ACCA20/06/2024

Học F3 ACCA – Các Dạng Bài Thường Gặp Về Khoản Phải Thu

Khoản phải thu là 1 trong những chỉ tiêu quan trọng trong Bảng cân đối kế toán. Không chỉ đối ứng với doanh thu, khoản phải thu còn cho biết khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp như thế nào, doanh nghiệp có cơ chế kiểm soát các khoản phải thu đối với những khách hàng đặc biệt hay không: khách hàng bị phá sản, khách hàng nợ lâu chưa trả… Trong bài viết này, SAPP sẽ hướng dẫn bạn cách tính toán khoản phải thu cuối kỳ chính xác nhất trong quá trình học F3 ACCA.

1. Lý thuyết về khoản phải thu

Khoản phải thu – Receivables là một loại tài sản của doanh nghiệp dựa trên tất cả các giao dịch chưa thanh toán hoặc bất kỳ nghĩa vụ nào của khách hàng hay các đối tượng có liên quan đến doanh nghiệp chưa thanh toán. Các khoản này được ghi nhận là tài sản của doanh nghiệp vì nó phản ảnh dòng tiền hoặc lợi ích kinh tế trong tương lai. Khoản mục này được chia cụ thể trên Bảng cân đối kế toán thành Phải thu thương mại (liên quan đến việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ thông thường của doanh nghiệp cho khách hàng) và Phải thu khác (các khoản phải thu không nằm trong hoạt động thông thường của doanh nghiệp).

Ví dụ: 1 doanh nghiệp sản xuất xi măng, khi đó nếu khách hàng chưa thanh toán luôn thì khoản phải thu tương ứng với doanh thu xi măng bán được sẽ thuộc khoản Phải thu thương mại. Ngược lại, phải thu khách hàng từ việc phạt vi phạm hợp đồng, phạt nhân viên do thất thoát hàng hóa khi vận chuyển sẽ được ghi Phải thu khác.

2. Hướng dẫn giải các case study thường gặp về khoản phải thu

Trong nội dung môn F3 – Kế toán tài chính, Khoản phải thu (Receivables) chỉ liên quan đến Khoản phải thu thương mại do nó chiếm tỉ trọng lớn hơn so với Khoản phải thu khác. Các dạng bài tập chủ yếu đó là: tính toán khoản phải thu cuối kỳ, tính toán nợ xấu và trích lập dự phòng.

2.1. Tính toán khoản phải thu

Bài tập dạng này thường cho các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ liên quan đến khoản phải thu như doanh thu bán chịu cho khách hàng, khách hàng trả tiền, chiết khấu cho khách hàng cũng như việc cấn trừ công nợ cho khách hàng. Các nghiệp vụ trên đều ảnh hưởng với khoản phải thu do bút toán đối ứng. Ví dụ trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng chịu cho khách hàng, bút toán sẽ là:

Dr Receivables
Cr Sales

Chúng ta hãy cùng đến với ví dụ sau:

Case study

The following control account has been prepared by a trainee accountants

Receivables ledger control account

                     $                   $
Opening balance 308,600 Cash 147,200
Credit sales 154,200 Discount allowed 1,400
Cash sales 88,100 Interest charged on overdue account 2,400
Contras 4,600 Irrecoverable debts 4,900
Closing balance 399,600
555,500 555,500

Yêu cầu: What should be the closing balance?

Đáp án:

Đề bài cho tài khoản chữ T của Tài khoản Phải thu, tuy nhiên bên Debit và Credit có những lỗi sai về mặt kế toán, yêu cầu chúng ta sửa lại những lỗi đó để tính toán số dư cuối kỳ khoản phải thu chính xác nhất.

Chúng ta sẽ phân tích từng yếu tố trên tài khoản chữ T đó.

  • Credit sales: Đã được ghi đúng bên Debit, do bút toán khi bán chịu sẽ là:
Dr Receivables
Cr Credit sales
  • Cash sales: Do đây là tài khoản phải thu liên quan đến các nghiệp vụ bán chịu, do đó loại bỏ những giao dịch trả tiền ngay khi tính toán khoản phải thu.
  • Contras: Đây là bút toán cấn trừ công nợ với khách hàng đồng thời cũng là nhà cung cấp mà doanh nghiệp đang nợ tiền. Bút toán này sẽ ghi giảm khoản phải thu của doanh nghiệp, đồng thời cũng ghi giảm đối với khoản mà doanh nghiệp đang nợ khách hàng kia. Khi đó Contras sẽ xuất hiện bên Credit của tài khoản chữ T.
  • Cash: Đây là khoản tiền khách hàng trả doanh nghiệp và sẽ xuất hiện bên cột Credit của tài khoản chữ T do bút toán tương ứng là:
Dr Cash
Cr Receivables
  • Discount allowed: Đây là khoản chiết khấu doanh nghiệp cho khách hàng hưởng, khi đó khách hàng sẽ trả ít hơn số tiền đã nợ trước đó, hay nói cách khác, khoản phải thu của doanh nghiệp sẽ giảm đi. Bút toán tương ứng là:
Dr Expenses
Cr Receivables
  • Interest charged on overdue account:
Dr Receivables
Cr Incomes
  • Irrecoverable debts: Đây là bút toán xóa sổ nợ do khách hàng không có khả năng thanh toán, khi đó khoản phải thu của doanh nghiệp sẽ giảm tương ứng với số tiền đã xóa sổ. Bút toán tương ứng là:
Dr Expense
Cr Receivables

Khi đó, ta sẽ có tài khoản chữ T đúng là:

Receivables ledger control account

                     $                   $
Opening balance 308,600 Cash 147,200
Credit sales 154,200 Discount allowed 1,400
Interest charged on overdue account 2,400 Contras 4,600
  Irrecoverable debts 4,900
Closing balance 307,100
        465,200 465,200

3. Lời kết

Khoản phải thu là 1 phần kiến thức cơ bản trong quá trình học F3 ACCA. Kiến thức về khoản phải thu sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình phân tích năng lực thu hồi nợ của doanh nghiệp và khả năng quản lý các khoản phải thu, nợ xấu đối với khách hàng. Trong bài viết tới, SAPP sẽ hướng dẫn bạn phân tích dạng case study về tính toán khoản nợ xấu và trích khoản dự phòng.

>>> Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Tài Liệu Học F2 ACCA

F2 ACCA là môn học về kế toán quản trị (Management Accounting). F2 giúp bạn...

#7+ Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản Nhưng Quan Trọng Bạn Phải Biết

Dù ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng luôn có những quy định,...

#Kế Toán Lương Thấp? Có Thật Sự Đúng?

Tìm hiểu liệu kế toán lương thấp có thật sự đúng hay không đồng thời...

FCT Tax Là Gì – Tất Tần Tật Về Thuế Nhà Thầu FCT

Hiện nay, thương mại hàng hóa ngày càng phát triển với mục tiêu thúc đẩy...

# Tìm Hiểu Về Hình Thức Kế Toán Chứng Từ Ghi Sổ Kế Toán

Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ sử dụng sổ đăng ký chứng từ...

Sự Khác Biệt Giữa Tài Chính Doanh Nghiệp Và Ngân Hàng Đầu Tư. Nên Chọn Lĩnh Vực Nào?

Tài chính là một ngành đào tạo rộng lớn với nhiều các chuyên ngành khác...

Kinh Nghiệm Học Và Thi F3 Từ Giảng Viên SAPP

F3 – Kế Toán Tài Chính – là môn học nền tảng nhất trong 14 môn...

Vòng quay khoản phải trả là gì? Công thức và ý nghĩa

Hệ số vòng quay khoản phải trả là một số liệu quan trọng cần theo...