ACCA20/06/2024

Top 5 Nghề Nghiệp Có Thể Theo Đuổi Khi Sở Hữu Kiến Thức Từ “Bộ Ba” ACCA MA/F2, PM/F5, FM/F9

Khi hoàn thành ba môn liên quan đến quản trị MA/F2, PM/F5, FM/F9 trong chương trình ACCA, bạn có thể làm việc tại những vị trí nào? Hãy cùng SAPP Academy khám phá ngay trong bài viết này nhé!

1. Giải mã ba môn học MA/F2, PM/F5, FM/F9 ACCA

Trong chương trình của ACCA, MA/F2, PM/F5, FM/F9 là các môn được xây dựng dựa trên kiến thức, kỹ năng về quản trị. Cùng SAPP Academy tìm hiểu nội dung sẽ có trong ba môn học này nhé!

1.1. MA/F2 – Management Accounting

Hành trình chinh phục Kế toán quản trị nên bắt đầu từ MA/F2. Môn học này thuộc cấp độ Kiến thức ứng dụng – cấp độ đầu tiên trong hệ thống của ACCA.

Môn học MA/F2 giúp học viên hiểu và nắm vững các kiến thức về mảng quản trị trong kế toán, hỗ trợ quản lý kiểm soát và giám sát các hoạt động về chi phí, dòng tiền.

Nội dung môn học MA/F2 bao gồm:

  • Bản chất, nguồn và mục đích của thông tin quản trị;

  • Phương pháp và nguyên tắc kế toán chi phí;

  • Dự toán ngân sách;

  • Đánh giá hiệu quả hoạt động.

Ngoài ra, môn MA/F2 ACCA là môn học khởi điểm hợp lý, vì nó tiếp nối “Nguyên lý kế toán” – môn mà hầu hết sinh viên năm 1, năm 2 đều được học ở trường. Việc học tiếp Management Accounting sau “Nguyên lý kế toán” giúp bạn dễ dàng tiếp thu và xâu chuỗi kiến thức một cách logic.

Như vậy, hiểu rõ bản chất của các vấn đề được đề cập đến trong MA/F2 sẽ hỗ trợ bạn chinh phục các môn ACCA nâng cao hơn trong mảng Kế toán quản trị là PM/F5 và FM/F9.

1.2. PM/F5 – Performance Management

Performance Management (Quản lý hiệu quả hoạt động) sẽ là lựa chọn phù hợp để bạn phát triển kiến thức, kỹ năng của mình trong lĩnh vực Kế toán quản trị. Đây là môn học thuộc cấp độ Kỹ năng ứng dụng trong chương trình đào tạo kế toán Công chứng quốc tế ACCA.

Bằng cách học PM/F5, học viên sẽ được ứng dụng các kỹ thuật của môn học MA/F2 vào thực tế. Từ đó học viên có thể phân tích các thông tin, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch, ra quyết định, đánh giá và kiểm soát hoạt động doanh nghiệp.

Các chủ đề chính của môn học ACCA PM/F5 bao gồm:

  • Hệ thống công nghệ thông tin trong việc xử lý, quản lý để quản trị doanh nghiệp hoạt động hiệu quả

  • Quản trị chi phí trong doanh nghiệp

  • Cách ra quyết định

  • Kiểm soát và lập dự toán

  • Đo lường và kiểm soát hiệu quả hoạt động

Như vậy, ACCA PM/F5 là môn học rất quan trọng trong chương trình ACCA. Sau khi hoàn thành, với những kiến ​​thức và kỹ năng đã được tiếp thu, bạn sẽ thích nghi nhanh chóng với các công việc liên quan đến quản trị trong thực tế.

1.3. FM/F9 – Financial Management

Môn học tiếp theo liên quan đến quản trị trong chương trình ACCA mà bạn cần quan tâm là FM/F9 (Financial Management). FM/F9 là môn học cuối cùng trong các môn học cấp độ F – Fundamental, và thuộc cấp Kỹ năng ứng dụng.

Hai khóa học MA/F2 và PM/F5 chủ yếu tập trung vào các kiến thức và kỹ năng ứng dụng trong ngắn hạn. Còn chương trình của FM/F9 sẽ xây dựng cho bạn nền tảng để trở thành một nhà Quản trị tài chính, đưa ra các quyết định mang tính dài hạn.

Môn học FM/F9 bao gồm các nội dung sau đây:

  • Quản trị dòng vốn lưu động

  • Thẩm định dự án đầu tư

  • Tài chính doanh nghiệp

  • Đánh giá doanh nghiệp

  • Quản trị rủi ro

Những kiến thức này vô cùng cần thiết cho các vị trí lãnh đạo cấp cao như CFO, CEO,… Không chỉ dừng lại ở việc biết ghi chép sổ sách kế toán, FM/F9 giúp bạn phát triển kỹ năng tư duy và khả năng ra quyết định đối với các vấn đề liên quan đến tài chính doanh nghiệp. Đó chính là lý do quan trọng nhất mà bạn nên học môn FM/F9 – Quản trị tài chính.

>> Tìm hiểu thêm về khóa học ACCA tại đây.

2. Top 5 nghề nghiệp dành cho bạn sau khi làm chủ kiến thức ba môn MA/F2, PM/F5 và FM/F9 ACCA

2.1. Kế toán quản trị

Kế toán quản trị là công việc phù hợp nhất để bạn áp dụng những kiến thức, kỹ năng từ bộ ba MA/F2, PM/F5 và FM/F9 vào thực tế.

Kế toán quản trị là vị trí đòi hỏi năng lực chuyên môn cao khi phải thực hiện song song vai trò của một kế toán đồng thời đưa ra các quyết định chiến lược tài chính cho bất kỳ bộ phận nào.

Kế toán quản trị thường đảm nhiệm các công việc sau:

  • Tính toán, đo lường, phân bổ chi phí và tính giá thành cho sản phẩm, hoạt động

  • Xây dựng được các khoản dự toán ngân sách cho các mục tiêu hoạt động.

  • Kiểm soát thực hiện, lập báo cáo và giải trình các nguyên nhân chênh lệch giữa chi phí theo dự toán và thực tế.

Để đảm bảo tính hiệu quả trong việc tính toán, phân bổ, kiểm soát chi phí, giá thành sản phẩm, hoạt động đòi hỏi người làm phải am hiểu các chỉ số, thông tin về kế toán, tài chính. MA/F2, PM/F5 sẽ giúp bạn làm quen với các khái niệm và phân loại của Cost. Đồng thời bạn cũng sẽ hiểu về các kỹ thuật chuyên môn thường gặp để tính chi phí, lợi nhuận, giá trong kinh doanh.

Để ra quyết định, bạn cần căn cứ vào các thông tin từ nội bộ và môi trường bên ngoài. Khung kiến thức trong FM/F9 sẽ mở rộng hiểu biết của bạn về nhiều lĩnh vực, xác định rủi ro cho kế hoạch của mình. Đây cũng có thể là căn cứ để bạn phân tích sự chênh lệch chi phí.

>> Tìm hiểu thêm về khóa học ACCA tại đây.

2.2. Phân tích tài chính

Công việc của chuyên viên Phân tích tài chính là sử dụng các kỹ thuật phân tích thích hợp để xử lý tài liệu từ báo cáo tài chính và các tài liệu khác, hình thành hệ thống các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá thực trạng tài chính và dự đoán tiềm lực tài chính trong tương lai.

Chương trình môn FM/F9 sẽ giúp bạn hiểu thêm về nhiệm vụ, vai trò của quản trị tài chính, môi trường của quản trị tài chính, thẩm định dự án đầu tư,… Bên cạnh đó các kỹ thuật tính toán trong môn MA/F2 và PM/F5 sẽ giúp bạn có khả năng phân tích các chỉ số để đánh giá tình hình tài chính hiện tại và xây dựng các mục tiêu trong tương lai.

>> Tìm hiểu thêm về khóa học ACCA tại đây.

2.3. Tư vấn quản trị rủi ro tài chính

Tư vấn viên về quản trị rủi ro tài chính sẽ làm các công việc liên quan đến:

  • Quản lý dòng tiền, hoạch định các khoản “vào”, “ra” trong ngắn hạn và dài hạn

  • Xác định và đề xuất phương án cho các rủi ro về tỷ giá, lãi suất, giá cả thị trường

  • Xử lý rủi ro tài chính nếu nó xảy ra

Muốn quản trị rủi ro tài chính đòi hỏi ứng viên phải có sự am hiểu sâu, tầm nhìn bao quát và khả năng phán đoán. Nền tảng kiến thức chuyên môn vững chắc sẽ là cơ sở để thực hiện tốt công việc. Chẳng hạn, nếu am hiểu về các kỹ thuật tính toán trong môn MA/F2, PM/F5, bạn có thể phân tích và phát hiện ra các lỗ hổng trong dự toán về chi phí, giá cả của doanh nghiệp. Từ đó đề xuất các thay đổi để điều chỉnh, tránh nguy cơ xảy ra sự cố.

Kiến thức về quản trị sẽ giúp ích cho tư vấn quản trị rủi ro tài chính

>> Tìm hiểu thêm về khóa học ACCA tại đây.

2.4. Kiểm toán

Nếu bạn có định hướng làm việc trong nghề Kiểm toán thì không nên bỏ qua ba môn liên quan đến quản trị.

Công việc của một kiểm toán thường sẽ bao gồm:

  • Tham gia vào công đoạn thực hành Kiểm toán, Thảo luận nhóm và Xử lý số liệu

  • Hỗ trợ việc soát xét các báo cáo tài chính

  • Thu thập và đánh giá bằng chứng liên quan đến những thông tin tài chính được kiểm tra (cung cấp bởi kế toán) nhằm xác định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập

  • Tham gia vào các hoạt động phát triển kinh doanh của doanh nghiệp

Nắm chắc kiến thức trong các môn MA/F2, PM/F5, FM/F9 sẽ giúp công việc của các Kiểm toán viên trở nên dễ dàng hơn. Chẳng hạn bạn sẽ phải phân tích chi phí, ngân sách, giá,… trong bảng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Khi đó hiểu về cách vận hành các chỉ số kế toán, tài chính sẽ giúp bạn đảm bảo tính chính xác và trung thực trong hoạt động kinh doanh.

>> Tìm hiểu thêm về khóa học ACCA tại đây.

2.5. Tư vấn tài chính cá nhân

Không chỉ làm các công việc liên quan đến tài chính doanh nghiệp, kiến thức và kỹ năng của ba môn MA/F2, PM/F5, FM/F9 còn có thể được áp dụng trong công việc của Chuyên viên Tư vấn tài chính cá nhân.

Công việc này sẽ đòi hỏi ứng viên phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

  • Phân tích tình trạng tài chính của khách hàng

  • Kiểm tra và đề xuất các cơ hội tài chính (kế hoạch bảo hiểm, kế hoạch đầu tư, kế hoạch ngân sách)

  • Trình bày các sản phẩm tài chính phù hợp với kế hoạch của khách hàng

  • Đồng hành cùng khách hàng thực hiện kế hoạch của họ và thực hiện các giao dịch sản phẩm tài chính

Chuyên viên tư vấn tài chính cá nhân sẽ là người lên kế hoạch và kiểm soát, đánh giá hoạt động đầu tư. Kỹ năng dự đoán, dự báo được xây dựng trong ba môn MA/F2, PM/F5, FM/F9 sẽ giúp bạn phán đoán cơ hội đầu tư và đánh giá, quyết định các phương án có lợi cho khách hàng của mình.

Tư vấn tài chính cá nhân là một nghề nghề bạn có thể cân nhắc

Như vậy, cơ hội nghề nghiệp sẽ rất rộng mở nếu bạn sở hữu kiến thức và kỹ năng từ ba môn MA/F2, PM/F5, FM/F9 trong chương trình ACCA. Không chỉ là kế toán quản trị, bạn còn có thể phát triển bản thân trong nhiều lĩnh vực khác. Hy vọng bài viết trên đã đem lại nhiều thông tin hữu ích cho hành trình theo đuổi lĩnh vực Kế – Kiểm – Tài chính!

Liên hệ với SAPP Academy để được tư vấn và xây dựng lộ trình học ACCA phù hợp tại đây.

Xem thêm:

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
[Hướng Dẫn] Cách Viết Hóa Đơn Chiết Khấu Thương Mại

Mỗi hình thức chiết khấu thương mại đều cần thực hiện xuất hoá đơn chiết...

#1 Giới Thiệu Về Khóa Học ACCA AA online Tại SAPP Academy

Nếu bạn đang quan tâm đến sự nghiệp tài chính và muốn phát triển bản...

# Học Kế Toán Có Cần Giỏi Toán Không? Cần Phải Giỏi Những Gì?

Nhiều bạn đọc lầm tưởng rằng học Kế toán cần phải giỏi toán, chỉ cần...

07 Chứng Chỉ Nên Theo Đuổi Cho Ngành Kế Toán Kiểm Toán, Tài chính

Chứng chỉ quốc tế là sự lựa chọn tốt nhất khi bạn mong muốn theo...

#1 Khóa Học ACCA F6 Online Cam Kết Tỉ Lệ Đỗ Tại SAPP Academy

SAPP Academy cung cấp khóa học ACCA F6 Online cam kết đạt tỉ lệ đỗ...

5 Phương Pháp Thẩm Định Dự Án Đầu Tư

Một trong những hoạt động không thể thiếu để một doanh nghiệp hay một quốc...

Pass Rate Của SAPP Hà Nội Chạm Mốc Tới 100% Trong Kỳ Thi ACCA Tháng 6 Năm 2022

Cùng SAPP theo dõi chi tiết Pass Rate từng môn của team Hà Nội trong...

#Thời Hạn Nộp Thuế GTGT Và Mức Phạt Khi Nộp Thuế Chậm

Nắm rõ thời hạn nộp thuế GTGT là một phần quan trọng trong quản lý...