Bí kíp ôn thi và chuẩn bị những kỹ năng, kiến thức cho từng vòng thi tại kỳ tuyển dụng Internship của BIG4.
Hà Lê Duy - học viên tại SAPP Academy, hiện đang là sinh viên năm cuối trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chuyên ngành Kiểm toán. Trong kỳ tuyển dụng Internship vừa rồi, Lê Duy đã xuất sắc nhận được offer letter từ Deloitte & EY. Cùng SAPP tìm hiểu về những chuẩn bị của Lê Duy cho các vòng thi tại BIG4 dưới đây nhé!!!
Chuẩn bị cho CV, Lê Duy đã tham khảo các mẫu CV có sẵn từ SAPP và từ bạn bè để trình bày một cách gọn gàng, dễ hiểu. Điều quan trọng và phải luôn nhớ đó là chú ý đến bố cục, font chữ, tone màu,...
Bởi vì CV phải được chuẩn bị bằng tiếng Anh nên Lê Duy luôn nhắc nhở bản thân phải kiểm tra từ vựng và ngữ pháp. Nhờ sự hỗ trợ tới từ SAPP, Lê Duy đã nhận được list các từ nên dùng, từ đó giúp anh bạn có được chiếc CV phù hợp hơn với các firm.
Mình đã tham khảo CV của trung tâm và một số bạn học khác rồi trình bày một cách gọn gàng, dễ hiểu. Đưa ra các thông tin đầy đủ về các kiến thức, kỹ năng mình đã tích lũy trong thời gian này. Hơn hết thì các bạn phải chú ý đến cách trình bày về bố cục, font chữ,... Bởi vì CV của mình được làm bằng tiếng Anh nên các bạn cũng phải check về từ vựng và ngữ pháp, phần này mình được SAPP hỗ trợ bằng 1 list các từ nên dùng để phù hợp hơn.
Không phải ngoại lệ, Lê Duy cũng là một trong nhiều ứng viên lựa chọn thi cả 4 firm. Mặc dù luôn có sự khác nhau về tính chất và độ khó nhưng bạn vẫn có thể chia vòng test tại các firm thành 2 dạng: test technical (KPMG, Deloitte, EY) và test IQ (PwC).
Với đề test technical như ở EY, KPMG và Deloitte, Lê Duy đánh giá các câu hỏi không quá đánh đố tuy nhiên lại khá nhiều bẫy. Để có thể giảm thiểu việc mắc lỗi, các bạn nên nắm chắc các kiến thức về kế toán, kiểm toán, luật kinh doanh, giao dịch nhân sự,... Ngoài ra, các bạn cũng nên đọc thêm về VAS và thông tư 200 vì phần này xuất hiện rất nhiều.
Còn đề PwC thì khác biệt hoàn toàn vì không hỏi gì liên quan đến kiến thức chuyên ngành mà chủ yếu xoay quanh khả năng sắp xếp thời gian, IQ,... Vì vậy, Lê Duy đặc biệt nhấn mạnh với các bạn đang có ý định thi vào PwC nên tập trung nhiều thời gian để rèn luyện những kỹ năng khác thay vì ôn luyện theo format cũ.
Vòng phỏng vấn nhóm chủ yếu đánh giá về khả năng teamwork và thái độ của ứng viên. Do đó, giải pháp trọng tâm các ứng viên nên hướng đến đó là giải quyết những vấn đề trong lúc trao đổi giữa các thành viên trong nhóm. Chính vì vậy, Lê Duy đã tham gia các nhóm ôn thi BIG4 và tìm các ứng viên thi cùng ca và hẹn nhau trao đổi trước để tránh bỡ ngỡ.
Quan trọng nhất vẫn là sự chủ động, không chỉ chủ động giao tiếp mà các bạn nên chủ động làm các công việc cụ thể khác như chia giấy bút, giới thiệu bản thân,.... và đặc biệt là chủ động nhận những phần công việc thuộc thế mạnh của mình.
Cuối cùng, ở vòng phỏng vấn cá nhân, Lê Duy cực kỳ chú trọng vào “Storyline bởi các anh chị partner sẽ phỏng vấn theo phần giới thiệu của ứng viên. Chính vì vậy, các bạn nên chuẩn bị trước “câu chuyện” của bản thân để không bị thừa và cũng không thiếu.
Cũng như các ứng viên khác, Lê Duy sẽ chuẩn bị một tinh thần tự tin nhất để “chiến đấu” với mùa bận tại Deloitte. Ngoài ra, việc rèn luyện thân thể để có một sức khỏe dẻo dai cũng rất quan trọng.
Thời gian sắp tới, Lê Duy sẽ thi nốt 2 môn F6, F7 tại SAPP. Và dự định cho lâu dài, Lê Duy cũng sẽ tham gia học thêm các môn F5, F8, F9 sau khi hoàn thành kỳ thi vào tháng 12. Chính vì vậy, anh bạn cũng tranh thủ thời gian ôn lại các kiến thức cần thiết trước khi on-board luôn.
Hà Lê Duy:
“Mình thấy các bạn không nên lo lắng quá, thay vào đó hãy chuẩn bị tốt ngay từ năm nhất. Ví dụ như chuẩn bị GPA cao, đầu tư vào các môn chuyên ngành kế kiểm, học trước các môn cần thiết như F3, F7, F8. Lúc đó, khi các firm bắt đầu mở đơn, mình nghĩ các bạn sẽ có tâm lý thoải mái tự tin khi apply.
Các vòng thi sẽ không quá khó khi các bạn chuẩn bị kỹ. Nếu chẳng may các bạn không đỗ BIG4 thì sẽ còn rất nhiều công ty Non-big khác khá tốt. Còn nếu mình đã có đam mê với môi trường ở BIG4 thì các bạn có thể đợi kỳ tuyển Fresh cũng được, cơ hội là rất nhiều.”
XEM THÊM:
>>> #1 Cách lập bảng cân đối kế toán chi tiết theo Thông tư 200
>>> Chia sẻ kinh nghiệm đỗ KPMG & Deloitte từ cô sinh viên trường Đại học Ngoại thương
CẬP NHẬT MỚI NHẤT
TIN TỨC LIÊN QUAN
29
Tháng 09
[Phân Biệt] Hóa Đơn Bán Hàng Và Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng
Hóa đơn bán hàng và hóa đơn giá trị gia tăng đều được lập khi doanh nghiệp bán hàng. Tuy nhiên, hai loại hóa đơn này có nhiều điểm khác nhau cần phân biệt.
29
Tháng 09
[Cập Nhật] Lệ Phí Thi ACCA Và Lịch Thi Mới Nhất Hiện Nay
Lệ phí thi ACCA thường không phải là mức phí cố định và sẽ có sự thay đổi, vậy mức lệ phí mới nhất hiện nay là bao nhiêu? Mời độc giả cùng theo dõi bài viết.
28
Tháng 09
Bí Quyết “Công Phá” 89/100 Điểm FA/F3 ACCA Từ Chàng Sinh Viên Khoa Kế Toán AOF
Lê Minh Nghĩa - Học viên SAPP Academy, sinh viên năm 3 ngành Kế toán doanh nghiệp của Học viện Tài chính đã xuất sắc đạt 89/100 điểm môn FA/F3 ACCA trong tháng 9/2023. Hãy cùng khám phá bí kíp ôn tập giúp Minh Nghĩa chinh phục thành công môn học này nhé!
20
Tháng 09
Vì Sao Nên Học ACCA? Chia Sẻ Thực Tế Từ Audit Senior Của EY
Trong 3 năm làm việc tại EY Việt Nam, Nguyễn Quang Anh - học viên tại SAPP đã thăng tiến từng bước từ Intern lên Audit Senior. Cùng tìm hiểu góc nhìn của người trong nghề về tính ứng dụng của ACCA trong công việc của Kiểm toán ở bài viết này nhé!