ACCA20/06/2024

# Học kế toán ra làm gì? Cơ hội việc làm cho ngành kế toán

Kế toán là một phòng ban vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp, phối hợp một cách nhịp nhàng với các phòng ban khác để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả. Nếu bạn đang thắc mắc học kế toán ra làm gì? thì hãy cùng SAPP tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau.

1. Ngành kế toán là gì?

học kế toán ra làm gì

Ngành kế toán được hiểu là công việc thu thập, ghi chép, xử lý và báo cáo các thông tin trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức… Đó có thể là thông tin của tài sản, nguồn vốn và sự luân chuyển dòng tiền của tổ chức, doanh nghiệp từ đó giúp chủ doanh nghiệp có những cái nhìn tổng quan nhất về đơn vị và đưa ra những quyết định đúng đắn, đánh giá được tình hình hoạt động doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

Ngành kế toán hướng tới đối tượng chính là nguồn gốc và sự biến động của tài sản được hiện thực hóa ở 2 mặt thường được gọi là tài sản và nguồn vốn. Có 2 lĩnh vực để bạn có thể lựa chọn đó là kế toán doanh nghiệp và kế toán công.

Khi yêu thích ngành học kế toán nhưng vẫn chưa thể hình dung kế toán ra làm gì? thì khi còn trên ghế nhà trường, hãy tích lũy những kinh nghiệm quý giá được học từ những bộ môn chuyên ngành như nguyên lý kế toán, kế toán quản trị hay kế toán doanh nghiệp… chắc chắn những kiến thức bổ ích đó sẽ rất có ích cho công việc sau này của bạn đấy!

Hiện nay, các trường Cao đẳng, Đại học thường đào tạo một số chuyên ngành liên quan đến kế toán như: kế toán doanh nghiệp, kế toán kiểm toán, kế toán ngân hàng và kế toán Hành chính sự nghiệp. Tùy thuộc vào mục tiêu sau khi ra trường mong muốn làm trong môi trường như thế nào để bạn lựa chọn chuyên ngành phù hợp.

2. Học kế toán ra làm gì?

Hiện nay, khi nhắc tới những khối ngành thuộc Kinh tế mọi người thường đánh giá cơ hội việc làm khó khăn do nhu cầu về nhân lực ít hơn các khối ngành còn lại. Minh chứng là có rất nhiều những cử nhân ra trường phải làm trái ngành, tuy nhiên đó là nhận định thiếu chính xác dẫn tới thời gian gần đây, SAPP nhận được khá nhiều thắc mắc học ngành kế toán ra trường làm gì? Theo SAPP, cơ hội nghề nghiệp luôn rộng mở bởi kế toán luôn phát triển song song với doanh nghiệp, tổ chức, ngày càng nhiều doanh nghiệp mở ra thì ngành kế toán càng có nhiều cơ hội hơn.

2.1. Một số công việc kế toán phải làm trong doanh nghiệp 

Học kế toán doanh nghiệp ra làm gì? là câu hỏi được các bạn trẻ quan tâm và sẽ được SAPP giải đáp ngay sau đây. Công việc của kế toán sẽ được phân chia theo ngày, tháng, quý và năm với các đầu mục cần thực hiện như sau:

  • Hàng ngày: Kế toán tiến hành thu thập các hóa đơn đầu vào, hạch toán nghiệp vụ phát sinh đồng thời xuất hóa đơn đầu ra, tập hợp đầy đủ chứng từ liên quan.

  • Hàng tháng (nếu doanh nghiệp báo cáo thuế theo tháng): Nộp các tờ khai liên quan trong tháng ví dụ: tờ khai GTGT, báo cáo THSDHD, tờ khai thuế TNCN và tiến hành nộp tiền thuế nếu phát sinh.

  • Hàng quý (nếu doanh nghiệp báo cáo thuế theo quý): Nộp các tờ khai liên quan trong quý ví dụ: tờ khai GTGT, báo cáo THSDHD, tờ khai thuế TNCN và tiến hành nộp tiền thuế nếu phát sinh.

  • Đầu năm: Kê khai và nộp tiền thuế môn bài, nộp báo cáo cho quý IV năm trước liền kề, nộp báo cáo tài chính năm trước.

  • Cuối năm: Kiểm kê quỹ, tài sản, đối chiếu công nợ; in sổ sách kế toán và chứng từ trình ký.

2.3. Cơ hội việc làm khi học chuyên ngành kế toán và lộ trình thăng tiến

Kế toán là một phần hành không thể thiếu trong doanh nghiệp và tổ chức, dù với quy mô lớn hay nhỏ. Đây là phòng ban được coi là bộ não của doanh nghiệp, nắm được tất cả những kế hoạch, tình hình hoạt động và dự toán trong tương lai mà khó có phòng ban nào có thể làm được điều đó. Bởi vậy mà công tác kế toán ngày càng được chú trọng và được các chủ doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn.

Có rất nhiều những vị trí công việc liên quan đến kế toán mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần đến như: kế toán tài sản, thủ quỹ, kế toán kho, kế toán doanh thu, kế toán công nợ, kế toán Thuế… Bởi vậy mà một doanh nghiệp không chỉ cần đến 1 mà rất nhiều kế toán mới có thể đảm nhận được hết công việc. Ngoài ra, ngành kế toán có một lộ trình thăng tiến khá rộng mở như sau:

  • Nhân viên kế toán: Thường là vị trí phù hợp với những bạn sinh viên mới ra trường, chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể làm những công việc kế toán phần hành trước khi tích lũy kinh nghiệm để lên vị trí cao hơn. Mức lương cho vị trí nhân viên kế toán thường dao động từ 6-9 triệu đồng/tháng

  • Kế toán tổng hợp: Sau khi tích lũy kinh nghiệm trong khoảng từ 4-6 năm ở nhiều vị trí kế toán phần hành thì bạn có thể đảm nhận vai trò là một kế toán tổng hợp với tầm nhìn bao quát hơn. Mức lương sẽ giao động từ 10-13 triệu đồng/tháng

  • Kế toán trưởng/Trưởng phòng kế toán: Vị trí này sẽ cần tích lũy kinh nghiệm khoảng 7-10 năm ngoài ra, để có thể đầu quân ở những tập đoàn lớn thì việc sở hữu một chứng chỉ ACCA là must-have. Mức lương cho vị trí này là không giới hạn lên tới hơn 1000$.

Đó là một lộ trình thông thường của một kế toán, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể thực hiện một bước nhảy vọt chỉ sau 2-3 năm đầu khi sở hữu chứng chỉ Kế – Kiểm – Tài chính như chứng chỉ ACCA. Khi đó cơ hội nghề nghiệp của bạn sẽ mở ra với rất nhiều vị trí hấp dẫn và hoàn toàn có thể thực hiện sớm ước mơ trở thành Trưởng phòng kế toán.

3. Học chứng chỉ ACCA để con đường thăng tiến được thuận lợi

ACCA là hiệp hội đã phát triển hàng trăm năm và được công nhận trên toàn cầu nên việc sở hữu chứng chỉ ACCA đã điều rất thiêng liêng, đáng tự hào. Với thiết kế 13 môn học xoay quanh ngành Kế – Kiểm – Tài chính, ACCA cung cấp và đánh giá toàn diện về kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, báo cáo tài chính, quản trị doanh nghiệp, quản trị chiến lược, luật kinh doanh,…

Với chứng chỉ ACCA trong tay, bạn có thể sở hữu thêm các bằng cấp quốc tế khác như: Bằng Cử nhân của ĐH Oxford Brookes (Anh, xếp hạng 359 trên thế giới); Bằng Thạc sĩ của ĐH London (University of London, Anh, trường đại học lâu đời nhất Anh Quốc); Bằng Thạc sĩ quản trị kinh doanh ĐH Oxford Brookes.

Sinh viên sau khi hoàn thành những môn học chuyên ngành là có thể đủ điều kiện học để thi lấy chứng chỉ, bởi vậy nếu có những quyết định càng sớm, bạn càng thuận tiện hơn trên con đường thăng tiến sau này.

Các bạn sinh viên sau khi sở hữu chứng chỉ ACCA có thể có rất nhiều triển vọng việc làm: Big, non-Big với mức lương cạnh tranh. Với những người đã đi làm, có thể đầu quân ở top 500 công ty lớn nhất Thế giới hay các công ty Kế toán, kiểm toán hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể trở thành Kế toán trưởng, nhà phân tích tài chính hay Cán bộ Thuế, đầu quân cho công ty liên doanh với mức lương không giới hạn.

4. Có nên theo ngành Kế toán?

Nếu yêu thích công việc kế toán nhưng vì một lý do khách quan nào đó, bạn vẫn đang phân vân “có nên theo ngành kế toán?” thì câu trả lời sẽ là có. Điều quan trọng nhất là mục tiêu đặt ra trên con đường thăng tiến trong nghề. Nếu mong muốn được đứng ở những vị trí cao, mức lương hấp dẫn thì việc trang bị những kiến thức, chứng chỉ Kế – Kiểm – Tài chính là điều vô cùng cần thiết. Nó giúp cho lộ trình công việc của bạn dễ dàng hơn, là minh chứng rõ ràng nhất với các nhà tuyển dụng về khả năng chuyên môn của bạn.

Ngoài ra, như chúng tôi đã phân tích, cơ hội việc làm luôn rộng mở, minh chứng là ngành kế toán đứng top 3 về mức cạnh tranh cơ hội việc làm và số lượng cần tuyển dụng tăng hơn 30% trong những năm gần đây. Thay vì đặt câu hỏi học kế toán ra làm gì thì ngay từ khi còn ngồi trên giảng đường, hãy nỗ lực phấn đấu tích lũy kiến thức, đồng thời khi mới ra trường bước chân vào nghề, đừng quên nâng cao tay nghề bằng cách học hỏi đồng nghiệp, tự nghiên cứu và có thể học thêm chứng chỉ ACCA cũng là một lựa chọn tuyệt vời để bạn có những bước tiến xa hơn trong công việc kế toán.

Ngoài việc am hiểu Luật, các nghiệp vụ trong ngành kế toán thì để có thể trở thành một kế toán chân chính, bạn cần tích lũy những đức tính cần có của một kế toán như: cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực và khách quan.

Hy vọng, những chia sẻ trên bài viết sẽ giải đáp được thắc mắc học kế toán ra làm gì? SAPP luôn sẵn lòng tư vấn những thắc mắc của các bạn liên quan đến lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài chính nên nếu có gì cần giải đáp, hãy liên hệ với SAPP ngay nhé!

Liên hệ với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Kiểm Toán Tiền – Tất Tần Tật Về Thủ Tục Kiểm Toán Tiền

Trong ngành kế-kiểm, kiểm toán tiền là phần hành khá đơn giản và ít rủi...

Absorption Costing Là Gì? – Tất Tần Tật Về Phương Pháp Tính Giá Toàn Bộ

Trong quá trình tiến hành định giá hàng tồn kho, phương pháp toàn bộ là...

#[Hướng Dẫn] Xây Dựng Quy Trình Kế Toán Trong Doanh Nghiệp

Bài viết dưới đây của SAPP Academy sẽ gửi đến quý độc giả những thông...

#1 Hướng Dẫn Ôn Thi ACCA & Phương Pháp Học Hiệu Quả Nhất

Nhiều học viên đang loay hoay và băn khoăn không biết có nên tự học...

5 Phương Pháp Thẩm Định Dự Án Đầu Tư

Một trong những hoạt động không thể thiếu để một doanh nghiệp hay một quốc...

Kinh Nghiệm Thi Tuyển Mazars Kỳ Internship 2017

Mazars Việt Nam là một trong 71 công ty của tập đoàn Mazars trên toàn...

Cải Thiện Trình Độ Tiếng Anh Chuyên Ngành Với Chứng Chỉ ACCA

Với chương trình ACCA, tiếng Anh chuyên ngành sẽ không còn là rào cản khó...

Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí Tài Chính Và Doanh Thu Tài Chính

Trên thực tế, khi kiểm soát báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, phần...