ACCA20/06/2024

#Xác Định Kỳ Tính Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp

Việc xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tài chính của một doanh nghiệp. Kỳ tính thuế không chỉ đơn thuần là quy trình tính toán số liệu, mà còn là một bước quan trọng để xác định trách nhiệm nộp thuế của doanh nghiệp. Cùng SAPP Academy tìm hiểu quá trình xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp qua bài viết sau.

1. Kỳ tính thuế là gì?

ky-tinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-1

Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019, định nghĩa kỳ tính thuế như sau:

“Kỳ tính thuế là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.”

2. Xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)

ky-tinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-2

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là khoảng thời gian để xác định số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo năm dương lịch (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12), trường hợp doanh nghiệp áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch thì kỳ tính thuế xác định theo năm tài chính áp dụng.

Doanh nghiệp lựa chọn kỳ tính thuế khi làm thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp lần đầu với Phòng Đăng ký kinh doanh (nội dung về kỳ tính thuế được thể hiện trong mục “Thông tin đăng ký thuế” của Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp).

Ví dụ 1: Doanh nghiệp tư nhân A có năm tài chính bắt đầu từ ngày 01/4 và kết thúc vào ngày 31/3 năm sau. Doanh nghiệp này chọn áp dụng năm tài chính thì kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 được xác định là từ ngày 01/4/2023 đến hết ngày 31/3/2024.

Lưu ý

(1) Đối với kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập (kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư) và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản.

Kỳ tính thuế phải được xác định phù hợp với kỳ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán và trong trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên và kỳ tính thuế năm cuối cùng này có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì:

– Đối với doanh nghiệp mới thành lập: kỳ tính thuế năm đầu tiên có thời gian ngắn hơn 03 tháng sẽ được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (không được vượt quá 15 tháng).

Ví dụ 2: Doanh nghiệp tư nhân A thành lập vào ngày 01/11/2022, A đi vào sản xuất, kinh doanh được 02 tháng là: tháng 11 và tháng 12/2022, thực hiện tính thuế theo năm dương lịch. Như vậy, kỳ tính thuế năm 2022 (từ ngày 01/11/2022 – 31/12/2022) của doanh nghiệp ngắn hơn 03 tháng nên sẽ được cộng dồn vào kỳ tính thuế năm 2023 (từ ngày 01/01/2023- 31/12/2023) thành kỳ tính thuế dài 14 tháng (từ ngày 01/11/2022 – 31/12/2023).

– Đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản: kỳ tính thuế năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 03 tháng sẽ được cộng với kỳ tính thuế năm trước đó để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (không vượt quá 15 tháng).

Ví dụ 3: Tiếp tục ví dụ 2, doanh nghiệp A dự định hoạt động đến ngày 28/02/2024 thì sáp nhập vào doanh nghiệp B. Như vậy, kỳ tính thuế năm 2024 của doanh nghiệp A (từ 01/01/2024 đến 28/02/2024) là 02 tháng nên kỳ tính thuế này sẽ được cộng vào kỳ tính thuế năm 2023 (từ ngày 01/01/2023 – 31/12/2023) tạo ra kỳ tính thuế dài 14 tháng (từ ngày 01/01/2023 – 28/02/2024).

(2) Trường hợp doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm cả chuyển đổi kỳ tính thuế từ năm dương lịch sang năm tài chính hoặc ngược lại) thì:

Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp của năm chuyển đổi không vượt quá 12 tháng. Khi chuyển đổi, doanh nghiệp phải làm thủ tục thay đổi nội dung đăng ký thuế với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Doanh nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp mà có thực hiện chuyển đổi kỳ tính thuế thì doanh nghiệp tư nhân được lựa chọn:

– Ưu đãi trong năm chuyển đổi kỳ tính thuế; hoặc

– Nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi của năm chuyển đổi kỳ tính thuế và hưởng ưu đãi thuế sang năm tiếp theo.

Ví dụ 4: Doanh nghiệp tư nhân C có kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2013 áp dụng theo năm dương lịch, đầu năm 2014 lựa chọn chuyển đổi sang năm tài chính từ ngày 01/4 năm này sang ngày 31/03 năm sau. Bắt đầu năm 2012, Doanh nghiệp C được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn thuế 2 năm, giảm 50% thuế TNDN trong 4 năm tiếp theo). Thì:

– Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm chuyển đổi (năm chuyển đổi 2014): được tính từ ngày 01/01/2014 đến hết ngày 31/03/2014 (3 tháng). Kỳ tính thuế năm tiếp theo (năm tài chính 2014) được tính từ ngày 01/4/2014 – hết ngày 31/3/2015.

– Theo như trên thì doanh nghiệp C sẽ hưởng ưu đãi thuế như sau: miễn thuế các năm 2012, 2013; giảm 50% thuế các năm 2014, 2015, 2016, 2017.

+ Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn giảm 50% thuế trong kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014 (3 tháng) thì:

Doanh nghiệp C tiếp tục thực hiện giảm 50% thuế TNDN 3 năm tính thuế tiếp theo tính từ năm tài chính 2014 (từ ngày 01/4/2014 đến 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2016 (từ ngày 01/4/2016 đến hết ngày 31/3/2017).

+ Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn không hưởng ưu đãi giảm 50% thuế TNDN đối với kỳ tính thuế TNDN năm chuyển đổi 2014 (kỳ tính thuế năm chuyển đổi 2014 kê khai nộp thuế theo mức thuế suất không được hưởng ưu đãi) thì:

Doanh nghiệp được giảm 50% thuế TNDN từ năm tài chính 2014 (từ này 01/4/2014 đến hết ngày 31/3/2015) đến hết năm tài chính 2017 (từ ngày 01/4/2017 đến hết ngày 31/3/2018).

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với các loại thuế có kỳ tính thuế theo năm

ky-tinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-3

1. Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm

Theo khoản 3 Điều 43 Luật Quản lý thuế 2019, hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm gồm:

– Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế năm và các tài liệu khác có liên quan đến xác định số tiền thuế phải nộp;

– Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.

2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm

Cụ thể tại khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm như sau:

– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

– Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;

– Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

Nguồn tham khảo: Thư viện pháp luật

Để nắm rõ hơn về cách xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như hiểu sâu hơn về các điều luật quy định, nhân viên kế toán có thể tham gia khóa học ACCA tại trung tâm SAPP Academy. Khóa học ACCA online không chỉ cung cấp kiến thức vững vàng về quy định thuế mà còn giúp nhân viên kế toán phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá tài chính một cách chuyên nghiệp. Đồng thời, chương trình này cung cấp cái nhìn toàn diện về các phương pháp để áp dụng trong việc xác định kỳ tính thuế cho doanh nghiệp.

Kết luận

ky-tinh-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-4

Như vậy thông qua bài viết, quý độc giả đã nắm được khái niệm kỳ tính thuế là gì, cách xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp cũng như thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Hy vọng những nội dung SAPP Academy chia sẻ sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện đúng quy định của luật quản lý Thuế.

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Vòng quay vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính ra sao?

Vòng quay vốn lưu động là gì? Công thức và cách tính ra sao? Làm...

Kế toán Tài chính và Kế toán Quản trị – Sự kết hợp bền vững

Nghề kế toán mở ra nhiều cơ hội sự nghiệp, phụ thuộc vào định hướng...

#Phương Pháp Tính Thuế Giá Trị Gia Tăng Theo Quy Định Hiện Nay

Thuế giá trị gia tăng là gì? cách tính thuế giá trị gia tăng và...

Phân bổ chi phí trả trước (TK 242) và những điều cần biết

Chi phí trả trước là một phần chi phí đã phát sinh mà doanh nghiệp...

#Nên Học Kiểm Toán Hay Tài Chính Ngân Hàng?

Nên học Kiểm toán hay Tài chính Ngân hàng? Tìm hiểu những yếu tố quan...

Rẽ Hướng Từ Background Trái Ngành, Chàng Sinh Viên Bách Khoa Xuất Sắc Hoàn Thành 7 Môn ACCA Chỉ Trong Vòng 12 Tháng

Chuẩn bị tốt nghiệp ngành Quản lý công nghiệp của trường Đại học Bách Khoa...

Cách Sử Dụng Các Hàm Excel Cơ Bản Cho Dân Kế Toán

Cho dù bạn đang là một kế toán viên cho các cơ quan nhà nước...

100% Tỷ Lệ Đỗ ACCA Vượt Trội Toàn Cầu, Khóa Học ACCA Online Với Video HD Có Gì?

Học ACCA Online với Video HD có hiệu quả không? Kết quả như thế nào?...