ACCA20/06/2024

【Top 10】- Chứng Chỉ Kế Toán Quốc Tế Đánh Gục Nhà Tuyển Dụng

Cùng xu thế toàn cầu hóa, những kiểm toán viên, kế toán, hay làm trong lĩnh vực tài chính đều phải không ngừng nâng cao trình độ để đi kịp xu hướng. Bài viết sẽ gợi ý 10 chứng chỉ kế toán giúp bạn chinh phục các doanh nghiệp nước ngoài, có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp lớn và hàng đầu tại Việt Nam.

1. ACCA (Certified Public Accountant)

ACCA là chứng chỉ nghề nghiệp về kế toán – kiểm toán – tài chính và các chuyên môn liên quan hàng đầu tại Anh Quốc và các quốc gia phát triển khác, do chính Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc cấp, có giá trị sử dụng rộng rãi và được công nhận bởi 179 quốc gia trên toàn thế giới.

Nếu là một sinh viên Kế kiểm – Tài chính, không ai là không biết tới chứng chỉ ACCA bởi đây là “bàn đạp” rất tốt cho sinh viên khi ứng tuyển vào nhiều vị trí làm việc khác nhau như kế toán, kiểm toán viên, tư vấn thuế, quản trị rủi ro,… tại BIG4 – TOP4 những công ty kiểm toán hàng đầu thế giới.

Chương trình học ACCA không chỉ mang tới kiến thức chuyên môn trải rộng trong các ngành như kế toán, kiểm toán, tài chính, thuế mà còn hỗ trợ học viên tăng kỹ năng mềm cần thiết cho công việc và đặc biệt, đây được coi là bảo chứng vàng cho đạo đức nghề nghiệp của học viên trước và sau khi vào ngành. Vì vậy, ACCA được coi là thước đo năng lực mà những nhà tuyển dụng của các công ty hàng đầu lựa chọn để săn đón ứng viên.

Tại Việt Nam, sinh viên đang theo học hoặc đã tốt nghiệp đại học đều đủ điều kiện để theo học ACCA. Trong trường hợp không phải sinh viên đại học hoặc không đáp ứng yêu cầu trên, học viên cần tham gia khóa học trung gian trước để bổ sung kiến thức nền tảng về kế toán. Có thể kể tới như chương trình FIA của ACCA hoặc chứng chỉ CAT.

2. Chứng chỉ CFA

CFA là chứng chỉ được công nhận trên toàn cầu bởi Viện CFA, dùng để đo lường và chứng nhận năng lực và đạo đức nghề nghiệp của các nhà phân tích tài chính. CPA cũng được coi là một bước đệm lớn giúp ứng viên chạm tay vào những công việc mơ ước trong giới tài chính bởi đây là một trong những chính chỉ danh giá nhất.

Khi sở hữu chứng chỉ CFA, cá nhân có thể dễ dàng thăng tiến và phát triển mới một mức thu nhập rất cao. Không những vậy, nhờ vào sự khắt khe về chuyên môn lẫn đạo đức nghề nghiệp, chứng chỉ CFA sẽ giúp bạn có được sự tin cậy và mở ra vô vàn cơ hội đầu tư khác.

Tuy nhiên, yêu cầu học CFA lại khá khắt khe khi ứng viên phải có chuyên ngành nền tảng, ngoại ngữ tốt tương đương bằng C hoặc IELTS 5.5 và TOEFL 500 trở lên.

3. Chứng chỉ CPA Úc

Tuy là một chứng chỉ dành cho những kiểm toán viên hành nghề tại Úc nhưng CPA Úc vẫn được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới và có giá trị cao đối với nhiều quốc gia. Khi sở hữu chứng chỉ này, những cá nhân ấy hoàn toàn có thể xin việc tại các nước lớn như Anh, Mỹ hoặc Hồng Kông.

Thủ tục đăng ký CPA cũng rất đơn giản và nhanh chóng. Học viên cần chuẩn bị hồ sơ xét duyệt với bằng cấp, điểm đầu vào theo môn học của trường đại học được công nhận đính kèm hồ sơ. Khi đã đủ điều kiện, học viên có thể theo học CPA Úc theo hình thức trực tuyến. Điều này giúp họ có thể chủ động về thời gian, không gian và cả việc chọn lựa địa điểm thi phù hợp nhất với mình. Không chỉ đào tạo về Kiểm toán, CPA Úc còn giúp ứng viên rèn luyện thêm kỹ năng lãnh đạo để có thể thích nghi và thăng tiến dễ dàng hơn trong tương lai.

4. Chứng Chỉ CPA Việt Nam

Để trở thành một kiểm toán viên, bạn buộc phải sở hữu CPA Việt Nam (chứng chỉ kiểm toán viên) còn trước đó bạn sẽ được gọi là trợ lý kiểm toán viên. Vai trò điều hành cuộc kiểm toán hay ký báo cáo kiểm toán chỉ được thực hiện bởi những kiểm toán viên và chứng chỉ CPA chính là chứng chỉ quyết định điều đó.

Điều kiện dự thi của CPA Việt Nam khá khắt khe so với các chứng chỉ khác như ACCA hay CIMA. Ứng viên CPA Việt Nam buộc phải có thời gian làm việc trong ngành kế toán, kiểm toán từ 5 năm trở lên và tốt nghiệp đại học trở lên về chuyên ngành Tài chính, Ngân hàng, Kế toán, Kiểm toán. Nếu ứng viên không theo các ngành này, tổng số đơn vị học trình các môn học liên quan buộc phải chiếm ít nhất 7% trên tổng số học trình cả khóa học. Ngoài ra, ứng viên cũng có thể dùng văn bằng, chứng chỉ hoàn thành các khoá học do Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp bảo đảm các quy định tại Điều 9 Thông tư 129/2012/TT-BTC để xét duyệt thi CPA Việt Nam.

5. ICAEW ACA

ACA – chứng chỉ Kế toán Công chứng ICAEW là một trong những chương trình học tập & phát triển chuyên môn được bảo trợ và cấp bởi Viện Kế toán Công Chứng Vương quốc Anh và xứ Wales. Tính đến nay, chứng chỉ này được cho là ở trong những top chương trình tiên tiến nhất hiện có.

ICAEW hiện đã có hơn 142 năm hình thành và phát triển. Với trụ sở chính tại London, ICAEW đang được nhiều người săn đón top đầu bởi mức độ uy tín, danh giá và số lượng hội viên đông đảo, phân bố rộng khắp quốc tế với 165 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau.

Kể từ 2006, ICAEW là đơn vị được lựa chọn là cho việc nghiên cứu và triển khai áp dụng IFRS trên toàn bộ quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc liên minh UK. Bên cạnh đó, ICAEW không phân biệt đối tượng học và thi. Chỉ cần tốt nghiệp cấp ba trở lên thì thí sinh hoàn toàn có thể học hoặc dự thi lấy bằng ACA.

6. Chứng chỉ CIMA

Cũng là một trong những chứng chỉ danh giá được cấp từ Anh Quốc, do Hiệp hội kế toán quản trị công chứng Anh Quốc công nhận. Chứng chỉ CIMA mang đến cho học viên những kiến thức giàu tính thực tiễn về quản trị tài chính và quản trị chiến lược trong kinh tế.

CIMA được công nhận rộng rãi khắp các nước quốc tế, đem đến những cơ hội về sự nghiệp thu hút, những thăng tiến ở các lĩnh vực khác nhau trong ngành như sản xuất, thương mại, tư vấn quản trị, ngân hàng…

Khác với CFA, CIMA không yêu cầu những học viên tham gia phải có chứng chỉ tiếng Anh hay đòi hỏi khắt khe nào khác. Tuy nhiên, vì là một chứng chỉ xuất phát từ các nước UK, học viên cũng cần có một trình độ đọc viết tiếng Anh ở mức khá.

7. Chứng chỉ CIA

Chứng chỉ CIA được cấp bởi IIA, Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ duy nhất trên thế giới được công nhận về chuyên môn giảng dạy và đánh giá kỹ năng kiểm toán nội bộ. Do vậy, CIA cũng được đánh giá là chứng chỉ kế toán danh giá và đáng tin cậy.

Những học viên theo học và thi chứng chỉ CIA là những nhân viên kiểm toán nội bộ, người làm việc trong lĩnh vực kế toán hoặc sinh viên năm cuối cần phát triển năng lực chuyên môn kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp.. Không những thế, CIA còn là một trong những chứng chỉ có thời gian học và thi ngắn nhất – chỉ với 5 tháng.

8. Chứng chỉ CMA

CMA Hoa Kỳ (U.S. Certified Management Accountant) là chứng chỉ nghề nghiệp Kế toán – Tài chính Quản trị cấp bởi viện Kế toán Quản trị IMA (Institute of Management Accountants). Được phát triển vào năm 1972, CMA Hoa Kỳ được xem như “bằng chứng thép” thể hiện kiến thức và năng lực của mỗi cá nhân trong công tác kế toán – tài chính quản trị. Hiện nay, CMA Hoa Kỳ có khoảng 70.000 hội viên trên toàn cầu, với mức tăng trung bình là 4.000 thành viên mỗi năm. Trong số này, Việt Nam hiện có khoảng 1000 hội viên CMA.

Hệ thống 12 môn học của CMA Hoa Kỳ được chia thành 2 phần, tập trung vào các hoạt động cốt lõi của nhà Quản trị Tài chính giúp tối ưu hóa thời gian theo đuổi và sở hữu chứng chỉ. Với thời gian chỉ từ 12 – 18 tháng, đây được xem là khoảng thời gian tương đối ngắn để các nhân sự có thể sở hữu một chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế danh giá.

Part 1: Hoạch định Tài chính,

Quản trị hoạt động và Phân tích

Part 2: Quản trị tài chính chiến lược
  • 1A – Các quyết nghị về Báo cáo Tài chính (External Financial Reporting Decision)
  • 1B – Lập kế hoạch, ngân sách và dự báo (Planning, Budgeting and Forecasting)
  • 1C – Quản trị hoạt động (Performance Management)
  • 1D – Quản trị chi phí (Cost Management)
  • 1E – Kiểm soát nội bộ (Internal Control)
  • 1F – Công nghệ và phân tích (Technology & Analytics)
  • 2A – Phân tích báo cáo tài chính (Financial Statement Analysis)
  • 2B – Tài chính doanh nghiệp (Corporate Finance)
  • 2C – Phân tích quyết định (Decision Analysis)
  • 2D – Quản trị rủi ro (Risk management)
  • 2E – Quyết định đầu tư (Investment decision)
  • 2F – Đạo đức chuyên môn (Ethical considerations for Management)

Hệ thống môn học CMA Hoa Kỳ

Nội dung của CMA Hoa Kỳ tập trung vào các kỹ năng lập kế hoạch, ngân sách, phân tích tài chính, kiểm soát và quản trị các hoạt động trong doanh nghiệp. Ngoài ra, CMA Hoa Kỳ cũng nhấn mạnh việc ứng dụng công nghệ và tư duy chiến lược để hỗ trợ quản lý tài chính doanh nghiệp. Chứng chỉ này phù hợp với những nhân sự Kế toán – Tài chính muốn theo đuổi các vị trí ở tầm chiến lược như FP&A, Financial Controller, Finance Manager hay CFO. 

CMA Hoa Kỳ không yêu cầu đầu vào. Tuy nhiên, để sở hữu chứng chỉ thí sinh sẽ cần đảm bảo một số yêu cầu nhất định bao gồm:

  • Bằng Đại học chính quy tại các trường Đại học được IMA công nhận;
  • 2 năm kinh nghiệm làm việc thực tế;
  • Hoàn thành các loại phí và lệ phí thi;
  • Vượt qua 2 kỳ thi của chương trình CMA.

Danh vị CMA là danh vị vĩnh viễn. Nhưng bạn cũng cần lưu ý, để duy trì tư cách hội viên của IMA hàng năm, học viên sẽ cần hoàn thiện các loại phí hội viện, hoàn thành các giờ học phát triển chuyên môn và tuân thủ theo các quy tắc đạo đức nghề nghiệp của IMA.

Chứng chỉ CMA Hoa Kỳ

 

9. Chứng chỉ kiểm toán thực hành VACPA

Để bổ sung thêm những nhân sự có năng lực tại các công ty Kiểm toán tại Việt Nam, chứng chỉ kiểm toán thực hành VACPA ra đời. Khóa học này được đánh giá và giảng dạy theo tiêu chuẩn riêng của Việt Nam về Kế-Kiểm-Tài chính, do Hội Kiểm Toán Viên Hành Nghề Việt Nam (VACPA) chứng nhận.

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có thể biết cách tiếp cận những kỹ thuật kiểm toán chuẩn quốc tế mà top các BIG4 hay NONBIG đang áp dụng.

Khóa học bao gồm 60 giờ học tập và 40 giờ thực hành trên một khách hàng thật với nội dung công việc như một kiểm toán viên thực thụ.

Nhờ những gì mà VACPA mang lại, những kế toán, kiểm toán viên hay thậm chí cả sinh viên đại học năm cuối muốn hành nghề kiểm toán viên, nâng cao tay nghề và trình độ, thăng tiến trong công việc hoàn toàn có thể tự tin theo học.

10. Chứng chỉ Kiểm toán nội bộ do VACPA chứng nhận

Do xuất phát từ sự lỏng lẻo trong quản lý của các doanh nghiệp nhỏ, tư nhân từ đó dẫn đến nhiều gian lận, sai sót gây thiệt hại nghiêm trọng đến doanh thu và nguồn tiền lãi của doanh nghiệp. Chứng chỉ Kiểm toán nội bộ do VACPA chứng nhận ra đời nhằm hạn chế những rủi ro này và đảm bảo đạo đức nghề nghiệp ngành kế-kiểm-tài chính.

Hệ thống kiểm soát nội bộ giúp các doanh nghiệp đảm bảo báo cáo tài chính chuẩn xác, đảm bảo các nhân viên trung thực tuyệt đối, bảo vệ quyền lợi của cổ đông và các nhà đầu tư.

Tạm kết

Bài viết trên SAPP Academy đã giúp bạn tìm hiểu về là top 10 chứng chỉ kế toán quốc tế có giá trị nhất tại Việt Nam. Với những cá nhân đang cần tìm kiếm cơ hội rộng mở hay nâng cao trình độ bản thân thì hoàn hoàn có thể tham khảo 1/10 những chứng chỉ này. Chúc các bạn có một quyết định phù hợp!

Kết nối với fanpage: https://www.facebook.com/sapp.edu.vn

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Trải Nghiệm Miễn Phí Khóa ACCA Online 3 TỐI ƯU Của SAPP Academy

1. ACCA là gì? Vì sao nên học ACCA Online? 1.1. ACCA là gì? ACCA...

Phương pháp Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gián tiếp

Trong quản lý tài chính của các doanh nghiệp, việc hiểu rõ và thực hiện...

Khám Phá 07 Phần Kiến Thức Trọng Tâm Trong Chương Trình Học ACCA

ACCA được coi là chứng chỉ toàn diện cho nhân sự ngành Kế - Kiểm...

#1 Giới Thiệu Về Khóa Học ACCA AA online Tại SAPP Academy

Nếu bạn đang quan tâm đến sự nghiệp tài chính và muốn phát triển bản...

#1 Khóa Học ACCA F7 Online Uy Tín Chất Lượng Cam Kết Đầu Ra

Khám phá khóa học ACCA F7 online uy tín chất lượng cam kết đầu ra...

#1 Cách Hạch Toán Công Cụ, Dụng Cụ Theo TT113 & TT200

Cũng giống như những tài sản, hàng hóa, nguyên vật liệu khác, kế toán cần...

[Hướng Dẫn] Cách Viết Hóa Đơn Bán Hàng Và Nguyên Tắc Khi Lập

Xem ngay cách viết hóa đơn bán hàng chính xác và hiệu quả, cùng với...

Nhìn Lại Các Vòng Tuyển Dụng Deloitte – Breaking The Limit 2017

“Mọi điều khó khăn, mọi áp lực, mọi thử thách đều là cơ hội để...