So Sánh VAS 16 Và IAS 23 Về Chi Phí Đi Vay

VAS 16 và IAS 23 đều quy định về “Chi phí đi vay”. VAS 16 cơ bản đã được xây dựng dựa trên IAS 23, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với …

VAS 16IAS 23 đều quy định về “Chi phí đi vay”. VAS 16 cơ bản đã được xây dựng dựa trên IAS 23, theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, về cơ bản 2 chuẩn mực này là giống nhau nhưng vẫn phải lưu ý những điểm khác biệt để áp dụng cho trường hợp nhất định.

1. Điểm giống nhau giữa hai chuẩn mực VAS 16 và IAS 23

Định nghĩa chi phí đi vay

Chi phí đi vay là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.

Ghi nhận chi phí đi vay

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí vay được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định được một cách đáng tin cậy.

Xác định chi phí đi vay được vốn hoá

  • Trường hợp 1 – Khoản vốn vay riêng biệt

Sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang. Khi đó, số chi phí đi vay có đủ điều kiện vốn hoá cho tài sản dở dang đó sẽ được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

  • Trường hợp 2 – Phát sinh các khoản vốn vay chung

Sử dụng chi phí đi vay cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang. Khi đó, số chi phí đi vay đó có đủ điều kiện vốn hoá trong mỗi kỳ kế toán được xác định theo tỷ lệ vốn hoá đối với chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đó. Chi phí đi vay được vốn hoá trong kỳ không được vượt quá tổng số chi phí đi vay phát sinh trong kỳ đó.

Thời điểm bắt đầu vốn hóa

Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi:

  • Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
  • Phát sinh chi phí đi vay;
  • Những hoạt động đang diễn ra cần thiết cho việc chuẩn bị tài sản cho mục đích bán hoặc sử dụng.

Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang bao gồm các chi phí phải thanh toán bằng tiền, chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản nợ phải trả lãi, không tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản.

Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu xây dựng, sản xuất như hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công xây dựng hoặc sản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài sản khi không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc sản xuất để thay đổi trang thái của tài sản này.

Chấm dứt việc vốn hoá

Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất và chi phí kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.

Khi quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang hoàn thành theo từng bộ phận và mỗi bộ phận có thể sử dụng được trong khi vẫn tiếp tục quá trình đầu tư xây dựng các bộ phận khác, thì việc vốn hoá các chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi tất cả các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa từng bộ phận vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.

2. Điểm khác nhau giữa hai chuẩn mực VAS 16 và IAS 23

Tài sản dở dang

VAS 16 quy định thêm cụ thể thời gian là trên 12 tháng để thành tài sản dở dang so với IAS 23.

Định nghĩa chi phí đi vay

IAS 23 có bổ sung thêm mục “Chênh lệch tỷ giá phát sinh từ các khoản vay bằng ngoại tệ nếu được điều chỉnh vào chi phí lãi tiền vay.” So với VAS 16.

Ghi nhận chi phí đi vay

VAS 16 IAS 23
Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hoá) khi có đủ các điều kiện quy định trong chuẩn mực này.

 

Có 2 phương pháp ghi nhận:

Phương pháp chuẩn: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh;

Phương pháp thay thế được chấp nhận: Chi phí lãi vay liên quan trực tiếp đến việc mua sắm, xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang được vốn hoá vào tài sản đó.

IAS 23 sửa đổi có hiệu lực đối với năm tài chính bắt đầu hoặc sau ngày 01/01/2009 quy định việc vốn hoá chi phí đi vay liên quan đến việc hoàn thành các tài sản dở dang.

 

Chi phí đi vay – hạch toán thay thế được phép

VAS 16 IAS 23
Không đề cập đến vấn đề này!

 

Phần thặng dư vốn cổ phần giữa giá trị ghi sổ của tài sản dở dang và giá trị có thể thu hồi được.

Khi giá trị hoặc chi phí ước tính sau cùng của tài sản lớn hơn giá trị có thể thu hồi của giá trị thuần có thể thực hiện được, giá trị còn lại được ghi giảm (xóa sổ) theo các yêu cầu của IAS khác.

 

Thời điểm bắt đầu vốn hóa

VAS 16 IAS 23
Chi phí phát sinh cho tài sản dở dang được giảm trừ khi bất kỳ khoản thanh toán theo tiến độ kế hoạch đã nhận và các khoản trợ cấp đã nhận liên quan đến tài sản (IAS 20, kế toán các khoản trợ cấp của Chính phủ và thuyết minh khoản tài trợ của chính phủ).

 

Không quy định.

 

Tạm ngừng vốn hóa

VAS 16 IAS 23
Việc vốn hóa chi phí đi vay sẽ được tạm ngừng lại trong các giai đoạn mà quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bị gián đoạn, trừ khi sự gián đoạn đó là cần thiết.

 

Không được dừng việc vốn hóa trong những kỳ đang thực hiện công việc hành chính và kỹ thuật quan trọng.

 

Tóm lại, VAS 16 và IAS 23 là hai chuẩn mực khó, quy định về “Chi phí đi vay”. Bạn nên nắm vững những điểm giống và khác nhau kể trên để có thể tự tin áp dụng trong những trường hợp cụ thể!

>>> Xem thêm:


[FREE DOWNLOAD] TỪ ĐIỂN 300 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TRONG IFRS DÀNH RIÊNG CHO KẾ TOÁN

Từ điển IFRS dành cho Kế toán viên

 

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY