ACCA20/06/2024

Review Chi Tiết Kinh Nghiệm Thi Tuyển KPMG Kỳ Internship 2017

KPMG là một mạng lưới toàn cầu bao gồm các công ty thành viên chuyên nghiệp, cung cấp các dịch vụ Kiểm toán, Thuế, Pháp lý và Tư vấn. Cũng giống như Deloitte và EY, KPMG mở đơn tuyển Internship từ tháng 8 đến tháng 12. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với bạn kinh nghiệm thi tuyển để có thể chinh phục nhà tuyển dụng từ firm này.

1. Giới thiệu tổng quan về KPMG Việt Nam

KPMG được thành lập ở Việt Nam từ năm 1994 với những văn phòng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và gần đây là Thanh Hóa và Đà Nẵng. KPMG là một trong những công ty thuộc nhóm Big 4, chuyên cung cấp những dịch vụ về Kiểm toán, Thuế, Tư vấn và các dịch vụ về pháp lý. Hàng năm, KPMG mở đợt Internship Program bắt đầu từ cuối tháng 8 và kết thúc vào đầu tháng 12.

Để biết thêm thông tin về KPMG Việt Nam, bạn có thể tham khảo tại website của KPMG.

2. Kinh nghiệm thi tuyển KPMG kỳ 2017

(Áp dụng cho khu vực miền Bắc và bộ phận Audit)

Vòng 1: Vòng hồ sơ

Thời gian nộp hồ sơ online từ 29/8 – 04/10/2016. Vòng hồ sơ ở KPMG không có nhiều điểm khác so với các Big còn lại. Bạn có thể tham khảo kinh nghiệm vượt qua vòng này ở những bài viết trước của SAPP. Thêm một thông tin quan trọng khác đó là KPMG nhận hồ sơ rất đa dạng, bất kể bạn học trường gì, điểm số không quá cao đều có thể vượt qua vòng này.

Vòng 2: Vòng Test

Đã từ lâu, KPGM và PwC là 2 Big không dùng chuyên ngành trong các đề Test. Nhưng những năm gần đây, KPMG đã thêm dần chuyên ngành vào đề Test và độ khó thì cũng tăng dần qua các năm. Thí sinh sẽ được thi ngay tại văn phòng qua các ca, mỗi ca thi tầm 20 – 30 người.

Đề thi của KPMG được đánh giá là không quá khó, nhưng bù lại đòi hỏi tốc độ làm bài rất nhanh của thí sinh. Đây là Big duy nhất không có bài viết essay trong đề thi, thay vào đó là 32 câu trắc nghiệm trong thời gian 30 phút. Nội dung xoay quanh Ethic cũng như những khái niệm cơ bản trong kiểm toán, thuế. Ngoài ra còn có những câu hỏi về EQ, thí sinh phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên của mình để tính điểm.

Cũng chính một phần do KPMG đa dạng thí sinh từ các trường đại học và mới đưa chuyên ngành vào đề Test, do đó đề thi về chuyên ngành không có gì quá khó khăn. Những thí sinh học đúng chuyên ngành thì học giáo trình Kiểm toán căn bảnKiểm toán tài chính, sau đó học tiếng Anh chuyên ngành là có thể tự tin bước qua vòng này. Những thí sinh học khác chuyên ngành có thể lựa chọn khóa học F8 ACCA – Audit and Assurance vừa mở rộng từ vựng cũng như trạng bị kiến thức chuyên ngành cho mình. Trong môn học này, bạn chỉ cần tập trung vào các khái niệm cơ bản như: Ethic, risk, audit opinion, assertion, audit procedure …

Vòng 3: Phỏng vấn với HR

Khác với những Big khác, kỳ tuyển dụng KPMG 2017 không có phần phỏng vấn nhóm, thay vào đó là 2 vòng phỏng vấn cá nhân. Sau vòng Test, ngoài những thí sinh đã được chọn vào tham gia vòng 3, KPMG còn có 1 waiting list, đây là những thí sinh đang ở dạng cân nhắc. Nếu trong vòng 3 này, những thí sinh đã được chọn nhưng không có sự thể hiện thật sự thuyết phục, những thí sinh ở waiting list sẽ được gọi vào phỏng vấn.

Ở vòng này, interviewer sẽ là 1 HR, thời gian phỏng vấn rất ngắn, thường dao động khoảng 10-15 phút. Tuy thời gian phỏng vấn không quá dài, nhưng với kinh nghiệm phỏng vấn lâu năm, HR sẽ định vị được tính cách và lựa chọn những thí sinh phù hợp. Đặc điểm chung của các vòng phỏng vấn ở KPMG là người phỏng vấn rất thân thiện và luôn tạo cảm giác thoải mái cho thí sinh. Những câu hỏi trong vòng này thường xoay quanh về tâm lý con người và cách giải quyết những vấn đề có thể phát sinh trong công việc.

Những SAPPers đi thi về có chia sẻ những câu hỏi trong vòng này như sau:

  • Bạn đang tham gia vào 1 team kiểm toán, nhưng có 1 thành viên trong nhóm rất lười, giao việc gì cũng nhận nhưng không làm hoặc làm không đến nơi đến chốn. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
  • Bạn đang tham gia vào 1 team kiểm toán tại 1 công ty. Tuy nhiên, sau cuộc kiểm toán, giám đốc công ty lại nói rằng bạn làm việc không tốt và không có trách nhiệm. Bạn sẽ xử lý như thế nào?

Mục đích của những câu hỏi này nhằm đánh giá tính cách cũng như khả năng xử lý tình huống của bạn trong thực tế như thế nào. Bạn nên trả lời thật với những gì mình suy nghĩ, không nên cố gắng trả lời theo khuân mẫu vì điều này chắc chắn sẽ không qua khỏi mắt HR. Bạn nên xử lý một cách thật khéo léo, nhưng vẫn phải giữ được tính cách, cái chất riêng của mình. Câu trả lời phải thật sự logic, đồng thời thể hiện bạn là người rất chuyên nghiệp trong công việc.

Ví dụ như ở câu hỏi đầu tiên, những cách xử lý có thể đưa ra như: Khích lệ, động viên thành viên đó, hỏi lý do tại sao không hoàn thành công việc đúng hạn, nếu sau đó, thành viên đó vẫn không thay đổi thế độ thì sẽ báo cáo với cấp trên vì đây là một môi trường làm việc chuyên nghiệp … Đây là cách xử lý riêng của SAPP, bạn có thể tự xây dựng những cách xử lý riêng của mình.

HR cũng sẽ hỏi nhiều câu hỏi liên quan đến nội dung trong CV. Nếu bạn trả lời không nhất quán, HR sẽ có những câu hỏi thêm. Ngoài ra, những câu hỏi chuyên ngành cũng sẽ được sử dụng trong vòng này. Interviewer cũng sẽ xem xét điểm GPA của bạn trong CV, nếu nó đủ cao thì sẽ chỉ hỏi những câu đơn giản như: có mấy loại ý kiến kiểm toán, tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ…

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, có rất nhiều sinh viên không thuộc chuyên ngành Kế toán, kiểm toán apply, chính ví thế những thí sinh này sẽ không có background quá tốt về chuyên ngành. Thay vào đó, những câu hỏi xử lý tính huống sẽ được áp dụng, còn lại là những câu hỏi chuyên ngành cực kì đơn giản để xem thí sinh đó có chút khái niệm nào về kế toán kiểm toán hay không.

Theo kinh nghiệm của những intern ở KPMG, các thí sinh nên giữ một trạng thái bình tĩnh cũng như tự tin. Trước một interviewer cực kì thân thiện mà bạn lại tỏ ra lúng túng thì bạn đã đánh mất một phần cơ hội của mình rồi.

Vòng 4: Phỏng vấn với Partner

Thời gian vòng này dao động từ 25-40 phút. Những thí sinh đã vượt qua vòng 3 thì có đến 80% khả năng sẽ trở thành intern của KPMG. Trong khi vòng phỏng vấn HR đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ lựa chọn thí sinh thì đến vòng này, những câu hỏi chủ yếu xoay quanh cá nhânđịnh hướng nghề nghiệp.

Những câu hỏi như: bạn có apply vào BIG nào không? Nếu có thì bạn cảm nhận mỗi BIG như thế nào? Ngoài ra cũng có nhiều câu hỏi về chuyên ngành tùy thuộc vào chuyên ngành bạn theo học. Nếu background của bạn về kế toán kiểm toán, bạn sẽ bị hỏi những câu về chuyên ngành, có khó có dễ. Còn nếu không học đúng chuyên ngành thì sẽ có những câu hỏi đơn giản đòi hỏi bạn phải có tư duy về kế kiểm cũng như có khả năng theo đuổi ngành nghề này. Ví dụ như: Chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ bao gồm những chi phí gì hay tại sao lại phải trích khấu hao cho Tài sản cố định.

Số lượng intern được chọn sau 4 vòng thi khoảng 48 người.

3. Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ cá nhân được tổng hợp từ nhiều học viên của SAPP đã pass KPMG trong kỳ thực tập 2017. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn trong quá trình ôn luyện sắp tới.

>>> Xem thêm:


[FREE DOWNLOAD] CẨM NANG TUYỂN DỤNG BIG4 VERSION 5.0

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
#Phương Pháp Đối Ứng Tài Khoản Là Gì? Ý Nghĩa, Nội Dung

Phương pháp đối ứng tài khoản là cách tiếp cận chi tiết để xử lý...

Khám Phá Kinh Nghiệm Tuyển Dụng UHY Kỳ Internship 2017

Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn UHY là thành viên duy nhất của hãng...

05 Bí Quyết Vượt Qua Vòng Thi Viết Luận BIG4 Kỳ Internship

Vòng thi viết là phần không thể thiếu trong các kỳ thi tuyển dụng của...

5 Kỹ Năng Cần Có Để Vượt Qua Kỳ Tuyển Dụng Fresh Graduate 2017 tại BIG4

Bạn có biết: vào mùa tuyển dụng của Big4, trung bình sẽ có khoảng 2,500...

#7+ Nguyên Tắc Kế Toán Cơ Bản Nhưng Quan Trọng Bạn Phải Biết

Dù ở bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng luôn có những quy định,...

Trải Nghiệm Miễn Phí Khóa ACCA Online 3 TỐI ƯU Của SAPP Academy

1. ACCA là gì? Vì sao nên học ACCA Online? 1.1. ACCA là gì? ACCA...

Tất Tần Tật Về Kỳ Thi ACCA & Lệ Phí Thi ACCA Chi Tiết 

Tất cả những thông tin về kỳ thi chứng chỉ ACCA, chi phí thi ACCA...

100% Pass Rate Của SAPP Cao Vượt Trội Toàn Cầu Trong Kỳ Thi ACCA Tháng 3 Năm 2022

Kỳ thi tháng 3/2022 ACCA đã khép lại với tỉ lệ đỗ giữ vững phong...