#Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu là Gì & Cách Hạch Toán
Mọi vấn đề đều có hai mặt và các khoản giảm trừ doanh thu cũng vậy, có những khoản doanh nghiệp chủ động thực hiện với mục tiêu thu hút khách hàng và tăng sản lượng nhưng cũng có những khoản doanh nghiệp bị động khi hàng hóa đã bán nhưng không được khách hàng chấp nhận vì một nguyên nhân nào đó. Bài viết này sẽ được SAPP Academy chia sẻ thông tin hữu ích về các khoản giảm trừ doanh thu là gì và cách hạch toán.
1. Khái niệm các khoản giảm trừ doanh thu là gì?
Giảm trừ doanh thu là các khoản làm giảm doanh thu của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, tùy từng chế độ kế toán mà doanh nghiệp áp dụng phương pháp giảm trừ doanh thu khác nhau.
Có 3 khoản giảm trừ doanh thu với mục đích khác nhau như sau:
-
Chiết khấu thương mại là khoản chiết khấu doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua sản phẩm, hàng hóa với số lượng lớn theo yêu cầu người bán đưa ra.
-
Giảm giá hàng bán là khoản người bán giảm giá cho khách hàng khi khách nhận được những lô hàng không đúng thỏa thuận theo hợp đồng hoặc kém phẩm chất.
-
Hàng bán bị trả lại là hàng hóa, thành phẩm bị người mua trả lại do kém phẩm chất, không đúng số lượng, chủng loại theo thỏa thuận giữa hai bên hoặc theo hợp đồng đã ký kết.
2. Nguyên tắc kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
Tài khoản dùng để hạch toán khoản giảm trừ doanh thu có sự khác nhau giữa thông tư 200 và thông tư 133, cụ thể như sau:
-
Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo TT 200 thì hạch toán qua tài khoản 521
Kết cấu TK 521:
Bên nợ |
Bên có |
|
Kết chuyển vào cuối kỳ toàn bộ số phát sinh trong kỳ sang tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ |
Tài khoản 521 không có số dư cuối kỳ.
-
Nếu doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo TT 133 thì hạch toán qua tài khoản 511
-
Nguyên tắc kế toán giảm trừ doanh thu như sau:
Trường hợp khoản giảm trừ doanh thu phát sinh cùng kỳ bán sản phẩm, hàng hóa |
Trường hợp khoản giảm trừ doanh thu phát sinh sau kỳ bán sản phẩm, hàng hóa |
Tiến hành điều chỉnh doanh thu trong kỳ phát sinh |
Nếu trước thời điểm hạn nộp BCTC thì điều chỉnh doanh thu của kỳ lập BCTC Nếu sau thời điểm hạn nộp BCTC thì ghi giảm doanh thu của kỳ sau. |
-
Nguyên tắc kế toán tài khoản chiết khấu thương mại (TK 5211)
Trường hợp |
Nếu trên hóa đơn, giá đã trừ khoản chiết khấu thương mại |
Nếu trên hóa đơn, giá chưa trừ chiết khấu thương mại thì tiến hành tách chiết khấu riêng |
Hạch toán |
Tiến hành hạch toán doanh thu bán hàng theo hóa đơn (giá đã trừ chiết khấu thương mại) mà không cần sử dụng tài khoản 521 |
Ghi nhận doanh thu theo giá chưa trừ chiết khấu trên hóa đơn và theo dõi, hạch toán khoản chiết khấu thương mại qua tài khoản 5211 |
Viết hóa đơn |
Trên hóa đơn ghi giá đã chiết khấu thương mại, thuế GTGT và tổng tiền hàng đã bao gồm thuế GTGT |
Căn cứ vào lần mua cuối cùng đạt được số lượng, doanh số chiết khấu thương mại thì tiến hành trừ trực tiếp vào hóa đơn cuối (nếu số tiền chiết khấu nhỏ hơn giá trị hóa đơn cuối) hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh giảm (nếu số tiền chiết khấu lớn hơn giá trị hóa đơn cuối) |
Trường hợp kết thúc chương trình chiết khấu hàng bán mới tính số tiền chiết khấu thì tiến hành xuất hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các hóa đơn bán hàng liên quan đến kỳ chiết khấu. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, hai bên tiến hành hạch toán giảm trừ doanh thu, thuế GTGT và tổng tiền bao gồm thuế GTGT.
-
Nguyên tắc kế toán tài khoản hàng bán bị trả lại (TK 5212)
Tài khoản 5212 phản ánh giá trị sản phẩm, hàng hóa bị khách hàng trả lại do hàng kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách, vi phạm hợp đồng…
Quy định xuất hóa đơn hàng bán bị trả lại, có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp người mua là đối tượng có hóa đơn |
Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn |
Khi tổ chức, cá nhân mua hàng hóa và đã nhận được hàng, người bán đã xuất hóa đơn, phát hiện sản phẩm không đúng quy cách, chất lượng hay vi phạm hợp đồng muốn trả lại toàn bộ hay một phần cho người bán thì người mua tiến hành xuất hóa đơn ghi rõ nội dung trả lại hàng hóa, lý do…kèm số lượng, đơn giá, tiền thuế và tổng tiền. Bên bán không cần thu hồi hóa đơn đã lập |
Trường hợp mua hàng của người bán và trả lại nhưng người mua không có hóa đơn thì hai bên tiến hành lập biên bản ghi rõ lý do trả hàng, loại hàng hóa, số lượng, giá trị chưa thuế, tiền thuế theo hóa đơn bán hàng kèm ký hiệu, số hóa đơn và ngày hóa đơn gốc. Bên bán thu hồi hóa đơn đã lập |
Căn cứ vào hóa đơn xuất lại, hai bên tiến hành hạch toán lại các bút toán.
-
Nguyên tắc kế toán tài khoản giảm giá hàng bán (TK 5213)
Nếu trên hóa đơn, giá bán là giá đã giảm giá |
Nếu trên hóa đơn là giá gốc và giảm giá sau khi bán hàng và phát hành hóa đơn do phát hiện hàng kém phẩm chất |
Hạch toán số tiền trên hóa đơn vào TK doanh thu bán hàng (ghi nhận theo giá đã giảm), không cần theo dõi qua TK 5213 |
Hóa đơn gốc hạch toán bình thường và khoản giảm giá sẽ được theo dõi qua tài khoản 5213 |
3. Cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu
Tùy thuộc vào chế độ kế toán doanh nghiệp áp dụng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC hay Thông tư 200/2014/TT-BTC mà sẽ sử dụng tài khoản khác nhau để theo dõi khoản giảm trừ doanh thu. Tuy nhiên, cách hạch toán của hai Thông tư giống nhau, chỉ khác nhau ở tài khoản theo dõi, nếu như Thông tư 200 sử dụng TK 521 để theo dõi riêng thì khoản giảm trừ doanh thu ở Thông tư 133 hạch toán vào bên nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Nếu kế toán muốn theo dõi riêng thì phải mở sổ riêng.
Nội dung dưới đây SAPP sẽ ví dụ cách hạch toán giảm trừ doanh thu theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và tương tự áp dụng cho TT 133/2016-BTC
Hạch toán các khoản chiết khấu thương mại
-
Trường hợp 1: Doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 5211: Số tiền chiết khấu thương mại cho khách hàng
Nợ TK 3331: Thuế GTGT giảm so với số đã ghi nhận
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị chiết khấu thương mại
-
Trường hợp 2: Doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 5211: Tổng giá trị chiết khấu thương mại
Có TK 131, 112, 111: Tổng giá trị chiết khấu thương mại
Hạch toán giảm giá hàng bán
-
Trường hợp 1: Doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 5213: Số tiền giảm giá hàng bán chưa thuế
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp giảm so với số đã ghi nhận
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng
-
Trường hợp 2: Doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 5213: Tổng giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng
Có TK 111, 112, 131: Tổng giá trị giảm giá hàng bán cho khách hàng
Hạch toán khoản hàng bán bị trả lại
-
Phản ánh giảm doanh thu số hàng bán bị trả lại
-
Trường hợp 1: Doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 5212: Ghi nhận giảm doanh thu số hàng bị trả lại
Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp đã ghi nhận giảm xuống
Có TK 131, 111, 112: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại
-
Trường hợp 2: Doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 5212: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại
Có TK 111, 131, 112: Tổng giá trị hàng bán bị trả lại
-
Phản ánh giá trị hàng bị trả lại nhập kho, giảm giá vốn
Nợ TK 156: Nhập kho số lượng hàng bán bị trả lại
Có TK 632: Giảm giá trị giá vốn của hàng bán bị trả lại
Kết chuyển cuối kỳ khoản giảm trừ doanh thu bán hàng
Cuối kỳ, kế toán tiến hành kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu sang bên Nợ TK 511 để hạch toán giảm doanh thu, tính doanh thu thuần, cụ thể như sau:
Nợ TK 511: Các khoản giảm trừ doanh thu
Có TK 5211: Khoản chiết khấu thương mại làm giảm doanh thu
Có TK 5212: Khoản hàng bán bị trả lại làm giảm doanh thu
Có TK 5213: Khoản giảm giá hàng bán làm giảm doanh thu
Như vậy, bài viết đã tổng hợp những kiến thức hữu ích liên quan đến khoản giảm trừ doanh thu như khái niệm, cách hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu… Kiểm soát và theo dõi tốt những khoản này giúp doanh nghiệp tính toán được chính xác số doanh thu thuần phát sinh và từ đó có những quyết định quản trị đúng đắn. SAPP Academy còn rất nhiều những bài chia sẻ kiến thức quan trọng, mời độc giả đón đọc.
Liên hệ với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn