CMA20/06/2024

Retained Earnings là gì? Công thức tính chi tiết và ý nghĩa

Retained Earnings, hay “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” có vai trò quan trọng trong việc dự phòng và ứng phó với rủi ro cũng như đầu tư. Hãy cùng SAPP tìm hiểu chi tiết về khái niệm này trong bài viết này.

Lợi nhuận giữ lại (Retained earnings) là gì?

Retained Earnings Là Gì

“Retained earnings” (RE) thường được dịch là “lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” hoặc “lợi nhuận giữ lại” trong tiếng Việt. Đây là số tiền lợi nhuận mà doanh nghiệp duy trì sau khi đã trừ các khoản phân phối như cổ tức cho cổ đông.

Lợi nhuận giữ lại có thể được sử dụng để reinvest vào hoạt động kinh doanh, thanh toán nợ, mua lại cổ phiếu, hoặc tạo dự phòng tài chính cho tương lai.

Công thức tính lợi nhuận giữ lại

Công thức tính retained earnings là gì? Lợi nhuận giữ lại sử dụng công thức như sau:

Lợi nhuận giữ lại cuối kỳ

=

Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ

+

Thu nhập ròng (Lỗ ròng) phát sinh trong kỳ

Cổ tức trả trong kỳ

Trong đó:

Chỉ tiêu

Nội dung

Lợi nhuận giữ lại đầu kỳ

Số dư lũy kế lợi nhuận đầu kỳ

Thu nhập ròng phát sinh trong kỳ (*)

Số lợi nhuận sau thuế (Lỗ) được tính bằng cách lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí của năm hiện tại

Cổ tức trả trong kỳ

Phần cổ tức chi trả cho các cổ đông góp vốn dưới hình thức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu

(*) Thu nhập ròng phát sinh trong kỳ được xác định bằng công thức sau:

Thu nhập ròng phát sinh trong kỳ

=

Tổng doanh thu phát sinh trong kỳ

Tổng chi phí phát sinh trong kỳ

Trong đó:

Chỉ tiêu

Cách xác định

Tổng doanh thu phát sinh trong kỳ

+ Doanh thu thuần

+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính

+ Các khoản thu nhập khác

Tổng chi phí phát sinh trong kỳ

+ Giá vốn hàng bán

+ Chi phí quản lý doanh nghiệp

+ Chi phí bán hàng

+ Chi phí khác

+ Chi phí thuế thu nhập nhập doanh nghiệp

Xem thêm: Các Công Thức Kế Toán Quản Trị Sử Dụng Nhiều Trong Thực Tế

Cách sử dụng, quản lý lợi nhuận giữ lại hiệu quả

Cách sử dụng và quản lý lợi nhuận giữ lại hiệu quả

Lợi nhuận giữ lại thuộc quyền sở hữu và sử dụng của doanh nghiệp và cách quản lý, tận dụng nó một cách hiệu quả không chỉ quan trọng đối với doanh nghiệp mà còn được quan tâm bởi các cổ đông và nhà đầu tư. Mục đích chính mà lợi nhuận giữ lại có thể được sử dụng bao gồm:

Tái đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp có thể sử dụng lợi nhuận giữ lại để mở rộng hoặc nâng cấp các hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm:

  • Thứ nhất, thành lập thêm chi nhánh;
  • Thứ hai, đa dạng hóa các kênh bán hàng;
  • Thứ ba, đầu tư vào các sản phẩm mới có tiềm năng thay đổi thị trường;
  • Thứ tư, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hiện có.

Đầu tư và góp vốn vào các doanh nghiệp khác

Lợi nhuận giữ lại cho phép doanh nghiệp đầu tư và góp vốn vào các doanh nghiệp khác hoặc tham gia vào các thương vụ M&A (Mergers and Acquisitions), tạo cơ hội gia tăng lợi nhuận và mở rộng quy mô hoạt động.

Mua lại cổ phần của cổ đông

Trong trường hợp doanh nghiệp cổ phần, đôi khi có tình huống một nhóm cổ đông muốn bán lại cổ phần hoặc doanh nghiệp muốn mua lại cổ phần để điều chỉnh tỷ lệ sở hữu. Lợi nhuận giữ lại có thể được sử dụng để mua lại các cổ phần này.

Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách phân tích tài chính doanh nghiệp chi tiết

Những lợi ích và hạn chế của retained earnings

Khi doanh nghiệp kết hợp lợi nhuận giữ lại và quản lý công nợ hiệu quả sẽ tạo ra nguồn tài chính vững mạnh, mở ra nhiều lợi thế và cơ hội phát triển:

những lợi ích và hạn chế của retained earnings

  • Thứ nhất, dự phòng và ứng phó với rủi ro: Lợi nhuận giữ lại có thể được sử dụng làm dự phòng để ứng phó với biến đổi trong môi trường kinh doanh. Điều này giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động trong các thời kỳ khó khăn và đảm bảo sự ổn định;
  • Thứ hai, tận dụng cơ hội đầu tư: Có lợi nhuận giữ lại cho phép doanh nghiệp tận dụng các cơ hội đầu tư mới mà không cần tìm kiếm vốn bên ngoài. Điều này đảm bảo rằng doanh nghiệp không bỏ lỡ những thị trường và dự án tiềm năng;
  • Thứ ba, tăng cơ hội phát triển: Đối với cổ đông, việc đầu tư lợi nhuận lại vào doanh nghiệp giúp tạo điều kiện cho sự phát triển và mở rộng. Kết quả, cơ hội tăng lợi nhuận và chia sẻ cho cổ đông có khả năng tăng cao trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm: Phương Pháp Phân Tích Khả Năng Sinh Lời Của Doanh Nghiệp

Nếu không quản lý và sử dụng retained earnings một cách hợp lý, có thể phát sinh những hạn chế sau đây:

  • Thứ nhất, giảm hiệu quả sử dụng vốn: Lợi nhuận giữ lại, nếu không được đầu tư hoặc sử dụng kịp thời, có thể làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Do đó, quản lý cần thiết phải xây dựng kế hoạch sử dụng lợi nhuận này một cách đúng đắn và linh hoạt;
  • Thứ hai, phát sinh mâu thuẫn với cổ đông: Quản lý và sử dụng retained earnings thường do nhà quản trị quyết định. Tuy nhiên, nếu việc sử dụng không đúng kế hoạch hoặc không đáp ứng kỳ vọng của cổ đông, có thể gây mâu thuẫn và tạo lo ngại cho họ;
  • Thứ ba, phát sinh mâu thuẫn trong doanh nghiệp: Việc quản lý và sử dụng retained earnings chậm trễ hoặc có sự không đồng tình trong việc quản lý và sử dụng có thể tạo ra mâu thuẫn trong doanh nghiệp. Điều này có thể dẫn đến các cuộc tranh luận không đáng có;
  • Thứ tư, khiến niềm tin của cổ đông bị suy giảm: Giữ lại lợi nhuận mà không phân chia cho cổ đông có thể làm suy giảm niềm tin và hài lòng của họ. Điều này có thể dẫn đến việc cổ đông rút vốn hoặc giảm đầu tư vào doanh nghiệp do lợi tức không đáp ứng mong đợi của họ.

Ngoài ra, đội ngũ kế toán có thể tham gia chương trình đào tạo CMA – một chứng chỉ nghề nghiệp danh giá dành cho các chuyên gia kế toán quản trị. Khóa học CMA tại SAPP Academy có thể giúp ích cho kế toán trong nhiều khía cạnh liên quan đến tính toán và hiểu về lợi nhuận giữ lại như sau:

  • Hiểu sâu hơn về lợi nhuận: Khóa học CMA cung cấp kiến thức sâu rộng về quản lý chi phí và lợi nhuận. Nó giúp bạn hiểu rõ hơn về cách các khoản thu và chi phí ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó giúp bạn tối ưu hóa lợi nhuận giữ lại;
  • Quản lý chi phí hiệu quả: Chứng chỉ CMA giúp bạn phát triển kỹ năng quản lý chi phí, tối ưu hóa cơ cấu chi phí và đưa ra các quyết định chiến lược để giảm thiểu các khoản chi phí không cần thiết;
  • Dự đoán và lập kế hoạch tài chính: Khi bạn hiểu rõ về cách chi phí và doanh thu ảnh hưởng đến lợi nhuận, bạn có khả năng dự toán và lập kế hoạch tài chính cho tương lai dễ dàng hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tạo ra các chiến lược tài chính bền vững;
  • Hỗ trợ quyết định quản lý: Những kiến thức và kỹ năng mà bạn học qua chương trình CMA có thể giúp bạn cung cấp thông tin quản lý chính xác và hữu ích cho các quyết định quản lý hàng ngày và chiến lược dài hạn;
  • Cơ hội nghề nghiệp: Chứng chỉ CMA là một dấu mốc thể hiện sự chuyên nghiệp và năng lực trong lĩnh vực kế toán quản trị. Nó có thể giúp bạn tăng cơ hội nghề nghiệp và mức lương cao hơn.

khóa học CMA Hoa Kỳ tại SAPP

Kết luận

Bài viết đã giúp giải đáp thắc mắc về Retained Earnings là gì, đó là số tiền lợi nhuận mà doanh nghiệp giữ lại sau khi trừ đi các khoản phân bổ như cổ tức cho cổ đông. Quản lý và sử dụng lợi nhuận giữ lại một cách hiệu quả có thể tạo ra nhiều lợi ích, bao gồm dự phòng tài chính, khả năng đầu tư mới và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu không được quản lý đúng cách, retained earnings có thể gây ra mâu thuẫn trong doanh nghiệp và giảm niềm tin của cổ đông. Do đó, việc lập kế hoạch và sử dụng retained earnings một cách linh hoạt là điều quan trọng để đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
5+ thủ thuật “làm đẹp Báo cáo Tài chính” và cách nhận diện

Báo cáo Tài chính là công cụ quan trọng để đánh giá tình trạng tài...

CMA Part 2 Section B: Corporate Finance

Bạn đang tìm hiểu CMA Part 2 Section B và tò mò không biết môn...

Học CMA ở đâu tại Hà Nội? Bật mí 5 địa chỉ uy tín nhất!

Chứng chỉ CMA đang nhận được rất nhiều sự chú ý của các nhân sự...

Chứng chỉ CMA Úc là gì? So sánh chứng chỉ CMA Úc với CMA Hoa Kỳ

Tại sao chứng chỉ CMA Úc lại không phổ biến so với chứng chỉ CMA...

Kho Học Liệu CMA Đồ Sộ Giúp Học Viên Tối Ưu Tỷ Lệ Thi Đỗ Tại SAPP Academy

Đội ngũ Nghiên cứu & phát triển chương trình đào tạo chuyên nghiệp tại SAPP...

Trưởng phòng Kế toán là gì? Khác biệt so với vị trí Kế toán trưởng

Trong lĩnh vực kế toán, hai chức danh quan trọng nhất là trưởng phòng kế...

Kế toán nội bộ là gì? Mô tả công việc của một Kế toán nội bộ

Chắc hẳn, khi bắt đầu kinh doanh, một trong những vấn đề đầu tiên mà...

Giám đốc Tài chính và Kế toán trưởng có thể kiêm nhiệm hay thay thế nhau không?

“Giám đốc Tài chính có phải là Kế toán trưởng không?” Hai vị trí này...