản Phải Thu Khó Đòi

Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thực hiện giao dịch mua bán thông qua 2 phương thức: mua bán bằng tiền mặt/mua hàng trả tiền ngay (cash purchase) và mua bán tín chấp (credit purchase), trong đó phương thức thứ hai được áp dụng rộng rãi hơn để tiện cho cả bên bán lẫn bên mua. Khi bên bán ghi nhận doanh thu, cũng đồng thời ghi nhận một khoản phải thu từ bên mua, bên mua ghi nhận một khoản phải trả tương ứng.

Tuy nhiên, qua thời gian, vì nhiều lý do chủ quan lẫn khách quan, ví dụ như làm ăn thua lỗ, phá sản…, bên mua không thể hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ trả nợ, khiến cho khoản phải thu của bên bán có thể không còn giữ nguyên giá trị như lúc ghi nhận. Đó là một rủi ro của doanh nghiệp khi thực hiện giao dịch mua bán tín chấp. Bởi vậy, để doanh nghiệp có thể phản ánh trung thực và hợp lí, quản lý đầy đủ, chính xác giá trị khoản phải thu, chúng ta có công cụ trích lập dự phòng.

1. Dự phòng nợ phải thu khó đòi là gì?

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu, trong đó bao gồm các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán và nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.

2. Hướng dẫn giải bài tập về tính toán khoản nợ xấu và trích lập dự phòng:

Bước 1: Xử lý các khoản nợ xấu

Dựa vào tình hình khách hàng như thế nào và cần trích dự phòng bao nhiêu là đủ? Chúng ta hãy cùng đi đến các ví dụ dưới đây.

Trường hợp 1: Khi khách hàng của doanh nghiệp làm ăn thua lỗ hoặc phá sản, không thể thanh toán nghĩa vụ nợ đối với doanh nghiệp, doanh nghiệp coi đây như một khoản không thể thu được và xóa khỏi Bảng cân đối kế toán. Bút toán tương ứng sẽ là:

Dr Irrecoverable debts expense
Cr Receivables

Khoản nợ không thu hồi được bị xóa bỏ sẽ được ghi nhận như một khoản chi phí trong kỳ của doanh nghiệp với lý do doanh nghiệp quản lý không tốt tình hình công nợ cũng như tình trạng của khách hàng.

Trường hợp 2: Trong kỳ kế toán tiếp theo, nếu khách hàng bất ngờ trả lại 1 phần hoặc toàn bộ số tiền đã nợ (khoản này đã được doanh nghiệp xóa sổ kỳ trước), chi phí nợ xấu kỳ trước được trích lập, nay sẽ được ghi giảm xuống. Bút toán hoàn nhập chi phí sẽ là:

Dr Cash
Cr Administrative expenses

Bước 2: Trích lập dự phòng đối với các khoản phải thu khó đòi

Theo nguyên tắc thận trọng của kế toán, chúng ta không được phép đánh giá quá cao giá trị tài sản trên Bảng cân đối kế toán. Một khoản phải thu 100 triệu đồng, chưa chắc sẽ có thể thu hồi được toàn bộ. Khi phát hiện ra dấu hiệu của sự suy giảm giá trị, kế toán viên phải ngay lập tức tính toán và trích lập dự phòng cho khoản hao hụt đó..

Allowance for bad debts – dự phòng nợ xấu cho những khoản phải thu có thể không thu hồi được. Trong nội dung môn F3 ACCA, dự phòng được chia thành 2 loại: dự phòng chungdự phòng chi tiết.

  • Dự phòng chung

Đây là khoản được tính toán theo 1 tỉ lệ nhất định cho tổng số dư của khoản phải thu, áp dụng cho tất cả các số dư của doanh nghiệp.

Ví dụ: Khách hàng A nợ quá hạn doanh nghiệp đã hơn 1 năm, theo chính sách của doanh nghiệp, kế toán cần trích dự phòng bằng 50% số tiền mà khách hàng A đang nợ.

  • Dự phòng chi tiết

Khoản dự phòng chi tiết áp dụng cho từng đối tượng cụ thể, không quan tâm đến số tiền và thời gian quá hạn. Đây là cách lập dự phòng phản ánh chính xác nhất khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Ví dụ: Khách hàng B đang nợ doanh nghiệp 1 khoản tiền không quá lớn và vẫn trong thời gian vay nợ, tuy nhiên doanh nghiệp nhận thấy khách hàng B đang dính vào 1 vụ kiện có rất có khả năng phải tuyên bố phá sản. Khi đó, doanh nghiệp cần trích lập dự phòng khoản mất mát của khách hàng B với tỉ lệ rất cao để phản ánh tốt nhất số tiền có thể thu hồi được.

  • Bút toán trích lập dự phòng

Dr Irrecoverable debts expense
Cr Allowance for receivables

Khi doanh nghiệp đã trích lập dự phòng kỳ trước, sau khi tính toán dự phòng năm nay, kế toán sẽ đối chiếu với số đã trích kỳ trước và ghi tăng chênh lệch khoản dự phòng nếu dự phòng năm nay cao hơn năm trước hoặc hoàn nhập chênh lệch nếu dự phòng năm nay thấp hơn năm trước.

Chúng ta đến với ví dụ về trích lập khoản dự phòng dưới đây:

Case Study

At 30 June 20X5 a company’s allowance for receivables was $39,000. At 30 June 20X6 trade receivables totaled $517,000. It was decided to write off debts totaling $37,000 and to adjust the allowance for receivables to the equivalent of 5% of the trade receivables based on past events.

Yêu cầu: What figure should appear in the Statement of Profit or Loss for the year ended 30 June 20X6 for receivable expense?

Đáp án:

Trong kỳ, doanh nghiệp đã xóa sổ $37,000 do khách hàng không thanh toán được. Bút toán sẽ là:

Dr Irrecoverable debts expense 37,000
Cr Receivables 37,000

Doanh nghiệp tiến hành trích dự phòng chung 5% cho tổng số khoản phải thu (không tính khoản đã xóa sổ). Khi đó dự phòng năm nay sẽ là:

(517,000 – 37,000) * 5% = 24,000

Do năm trước, doanh nghiệp đã trích lập dự phòng $39,000, cao hơn khoản cần phải lập năm nay, chính vì thế, kế toán sẽ hoàn nhập khoản chênh lệch ($39,000 – $24,000 = $15,000), bút toán sẽ là:

Dr Allowance for bad debts 15,000
Cr Irrecoverable debts expense 15,000

Do vậy, tổng chi phí về nợ xấu trong kỳ sẽ là $37,000 – $15,000 = $22,000.

3. Lời kết

Qua các ví dụ trên, SAPP Academy mong muốn có thể cung cấp cho bạn một số kiến thức trong nội dung thi F3 ACCA liên quan đến tài khoản phải thu của khách hàng, và đặc biệt là trích lập dự phòng. Chúc các bạn có 1 kỳ thi ACCA thành công!

►►► Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Học F2 ACCA – Phân Tích Dạng Bài Cost Behavior

Kế toán quản trị trong doanh nghiệp thường tiến hành phân loại chi phí theo...

#Thời Hạn Nộp Thuế GTGT Và Mức Phạt Khi Nộp Thuế Chậm

Nắm rõ thời hạn nộp thuế GTGT là một phần quan trọng trong quản lý...

Phương Pháp Học Phối Hợp Các Môn ACCA (Phần 2)

2. Thứ Tự Ưu Tiên Và Sự Kết Hợp Giữa Các Môn Học ACCA Kinh...

Nhìn Lại Chương Trình Tuyển Dụng Big4 Kỳ Internship 2018

Tuyển dụng BIG4 kỳ Internship 2018 đã đi khép lại và các thí sinh phù...

[Rủi Ro Kiểm Toán] – Tất Tần Tật Về 3 Loại Rủi Ro Kiểm Toán Hiện Nay

Cùng với sự hội nhập quốc tế, những doanh nghiệp và công ty kiểm toán...

Chứng Chỉ ACCA và CPA – Chứng Chỉ Nào Phù Hợp Với Bạn?

Đối với những cá nhân đang quan tâm tới ngành Kế-Kiểm, Tài chính, chắc chắn...

Phương pháp ABC trong Kế toán quản trị – Thước đó chi phí hiệu quả

Phương pháp Xác định chi phí dựa trên hoạt động (ABC) là một phương pháp...

Khóa học Financial Accounting (FA/F3) ACCA– Kế toán tài chính

Khóa học ACCA FA/F3 – Kế toán tài chính được mệnh danh là môn học...