ACCA20/06/2024

[Hướng Dẫn] Cách Viết Hóa Đơn Chiết Khấu Thương Mại

Trong thị trường kinh doanh cạnh tranh ngày nay, việc giữ chân khách hàng hiện hữu và thu hút khách hàng mới đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp một cách bền vững. Trong quá trình phát triển kinh doanh, việc sử dụng chiết khấu thương mại trở thành một chiến lược quan trọng, giúp doanh nghiệp tạo sự hấp dẫn đối với khách hàng và cùng lúc tối ưu hóa doanh số bán hàng. Trong bài viết này, SAPP Academy sẽ cùng bạn tìm hiểu về hóa đơn chiết khấu thương mại và cách để đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Các trường hợp nào xuất hóa đơn chiết khấu thương mại

Các trường hợp nào xuất hóa đơn chiết khấu thương mại

Chiết khấu thương mại là một phần giảm giá được doanh nghiệp thực hiện đối với khách hàng mua hàng với số lượng lớn, theo các thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế hoặc cam kết trước đó. Khoản chiết khấu thương mại này sẽ được trừ đi từ giá bán trước thuế giá trị gia tăng.

Cách lập hóa đơn chiết khấu thương mại sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể, do đó, mỗi hình thức chiết khấu thương mại sẽ đi kèm với quy định và yêu cầu riêng, đồng thời cần tuân theo quy trình xuất hóa đơn và kê khai thuế tương ứng.

Chiết khấu thương mại thường được thực hiện theo các hình thức sau:

  • Thứ nhất, chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng: Đây là hình thức giảm giá áp dụng ngay trong lần mua hàng đầu tiên;
  • Thứ hai, chiết khấu thương mại sau nhiều lần mua hàng: Được áp dụng sau khi khách hàng đã mua hàng đủ số lượng hoặc đạt điều kiện để hưởng chiết khấu thương mại;
  • Thứ ba, chiết khấu thương mại sau chương trình khuyến mại: Thực hiện sau khi đã xuất hóa đơn bán hàng và tính toán chiết khấu dựa trên điều kiện của chương trình khuyến mại.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, khoản chiết khấu thương mại có thể được trừ trực tiếp vào đơn giá khi xuất hóa đơn trong các lần mua hàng hoặc trừ vào tổng tiền cần thanh toán sau cùng. Đôi khi, bên bán cũng có thể viết hóa đơn điều chỉnh giảm sau khi người mua đạt đến số lượng hàng hưởng chiết khấu thương mại.

Lưu ý: Chiết khấu thương mại là việc giảm trừ trực tiếp vào giá bán trên hóa đơn, nhưng không làm thay đổi số lượng hàng hóa. Điều này khác hoàn toàn so với việc xuất hóa đơn cho hàng biếu tặng.

2. Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại theo từng trường hợp

Cách viết hóa đơn chiết khấu thương mại theo từng trường hợp

Mỗi hình thức chiết khấu thương mại sẽ xuất hoá đơn chiết khấu thương mại theo cách khác nhau, cụ thể như sau:

2.1. Chiết khấu theo từng lần mua (Giảm giá ngay khi mua hàng)

Khi thực hiện chiết khấu theo từng lần mua hàng, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng hóa đơn xuất ra sẽ ghi rõ giá bán đã được chiết khấu dành cho khách hàng, thuế giá trị gia tăng và tổng giá thanh toán đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Cửa hàng A áp dụng chương trình chiết khấu thương mại như sau: Khách hàng mua 1 máy lạnh Panasonic có giá niêm yết là 15.000.000 đồng sẽ được giảm 10% (tương đương 1.500.000 đồng) cho mỗi lần mua hàng.

Doanh nghiệp cần lập hóa đơn chiết khấu thương mại như sau:

  • Giá bán trước thuế giá trị gia tăng: 15.000.000 đồng;
  • Giá bán đã được chiết khấu: 15.000.000 – 1.500.000 VND = 13.500.000 đồng;
  • Thuế giá trị gia tăng (VAT): 13.500.000 * 10% = 1.350.000 đồng;
  • Tổng giá thanh toán (bao gồm VAT): 13.500.000 + 1.350.000 = 14.850.000 đồng.

Lưu ý: Hóa đơn chiết khấu thương mại không được phép ghi dấu âm (-)

2.2. Chiết khấu thương mại theo số lượng hoặc doanh số 

Chiết khấu thương mại theo số lượng hoặc doanh số thường áp dụng khi khách hàng mua hàng đạt đến mức quy định. Số tiền chiết khấu sẽ được điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng của lần mua cuối cùng hoặc lần mua của kỳ tiếp theo.

Tuy nhiên, cách thực hiện còn phụ thuộc vào số tiền chiết khấu:

  • Nếu số tiền chiết khấu NHỎ HƠN tổng giá trị trên hóa đơn lần cuối, doanh nghiệp có thể trừ trực tiếp số tiền chiết khấu trong lần mua cuối đó;
  • Nếu số tiền chiết khấu LỚN HƠN tổng giá trị trên hóa đơn lần cuối, doanh nghiệp sẽ phải lập hoá đơn điều chỉnh giảm và kèm theo bảng kê các hóa đơn trước đó (hoặc điều chỉnh trên hóa đơn của kỳ sau).

Với những hóa đơn GTGT của các lần mua trước (chưa đạt mức quy định để hưởng chiết khấu), giá bán sẽ được ghi như bình thường. Hóa đơn cuối cùng hoặc hóa đơn của kỳ sau sẽ trừ đi số tiền chiết khấu.

Ví dụ 1: Công ty A ký hợp đồng số 0923/AB với công ty B: Nếu mua 10 máy lạnh Panasonic trị giá 15.000.000 đồng sẽ được hưởng chiết khấu 10% (1.500.000 đồng/cái). Công ty B đã mua hàng 3 lần với số lượng cụ thể như sau:

  • Lần 1: Công ty B mua 3 cái máy lạnh => Do chưa đủ số lượng theo hợp đồng để hưởng chiết khấu nên trên hóa đơn giá vẫn là 15.000.000 đồng/cái;
  • Lần 2: Công ty B mua 2 cái máy lạnh => Công ty A xuất hóa đơn ghi giá bán là 15.000.000 đồng/cái vì chưa đủ 10 cái để nhận giá chiết khấu;
  • Lần 3: Công ty B mua 5 cái máy lạnh -> Công ty B đã mua đủ 10 cái máy lạnh nên được hưởng chiết khấu 10% => Công ty A tiến hành xuất hóa đơn có chiết khấu thương mại cho lần mua này.

Khoản tiền chiết khấu sẽ là 1.500.000 x 10 = 15.000.000, số tiền nhỏ hơn giá trị hóa đơn cuối cùng (15.000.000 x 5 = 75.000.000 đồng) nên có thể trừ trực tiếp vào hóa đơn này.

Hóa đơn chiết khấu thương mại được ghi như sau:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6=4*5

01

Máy lạnh Panasonic

Cái

5

15.000.000

75.000.000

Chiết khấu thương mại 10% theo hợp đồng số 0923/AB

Cái

10

1.500.000

15.000.000

Cộng tiền hàng

60.000.000

Thuế suất thuế GTGT: 10%; Tiền thuế GTGT:

6.000.000

Tổng cộng tiền thanh toán:

66.000.000

Ví dụ 2: Công ty A ký hợp đồng số 0923/AB với công ty B: Nếu mua 10 máy lạnh Panasonic trị giá 15.000.000 đồng sẽ được hưởng chiết khấu 12% (1.800.000 đồng/cái). Công ty B đã mua hàng nhiều lần, cụ thể như sau:

  • Lần 1: Công ty B mua 5 cái máy lạnh và được áp dụng mức giá là 15.000.000 đồng/cái do chưa đủ số lượng quy định;
  • Lần 2: Công ty B mua tiếp 4 cái máy lạnh và tương tự áp dụng giá gốc 15.000.000 đồng/cái vì khách chưa mua đủ 10 cái;
  • Lần 3: Công ty B mua 1 cái máy lạnh -> Công ty B đã mua đủ 10 cái máy lạnh nên công ty A tiến hành xuất hóa đơn chiết khấu thương mại cho lần mua này.

Khoản tiền chiết khấu sẽ là 1.800.000 x 10 = 18.000.000, lớn hơn giá trị hóa đơn lần cuối nên công ty A tiến hành lập hóa đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê các hóa đơn đã mua trước đó.

Công ty A sẽ ghi hóa đơn chiết khấu thương mại như sau:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6=4*5

01

Điều chỉnh giảm số tiền thuế, số tiền do áp dụng chiết khấu thương mại 12% theo hợp đồng số 0923/AB

Cái

10

1.800.000

18.000.000

Cộng tiền hàng

18.000.000

Thuế suất thuế GTGT: 10%; Tiền thuế GTGT:

1.800.000

Tổng cộng tiền thanh toán:

19.800.000

2.3. Chiết khấu thương mại dựa theo số lượng hoặc doanh số, hóa đơn chiết khấu thương mại lập sau khi kết thúc chương trình

Về cơ bản, trường hợp này tương tự như trường hợp 2, tuy nhiên sau khi kết thúc chương trình, bên bán sẽ lập hóa đơn điều chỉnh và kèm theo bảng kê các hóa đơn cần điều chỉnh số tiền và tiền thuế đã tính trước đó.

Tương tự ví dụ 2 của trường hợp 2, hóa đơn chiết khấu thương mại được viết như sau:

STT

Tên hàng hóa, dịch vụ

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

1

2

3

4

5

6=4*5

01

Điều chỉnh giảm số tiền thuế, số tiền do áp dụng chiết khấu thương mại 12% theo hợp đồng số 0923/AB

Cái

10

1.800.000

18.000.000

Cộng tiền hàng

18.000.000

Thuế suất thuế GTGT: 10%; Tiền thuế GTGT:

1.800.000

Tổng cộng tiền thanh toán:

19.800.000

3. Cách kê khai hóa đơn chiết khấu thương mại

Cách kê khai hóa đơn chiết khấu thương mại

Trước khi bật mí cách kê khai hóa đơn, cùng SAPP Academy tìm hiểu tài khoản sử dụng hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại là gì nhé!

3.1. Tài khoản sử dụng hạch toán hoá đơn chiết khấu thương mại

Cách hạch toán giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại khi bán hàng và khi mua hàng (nhận được chiết khấu thương mại) được áp dụng theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:

a. Khi sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:

Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ thực hiện hạch toán chiết khấu thương mại bằng cách ghi vào tài khoản 521, kết cấu tài khoản 521 như sau:

  • Bên Nợ: Số tiền chiết khấu thương mại đã được chấp nhận thanh toán cho khách hàng;
  • Bên Có: Cuối kỳ, toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại sẽ được kế toán kết chuyển sang tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

b. Khi sử dụng chế độ kế toán theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:

Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ hạch toán chiết khấu thương mại bằng cách ghi vào tài khoản 511, kết cấu và nội dung Tài khoản 511 như sau:

  • Bên Nợ: Các khoản thuế gián thu phải nộp, bao gồm GTGT, TTĐB, XK, BVMT.

Khi kết chuyển doanh thu thuần, số tiền này sẽ được chuyển vào tài khoản 911 – Xác định kết quả kinh doanh;

  • Bên Có: Doanh thu bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ kế toán.

Hai cách hạch toán này phụ thuộc vào việc doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán nào và tuân theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC hoặc Thông tư 133/2016/TT-BTC để xử lý chiết khấu thương mại trong quá trình kinh doanh.

Xem thêm: [Hướng Dẫn] Hạch Toán Điều Chỉnh Giảm Hóa Đơn Đầu Vào

3.2. Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

Chiết khấu thương mại có 3 hình thức đối với doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, cụ thể bao gồm:

Chiết khấu thương mại theo từng lần mua hàng

Theo từng lần mua hàng, trong trường hợp mà hàng hóa hoặc dịch vụ đã được áp dụng chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thông tin này sẽ được thể hiện trên hóa đơn GTGT, bao gồm giá đã được giảm giá và thuế GTGT. Do đó, quá trình hạch toán sẽ không ghi rõ bút toán chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán. Cụ thể:

Hạch toán đối với bên bán:

  • Nợ tài khoản 111/112: Ghi tổng số tiền trên hóa đơn;
  • Có tài khoản 511: Ghi tổng số tiền đã trừ chiết khấu thương mại (chưa bao gồm thuế GTGT);
  • Có tài khoản 3331: Ghi số thuế GTGT.

Hạch toán đối với bên mua:

  • Nợ tài khoản 156: Ghi giá trị trên hóa đơn (bao gồm giá đã giảm giá);
  • Nợ tài khoản 1331: Ghi số thuế GTGT;
  • Có tài khoản 111/112: Ghi tổng số tiền trên hóa đơn.

Chiết khấu thương mại theo số lượng hoặc doanh số

Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng hoặc doanh số hàng hóa, thì số tiền chiết khấu sẽ được tính và điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa hoặc dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp theo. Điều này có thể dẫn đến hai tình huống khác nhau:

Trường hợp 1: Số tiền chiết khấu nhỏ hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng.

Bên bán phản ánh doanh thu:

  • Nợ tài khoản 131, 111, 112: Thể hiện số tiền chiết khấu;
  • Có tài khoản 511: Thể hiện doanh thu đã chiết khấu;
  • Có tài khoản 3331: Ghi số thuế GTGT.

Bên mua hạch toán:

  • Nợ tài khoản 156: Giá trị trên hóa đơn (giá đã trừ khoản chiết khấu);
  • Nợ tài khoản 1331: Ghi số thuế GTGT;
  • Có tài khoản 111, 112, 331: Số tiền đã trừ khoản chiết khấu.

Trường hợp 2: Số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng.

Khi số tiền chiết khấu lớn hơn số tiền trên hóa đơn cuối cùng, doanh nghiệp phải lập hóa đơn điều chỉnh giảm các hóa đơn trước đó. Cụ thể:

Bên bán phản ánh số tiền chiết khấu thương mại (theo quy định của Thông tư 200/2014/TT-BTC):

  • Nợ tài khoản 521: Số tiền chiết khấu thương mại (nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán tại Thông tư 133 thì hạch toán vào tài khoản Nợ 511);
  • Nợ tài khoản 3331: Ghi số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm;
  • Có tài khoản 131, 111, 112.

Cuối kỳ kế toán kết chuyển ghi (nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán tại Thông tư 133):

  • Nợ tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;
  • Có tài khoản 521: Các khoản giảm trừ doanh thu

Bên mua sẽ căn cứ vào việc hàng chiết khấu thương mại có còn tồn trong kho hay đã bán, đưa vào sản xuất kinh doanh hay sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản để thực hiện hạch toán như sau:

  • Nợ TK 331, 111, 112: Số tiền chiết khấu thương mại.
  • Có TK 156/632/154/642/241: Giảm giá trị hàng tồn kho, giá vốn, chi phí tương ứng, chi phí xây dựng cơ bản.
  • Có TK 1331: Giảm số thuế đã được khấu trừ.

Chiết khấu thương mại khi kết thúc chương trình

Trong trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình, kế toán sẽ lập hóa đơn điều chỉnh và kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền và tiền thuế điều chỉnh.

Bên bán phản ánh chiết khấu thương mại phát sinh trong kỳ:

  • Nợ tài khoản 521: Số tiền chiết khấu thương mại (Nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán của Thông tư 200/2014/TT-BTC);
  • Nợ tài khoản 511: Số tiền chiết khấu thương mại (Nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán của Thông tư 133/2016/TT-BTC);
  • Nợ tài khoản 3331: Số tiền thuế GTGT được điều chỉnh giảm.

Bên mua hạch toán tùy theo số hàng chiết khấu thương mại vẫn ở trong kho hay đã bán, được đưa vào sản xuất kinh doanh hay sử dụng cho hoạt động xây dựng cơ bản, kế toán ghi nhận:

  • Nợ TK 331, 111, 112: Tổng số tiền chiết khấu thương mại;
  • Có TK 156/632/154/642/241: Giảm giá trị hàng tồn kho, giá vốn, chi phí tương ứng, chi phí xây dựng cơ bản.
  • Có TK 1331: Số thuế đã được khấu trừ ghi giảm.

3.3. Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp

Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại có thể thực hiện như sau:

  • Nợ tài khoản 521: Chiết khấu thương mại (Nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán của Thông tư 200/2014/TT-BTC);
  • Nợ tài khoản 511: Chiết khấu thương mại (Nếu doanh nghiệp theo chế độ kế toán của Thông tư 133/2016/TT-BTC);
  • Có tài khoản 131: Phải thu của khách hàng.

Khóa học ACCA cung cấp nền tảng kiến thức và kỹ năng quan trọng cho kế toán liên quan đến việc ghi hóa đơn và hạch toán hóa đơn chiết khấu thương mại. Ngoài ra, khóa học ACCA trang bị cho học viên kỹ năng phân tích tài chính, giúp họ hiểu rõ hơn về cách hóa đơn chiết khấu thương mại ảnh hưởng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp và cách đánh giá tác động của nó đối với lợi nhuận và vốn. Từ đó, các nhà quản lý có những quyết định chính xác.

Kết luận

hóa đơn chiết khấu là một công cụ quan trọng

Hoá đơn chiết khấu thương mại là một công cụ quan trọng trong chiến lược kinh doanh và quản lý tài chính của doanh nghiệp. Việc hiểu rõ cách áp dụng và hạch toán hoá đơn chiết khấu thương mại đối với từng trường hợp cụ thể sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hóa lợi ích từ chương trình chiết khấu và thu hút đối với khách hàng.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
05 Vụ Bê Bối Kế Toán Lớn Nhất Mọi Thời Đại Phần 1

I. WASTE MANAGEMENT, INC. (1998) 1. Thông tin chung: Waste Management, Inc. là một công...

100% Pass Rate Của SAPP Hồ Chí Minh Cao Vượt Trội Toàn Cầu Trong Kỳ Thi ACCA Tháng 6 Năm 2022

Cùng xem chi tiết Pass Rate của học viên SAPP Hồ Chí Minh tại đây...

Absorption Costing Là Gì? – Tất Tần Tật Về Phương Pháp Tính Giá Toàn Bộ

Trong quá trình tiến hành định giá hàng tồn kho, phương pháp toàn bộ là...

Conceptual Framework Là Gì? – Những Điều Cần Viết Về Khung Khái Niệm

Trong quá trình làm ra một báo cáo tài chính quốc tế chuẩn, các kiểm...

#[Tìm Hiểu] Các Khoản Giảm Trừ Doanh Thu Là Gì? | SAPP

Trong quá trình kinh doanh có thể phát sinh các nghiệp vụ làm giảm trừ...

Vì Sao Kiến Thức Môn AA/F8 ACCA Đóng Vai Trò Quan Trọng Trong Việc Chinh Phục Kỳ Tuyển Dụng Của BIG4?

Bên cạnh môn FA/F3 và FR/F7 ACCA, việc học môn AA/F8 ACCA -  Audit &...

F2 ACCA Là Gì? Tìm Hiểu Về Môn Kế Toán Quản Trị

ACCA (Association of Chartered Certified Accountants) là tên viết tắt của Hiệp hội kế toán...

#Top 5+ Phần Mềm Kế Toán Cho Cá Nhân & Doanh Nghiệp Tốt Nhất

Qua bài viết dưới đây SAPP Academy sẽ phân tích cho bạn đọc TOP 5...