Cần Làm Gì Để Trở Thành Ứng Viên Ngành Tài Chính Tiềm Năng - Chia Sẻ Từ Giám Đốc Tuyển Dụng Hàng Đầu

Chia sẻ trực tiếp từ chị Kiều Mỹ Hạnh -  Hanoi Branch Director của HR1Vietnam Holdings về những cơ hội, thách thức và cách ghi điểm với nhà tuyển dụng ngành Tài Chính trong bối cảnh hiện nay.

Chia sẻ trực tiếp từ chị Kiều Mỹ Hạnh -  Hanoi Branch Director của HR1Vietnam Holdings về những cơ hội, thách thức và cách ghi điểm với nhà tuyển dụng ngành Tài Chính trong bối cảnh hiện nay.

Là một người có hơn 10 năm kinh nghiệm tuyển dụng cho các công ty ngành Kế - Kiểm - Tài Chính, chị Kiều Mỹ Hạnh - Hanoi Branch Director của HR1Vietnam Holdings đã từng tiếp xúc với hàng ngàn ứng viên ở mọi cấp độ từ Junior cho tới Manager thậm chí các cấp cao hơn. Bài viết sau đây sẽ cho bạn thấy góc nhìn của một nhà tuyển dụng trong ngành Tài Chính về chân dung ứng viên mà họ cần.

Học Tài chính ra trường sẽ làm nghề gì

Tài Chính là một ngành học vô cùng rộng mở. Bạn có vô vàn sự lựa chọn về nghề nghiệp sau khi ra trường. Một trong số những vị trí được quan tâm nhất hiện nay được chị Hạnh đề cập tới là: Financial Analyst, Asset Evaluation, Accountant, Risk Management hay các vị trí trong các quỹ đầu tư (Investment Associate/ Business Analyst/ Financial Analyst...) Từ các vị trí trên, các bạn có thể thăng tiến dần lên các vị trí cao hơn như Finance Manager, Chief Accountant hay Chief Finance Officer. 

Chân dung ứng viên ngành Tài Chính lý tưởng

Theo chị Hạnh, một ứng viên lý tưởng trong ngành Tài Chính sẽ cần hội tụ những yếu tố sau: tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Tài Chính hoặc Kế Toán; có tư duy phản biện cao; chủ động trong giao tiếp, cẩn thận trong công việc. Ngoài ra, các bạn có kỹ năng giao tiếp tốt bằng tiếng Anh sẽ dễ dàng ghi điểm hơn trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, chị Hạnh nhấn mạnh, nếu bạn có một trong các chứng chỉ quốc tế nâng cao trong ngành tài chính kế toán như ACCA sẽ là một điểm cộng rất lớn trong mắt các nhà tuyển dụng. Các chứng chỉ này thể hiện được sự chắc chắn về định hướng nghề nghiệp, quyết tâm theo đuổi ngành và sự cầu tiến, chuyên nghiệp của ứng viên.

Một điểm đáng lưu ý khác là những ứng viên có background từ BIG4 cũng có nhiều lợi thế khi gia nhập ngành Tài Chính. Các bạn có thể tìm hiểu sớm cơ hội thực tập ở các công ty này nếu có thể.

Những thách thức từ bối cảnh kinh tế lên thị trường tuyển dụng

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều biến động: lạm phát tăng cao, doanh nghiệp cắt giảm nhân sự hàng loạt, hay những lo ngại về việc AI có thể thay thế con người ở một số lĩnh vực, thị trường tuyển dụng cũng đang có những thay đổi rõ rệt. Theo chị Hạnh, các doanh nghiệp đang thắt chặt ngân sách cho các hoạt động vận hành nói chung, bao gồm cả ngân sách cho nhân sự và tuyển dụng. Dựa trên những tín hiệu trên, chị Hạnh dự báo rằng sắp tới đây mức độ cạnh tranh giữa các ứng viên sẽ cao hơn. Những yêu cầu của nhà tuyển dụng cũng theo đó mà chặt chẽ hơn, họ sẽ ưu tiên chọn nhân sự chất lượng cao và có sự chủ động trong học hỏi cũng như thích nghi nhanh với sự thay đổi và yêu cầu của công việc.

Cần làm gì để gia tăng cơ hội cho bản thân trong bối cảnh hiện nay

Nếu là sinh viên ngành Tài Chính, bạn sẽ hiểu rằng nền kinh tế vận động theo chu kỳ. Vậy nên trước những tín hiệu từ thị trường, điều bạn cần làm không phải là hoang mang, lo lắng mà cần chuẩn bị thật tốt để “đón sóng”. 

Điều đầu tiên các bạn cần chuẩn bị là một mindset tốt. Các bạn nên xác định rõ mục tiêu cho từng chặng trong sự nghiệp của mình. Chị Hạnh chia sẻ: “Lý tưởng nhất là những nhân tố biết rất rõ mình muốn gì và có định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Thường các bạn ấy sẽ được các doanh nghiệp lớn và có uy tín trên thị trường ưu tiên lựa chọn.”

Nếu như bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, hãy nhớ rằng "Kinh nghiệm không chỉ bắt đầu khi các bạn ra trường, mà hoàn toàn có thể đã có khi các bạn đi học” - chị Hạnh nhấn mạnh. Chị khuyến nghị các bạn nên tham gia các chương trình/hoạt động của Đoàn thể tại Trường Đại học/Khoa các bạn đang học, bởi đây là cách các bạn có thể học thêm những kỹ năng làm việc nhóm, lập kế hoạch và thậm chí thử thách bản thân về kỹ năng lãnh đạo. Đồng thời các câu lạc bộ này cũng giúp các bạn trao đổi thông tin về ngành, tham vấn nghề nghiệp từ các thầy cô có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Chị Hạnh cũng gợi ý cho các bạn năm 2, năm 3 nên bắt đầu tìm kiếm cơ hội thực tập cho mình, bởi nếu doanh nghiệp mình thực tập trao cho mình Thư Giới thiệu (Letter of Recommendation) sẽ là một điểm cộng lớn trong hồ sơ của các bạn.

Ngoài ra các bạn có thể cập nhật các xu hướng tuyển dụng và cơ hội thực tập thông qua các trang tìm việc làm như HR1JOBS.COM/ HR1TECH hoặc nhận thông tin tư vấn từ những trung tâm đào tạo chứng chỉ Tài Chính uy tín như SAPP Academy.

Đọc thêm:

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

19002225 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY