Kinh Nghiệm Kiểm Toán Phần Hành Chi Phí & Thu Nhập Khác
Tương tự như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí & thu nhập khác thường chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí/ doanh thu. Theo thông tư 200, tài khoản chi phí/ thu nhập khác dùng để ghi nhận các khoản chi phí/ thu nhập bất thường của doanh nghiệp. Như vậy rủi ro có thể thấy rõ ở đây là doanh nghiệp ghi nhận sai bản chất của các nghiệp vụ.
1. Tài liệu cần cung cấp
Tài liệu cần có để thực hiện phần hành chi phí khác và thu nhập khác:
- Sổ cái (General ledger), Sổ chi tiết;
- Chinh sách thanh lý tài sản (nếu có);
- Các hóa đơn, chứng từ liên quan.
2. Thủ tục kiểm toán phần hành chi phí & thu nhập khác
Trên thực tế có nhiều doanh nghiệp phát sinh nghiệp vụ mà kế toán phân vân không rõ nên hạch toán vào đâu. Vậy nên với các bút toán ghi nhận các nghiệp vụ với giá trị lớn, các bạn cần phỏng vấn khách hàng (Inquiry) để hiểu rõ bản chất và thu thập đủ chứng từ liên quan, sau đó đánh giá lại (Revaluation) xem khách hàng ghi nhận như vậy đã đúng chưa.
- Lời kết
Vì là 1 phần hành đơn giản và ít rủi ro, vậy nên các thủ tục thực hiện phần hành chi phí khác và thu nhập khác thường được giao cho các bạn thực tập sinh. Bạn cần nắm vững kiến thức của thông tư 200 để đảm bảo mình có thể thực hiện tốt phần hành này cũng như phần hành chi phí tài chính và doanh thu tài chính.
>>> Xem thêm: