ACCA20/06/2024

Chi phí sản xuất chung trong kế toán và kế toán quản trị

Chi phí sản xuất chung là gì? Được phân bổ và hạch toán ra sao? Trong ngữ cảnh của kế toán quản trị, chi phí sản xuất chung có vai trò như thế nào? Dưới đây là lời giải cho toàn bộ những thắc mắc của bạn!

1. Chi phí sản xuất chung là gì?

Theo Điều 87 của Thông tư Số 200/2014/TT-BTC, chi phí sản xuất chung được định nghĩa như sau:

Chi phí sản xuất chung phản ánh toàn bộ các khoản chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất và kinh doanh chung, phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận, công trường,…

Tuy nhiên, điều quan trọng là trong định nghĩa này không bao gồm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí sản xuất chung (SXC) là một trong những yếu tố quan trọng đóng vai trò trong việc xác định giá thành của sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này đặc biệt đúng trong môi trường kinh doanh ngày nay, nơi mà sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một cái nhìn rõ ràng và chi tiết về cấu trúc chi phí của mình để có thể cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

Chi phí sản xuất chung là gì?

Quản lý và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm là một quy trình phức tạp đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ. Trong quá trình này, kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc thu thập, phân loại và phân bổ các khoản chi phí một cách chính xác và minh bạch. Nhờ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về cấu trúc chi phí của mình, đồng thời tạo điều kiện cho quản lý chiến lược và ra quyết định kinh doanh dựa trên dữ liệu có căn cứ.

2. Chi phí sản xuất chung gồm những hạng mục chi phí cụ thể nào?

Chi phí sản xuất chung gồm có: Chi phí sản xuất chung cố định và Chi phí sản xuất chung biến đổi.

2.1. Chi phí sản xuất chung cố định

Chi phí sản xuất chung cố định là những chi phí gián tiếp không biến đổi theo số lượng sản phẩm được sản xuất. Chúng bao gồm các chi phí như bảo dưỡng máy móc thiết bị, chi phí khấu hao của tài sản cố định như nhà xưởng cũng như chi phí quản lý hành chính cho các đơn vị sản xuất như phân xưởng, bộ phận, tổ và đội sản xuất.

Chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên công suất bình thường của máy móc sản xuất. Công suất bình thường là số lượng sản phẩm đạt được ở mức trung bình trong các điều kiện sản xuất bình thường.

  • Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn công suất bình thường: chi phí sản xuất chung cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí thực tế phát sinh.
  • Nếu sản lượng thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường: chi phí sản xuất chung cố định sẽ chỉ được chia ra và phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Trong trường hợp này, khoản chi phí sản xuất chung không được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, mà có thể được tích lũy và phân bổ cho các kỳ sau.

2.2. Chi phí sản xuất chung biến đổi

Chi phí sản xuất chung biến đổi là những khoản chi phí gián tiếp liên quan đến hoạt động sản xuất chung của doanh nghiệp, có mức biến động theo số lượng sản phẩm được tạo ra.

Nói cách khác, chi phí này tăng hoặc giảm khi sản lượng sản xuất tăng hoặc giảm.. Ví dụ: khi sản lượng tăng, chi phí nguyên liệu, vật liệu gián tiếp và chi phí nhân công gián tiếp cũng sẽ tăng theo. Chi phí sản xuất chung biến đổi được phân bổ hoàn toàn vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

Chi phí sản xuất chung gồm có: Chi phí sản xuất chung cố định và Chi phí sản xuất chung biến đổi.

3. Cách tính chi phí sản xuất chung

Theo quy định trong Điều 87 Thông tư Số 200/2014/TT-BTC, chi phí sản xuất chung được hạch toán vào tài khoản 627. Đây là một tài khoản không có số dư cuối kỳ và được tạo thành từ sự tổng hợp của 6 tài khoản cấp 2 khác nhau.

  • Tài khoản 6271 – Chi phí nhân viên phân xưởng.
  • Tài khoản 6272 – Chi phí vật liệu.
  • Tài khoản 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất.
  • Tài khoản 6274 – Chi phí khấu hao tài sản cố định.
  • Tài khoản 6277 – Chi phí dịch vụ mua ngoài.
  • Tài khoản 6278 – Chi phí bằng tiền khác.

Cách tính chi phí sản xuất chung

Công thức tính chi phí sản xuất chung là tổng hợp của 6 tài khoản cấp 2 thuộc tài khoản 627, gồm:

Chi phí sản xuất chung = Chi phí nhân viên xưởng + Chi phí vật liệu + Chi phí dụng cụ sản xuất + Chi phí khấu hao TSCĐ + Chi phí dịch vụ mua ngoài + Chi phí bằng tiền khác.

Trong quá trình ghi nhận, các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ sẽ được ghi nhận vào phía Nợ của tài khoản 627. Số tiền chi phí sản xuất chung thực tế đã phát sinh và được thanh toán trong kỳ sẽ được ghi nhận vào phía Có của tài khoản 627.

Còn đối với các khoản chi phí sản xuất chung không phân bổ được, cuối kỳ sẽ được kết chuyển sang phía Nợ của tài khoản 154. Điều này đảm bảo rằng tất cả các khoản chi phí liên quan đến sản xuất được ghi nhận một cách rõ ràng và đầy đủ trong hệ thống kế toán của doanh nghiệp.

4. Các phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung

Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu của tài khoản 627 – chi phí sản xuất chung:

Phương pháp hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu của tài khoản 627 - chi phí sản xuất chung:

4.1. Hạch toán chi phí nhân viên 

Khi tính tiền lương, tiền công, các khoản phải trả cho nhân viên phân xưởng, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận cần được hạch toán như sau:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271).
  • Có TK 334 – Phải trả người lao động.

Các khoản trích theo lương như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, các khoản hỗ trợ người lao động và kinh phí công đoàn cần được hạch toán như sau:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6271).
  • Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384, 3386).

4.2. Hạch toán chi phí vật liệu

Khi xuất vật liệu dùng cho phân xưởng bao gồm sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định (TSCĐ) dùng cho quản lý điều hành hoạt động phân xưởng được hạch toán như sau:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6272).
  • Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu.

Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị nhỏ sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, căn cứ vào phiếu xuất kho cần được hạch toán như sau: 

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273). 
  • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, phải phân bổ dần, ghi: 

  • Nợ TK 242 – Chi phí trả trước. 
  • Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ. 

Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất chung, hạch toán như sau:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273). 
  • Có TK 242 – Chi phí trả trước. 

4.3. Hạch toán chi phí khấu hao

Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,… thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, hạch toán như sau: 

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6274.
  • Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định. 

4.4. Hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài

Chi phí điện, nước, điện thoại,… thuộc phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi: 

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6278).
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu được khấu trừ thuế GTGT).
  • Có các TK 111, 112, 331,…

4.5. Hạch toán chi phí trích trước 

Trường hợp sử dụng phương pháp trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thuộc phân xưởng, tính vào chi phí sản xuất chung:

Khi chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định thực tế phát sinh, ghi:

  • Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn tài sản cố định.
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
  • Có các TK 331, 111, 112,…

Khi chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định hoàn thành, ghi:

  • Nợ các TK 242, 352.
  • Có TK 2413 – Sửa chữa lớn tài sản cố định.

Khi trích trước hoặc phân bổ dần số đã chi về chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, ghi:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6273).
  • Có các TK 352, 242.

4.6. Hạch toán chi phí TSCĐ cho thuê

Trường hợp doanh nghiệp có tài sản cố định cho thuê hoạt động, khi phát sinh thêm chi phí liên quan đến tài sản cố định cho thuê hoạt động:

Khi phát sinh các chi phí trực tiếp ban đầu liên quan đến cho thuê hoạt động, hạch toán:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
  • Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ (nếu có).
  • Có các TK 111, 112, 331,…

Định kỳ, tính, trích khấu hao tài sản cố định cho thuê hoạt động vào chi phí sản xuất kinh doanh (SXKD), hạch toán:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
  • Có TK 214 – Hao mòn tài sản cố định cho thuê hoạt động.

4.7. Hạch toán chi phí phát sinh phải trả về bảo hành công trình xây dựng

Khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp, hạch toán như sau:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
  • Có TK 352 – Dự phòng phải trả.

Khi phát sinh chi phí sửa chữa, bào hành công trình xây lắp, ghi:

  • Nợ các TK 621, 622, 623, 627.
  • Có các TK 111,112, 152, 214, 334.

Cuối kỳ, kết chuyển chi phí sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp, ghi:

  • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
  • Có các TK 621, 622, 623, 627.

Khi sửa chữa, bảo hành công trình xây lắp hoàn thành, hạch toán:

  • Nợ TK 352 – Dự phòng phải trả.
  • Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

4.8. Hạch toán chi phí đi vay phải trả, hòa vốn

Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp cần xác định lãi tiền vay phải trả, đã trả được vốn hoá cho tài sản sản xuất dở dang, khi trả lãi tiền vay. Loại chi phí này được hạch toán theo quy tắc:

  • Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (tài sản đang sản xuất dở dang).
  • Có TK 111, 112
  • Có TK 242 – Chi phí trả trước (nếu trả trước lãi vay).
  • Có TK 335 – Chi phí phải trả (lãi tiền vay phải trả).
  • Có TK 343 – Trái phiếu phát hành (chi phí phát hành trái phiếu và số chênh lệch giữa số lãi trái phiếu phải trả tính theo lãi suất thực tế cao hơn số lãi phải trả tính theo lãi suất danh nghĩa được ghi tăng gốc trái phiếu).

4.9. Hạch toán các khoản giảm chi phí sản xuất

Nếu phát sinh các khoản này thì hạch toán như sau: 

  • Nợ TK 111, 112, 138
  • Có TK 627

4.10. Hạch toán chi phí sản xuất dùng cho hợp đồng hợp tác kinh doanh

Khi phát sinh chi phí sản xuất dùng cho hợp đồng hợp tác kinh doanh, căn cứ chứng từ liên quan, hạch toán như sau:

  • Nợ TK 627 (chi tiết cho từng hợp đồng).
  • Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
  • Có TK 111, 112, 331.

Thông thường vào mỗi kỳ Kế toán lập bảng phân bổ chi phí chung và xuất hóa đơn giá trị gia tăng để phân bổ chi phí sản xuất chung sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh dành cho các bên, khoản chi phí này được hạch toán: 

  • Nợ TK 138 – Phải thu khác (chi tiết cho từng đối tác).
  • Có các Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

Trường hợp khi phân bổ chi phí không phải xuất hóa đơn GTGT, kế toán ghi giảm thuế GTGT đầu vào bằng cách ghi Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

4.11. Hạch toán cuối kỳ

Vào mỗi cuối kỳ kế toán, căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sản xuất chung vào các tài khoản có liên quan cho từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, dịch vụ theo tiêu thức phù hợp:

Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, chỉ cần hạch toán như sau:

  • Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí SXC cố định không phân bổ).
  • Có Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung.

Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, cuối kỳ kết chuyển chi phí sản xuất chung, cuối kỳ cần hạch toán như sau.

  • Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất.
  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí SXC cố định không phân bổ).
  • Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.

5. Chi phí sản xuất chung trong kế toán quản trị

Chi phí sản xuất chung đóng vai trò then chốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, thể hiện qua các khía cạnh sau:

5.2. Hỗ trợ quá trình sản xuất

Thông tin chi phí sản xuất chung cung cấp cho nhà quản trị cơ sở để đưa ra quyết định sáng suốt về việc sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, thời điểm nào để tối ưu hóa lợi nhuận và sử dụng hiệu quả nguồn lực

Thông tin chi phí sản xuất chung cung cấp cho nhà quản trị cơ sở để đưa ra quyết định sáng suốt về việc sản xuất sản phẩm nào, số lượng bao nhiêu, thời điểm nào để tối ưu hóa lợi nhuận và sử dụng hiệu quả nguồn lực. Nhờ nắm rõ chi phí sản xuất chung, doanh nghiệp có thể tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi nhuận cao, hạn chế sản xuất những sản phẩm chi phí cao mà hiệu quả thấp.

5.1. Định giá sản phẩm hợp lý

Chi phí sản xuất chung là yếu tố quan trọng cấu thành giá thành sản phẩm. Việc xác định chính xác chi phí này giúp ban quản trị thiết lập giá bán hợp lý, đảm bảo lợi nhuận và khả năng cạnh tranh trên thị trường. Khi thiếu hụt thông tin về chi phí sản xuất chung, giá bán sản phẩm có thể bị định giá thấp hơn giá vốn thực tế, dẫn đến thua lỗ cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu giá bán quá cao, sản phẩm có thể khó tiêu thụ, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận.

5.3. Đánh giá hiệu suất và hiệu quả hoạt động

Chi phí sản xuất chung là thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin này để đánh giá hiệu quả của các quy trình sản xuất, xác định điểm yếu và đưa ra giải pháp cải tiến.

Chi phí sản xuất chung là thước đo phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin này để đánh giá hiệu quả của các quy trình sản xuất, xác định điểm yếu và đưa ra giải pháp cải tiến. Việc theo dõi và phân tích chi phí sản xuất chung giúp doanh nghiệp phát hiện lãng phí, tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất và tối ưu hóa quy trình sản xuất.

5.4. Hỗ trợ quyết định đầu tư 

Khi xem xét đầu tư vào dự án mới hoặc mở rộng sản xuất, chi phí sản xuất chung là yếu tố quan trọng để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án. Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin chi phí sản xuất chung để dự tính chi phí đầu tư, doanh thu tiềm năng và lợi nhuận thu được, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hợp lý.

5.5. Lập kế hoạch ngân sách hiệu quả

Dữ liệu chi phí sản xuất chung là cơ sở để lập kế hoạch ngân sách cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán quản trị có thể dự đoán và quản lý nguồn lực tài chính một cách hiệu quả dựa trên thông tin chi phí này.

Dữ liệu chi phí sản xuất chung là cơ sở để lập kế hoạch ngân sách cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Kế toán quản trị có thể dự đoán và quản lý nguồn lực tài chính một cách hiệu quả dựa trên thông tin chi phí này. Việc lập kế hoạch ngân sách hợp lý giúp doanh nghiệp đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất, tránh tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa vốn.

5.6. Cung cấp thông tin cho báo cáo quản trị

Chi phí sản xuất chung được thể hiện trong các báo cáo quản trị quan trọng như báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo quản lý chi phí. Những báo cáo này cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động sản xuất, từ đó đưa ra quyết định quản lý phù hợp.

Nhìn chung, chi phí sản xuất chung trong kế toán quản trị đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi nhuận và thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần theo dõi, phân tích và quản lý chi phí sản xuất chung một cách hiệu quả để đạt được mục tiêu kinh doanh.

Trong quản lý doanh nghiệp, việc hiểu và quản lý chi phí sản xuất chung là một phần quan trọng của việc đảm bảo hiệu quả hoạt động sản xuất. Trong kế toán, chi phí sản xuất chung thường được coi là một yếu tố quan trọng trong việc xác định giá thành sản phẩm và đánh giá hiệu suất kinh doanh. Tuy nhiên, trong kế toán quản trị, cách tiếp cận và quản lý chi phí sản xuất chung thường có một số điểm khác biệt so với kế toán thông thường như sau:

Yếu tố

Kế toán quản trị

Kế toán thông thường

Phạm vi xem xét

Chi phí sản xuất chung được xem xét chi tiết và phân loại theo các hoạt động cụ thể, phòng ban hoặc theo sản phẩm, dịch vụ để phản ánh chi phí một cách chính xác và cụ thể.

Chi phí sản xuất chung có thể tổng hợp các vào các tài khoản chung như “Chi phí quản lý” hoặc “Chi phí hoạt động kinh doanh” mà không phân loại chi tiết.

Mục tiêu sử dụng thông tin

Thông tin về chi phí sản xuất chung thường được sử dụng để quản lý hiệu quả và tối ưu hóa hoạt động sản xuất, ra quyết định giá cả và sản phẩm.

Thông tin về chi phí sản xuất chung thường chỉ được sử dụng để tính giá thành sản phẩm và báo cáo tài chính.

Phương pháp tính toán chi phí

Có thể sử dụng các phương pháp như ABC (Activity-Based Costing) để phân bổ chi phí sản xuất chung chính xác hơn (cần nhiều nguồn lực nhân sự, thời gian hơn) dựa trên mức độ hoạt động thực tế.

Có thể sử dụng phương pháp truyền thống như phân bổ chi phí dựa trên doanh thu hoặc các phương pháp phân bổ tỷ lệ đơn giản hơn.

Thời gian và tần suất báo cáo

Thông tin chi phí sản xuất chung thường được báo cáo định kỳ và linh hoạt để hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng.

Thông tin về chi phí sản xuất chung thường được báo cáo theo chu kỳ báo cáo tài chính chuẩn, như hàng quý hoặc hàng năm.

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về kế toán quản trị cũng như có thêm những góc nhìn mới từ vị trị quản lý, chứng chỉ Kế toán Quản trị Hoa Kỳ CMA – chứng chỉ quốc tế chuyên nghiệp được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (Institute of Management Accountants – IMA) chắc chắn nên là mục tiêu của bạn!

Kết bài

Trên đây là những thông tin quan trọng nhất bạn cần nắm và hiểu về chi phí sản xuất chung trong cả mảng kế toán thông thường và kế toán quản trị. Nói thêm về kế toán quản trị, chi phí sản xuất chung đóng vai trò nền tảng giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định sáng suốt, tối ưu hóa hiệu quả hoạt động và nâng cao lợi nhuận. Việc kế toán viên gia tăng sự hiểu biết về kế toán quản trị cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc cung cấp những con số báo cáo “có ý nghĩa” cho các nhà quản lý.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

#Phương Pháp Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Theo Quy Định Hiện Nay

Thuế giá trị gia tăng là gì? cách tính thuế giá trị gia tăng và...

Lộ Trình Luyện Thi Vào Big4

Big4 là tên gọi rất quen thuộc của 4 công ty kiểm toán hàng đầu...

#Kế Toán Lương Thấp? Có Thật Sự Đúng?

Tìm hiểu liệu kế toán lương thấp có thật sự đúng hay không đồng thời...

Kế Toán Viên Nên Học Chứng Chỉ ACCA Hay Văn Bằng Thạc Sĩ Kế Toán Việt Nam?

Nếu đang làm việc trong lĩnh vực Kế - Kiểm - Tài chính, chắc hẳn...

Khóa học Audit & Assurance (AA/F8) ACCA – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo

Môn học AA/F8 Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo...

Giữ Vững Phong Độ, Khóa ACCA Online Của SAPP Academy Đỗ Vượt Trội Hơn Toàn Cầu Kỳ Tháng 3/2022

Tháng 3/2022 tiếp tục là một kỳ thi ACCA thành công đối với SAPP Academy...

#Đối Tượng Chịu Thuế GTGT 0% Theo Quy Định Hiện Nay

Tìm hiểu các đối tượng chịu thuế GTGT 0% theo quy định hiện hành. Bài...

ACCA PM Là Gì ? Nội Dung & Cấu Trúc Đề Thi Hiện Nay 

ACCA PM được xếp vào cấp độ kỹ năng ứng dụng trong chương trình ACCA,...