ACCA20/06/2024

Lộ Trình Chinh Phục Các Môn Học ACCA Cấp Độ Professional Hiệu Quả

 

Dù đã thành công bước vững trên 2/3 chặng đường chinh phục ACCA nhưng bạn vẫn cần rất nhiều nỗ lực để hoàn thành “chốt chặn” cuối cùng, đó chính là các môn thuộc cấp độ Professionals. Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu chi tiết về điều kiện và lộ trình học các môn P hiệu quả trong bài viết dưới đây nha!

Một vài lưu ý trước khi chinh phục các môn P

Trước khi lựa chọn theo đuổi các môn cấp độ Professionals (Chuyên môn), bạn nên lưu ý một vài điều dưới đây: 

Hoàn thành cấp độ kỹ năng Advanced Diploma (AB/F1 – FM/F9)

Tuỳ vào khả năng của từng học viên mà thời gian hoàn thành các môn P sẽ nhanh hoặc chậm. Trung bình, các học viên cần dành ra từ 3 – 5 tháng để hoàn thành cấp độ Professionals. 

Mỗi năm, ACCA tổ chức 4 kỳ thi chính thức vào tháng 3, 6, 9, 12. Mỗi môn học có lịch thi khác nhau trong năm với các kỳ thi ACCA được tổ chức 2 lần trong năm hoặc quanh năm không giới hạn. Lưu ý:

  • 1 kỳ chỉ được đăng ký thi tối đa 4 môn

  • 1 năm chỉ được thi tối đa 8 môn

  • Có 7 năm để hoàn thiện các môn thuộc cấp độ Chiến lược chuyên nghiệp. Nếu quá hạn, bạn buộc phải thi lại các môn ACCA cấp độ Chiến lược chuyên nghiệp đã quá thời gian 7 năm.

Các môn học cấp độ chuyên môn (Professional Level) trong chương trình ACCA

Để hoàn toàn chinh phục các môn học cấp độ P, bạn cần hoàn thành chương trình học 4/6 môn. Trong đó, bao gồm 02 môn học bắt buộc và tự chọn 2/4 môn học, cụ thể:

Bắt buộc (2 môn):

  • SBL Strategic Business Leader- Lãnh đạo chiến lược doanh nghiệp (Gộp P1 và P3)

  • SBR Strategic Business Reporting – Báo cáo chiến lược doanh nghiệp (Như P2)

Tự chọn 2 trong 4 môn:

  • AFM – P4: Advanced Financial Management – Quản trị tài chính nâng cao

  • APM – P5: Advanced Performance Management – Quản trị hoạt động kinh doanh hiệu quả nâng cao

  • ATX – P6: Advanced Taxation – Thuế nâng cao

  • AAA – P7: Advanced Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo nâng cao

Lộ trình chi tiết chinh phục các môn P hiệu quả 

Hãy để SAPP gợi ý cho bạn những kiến thức cần bổ trợ khi học từng môn P theo các line kiến thức dưới đây nhé:

Bắt đầu với môn học BT/F1 (Business and Technology – Kinh doanh và công nghệ), học viên có thể trang bị thêm những kiến thức liên quan đến kinh doanh, hiểu về kinh tế vi mô, vĩ mô. Qua đó, tạo nền tảng vững chắc để học môn cao hơn là SBL. 

Sau khi nắm vững kiến thức môn học BT/F1, bạn có thể tiến tới chinh phục môn học SBL (Strategic Business Leader – Lãnh đạo chiến lược doanh nghiệp) liên quan đến đạo đức, quản trị rủi ro và phân tích kinh doanh. Bạn không chỉ biết thêm những kiến thức liên quan đến chiến lược mà còn trang bị cho mình tư duy kinh doanh, lãnh đạo doanh nghiệp. Ngoài ra, môn học này còn giúp cho các chủ doanh nghiệp có thể đưa ra các quyết định mang tầm nhìn dài hạn từ 5 – 10 năm hoặc sứ mệnh của cả doanh nghiệp.

MA/F2 (Management Accounting – Kế toán quản trị) sẽ là lựa chọn đầu tiên giúp bạn hình thành các kỹ thuật tính toán, so sánh giá thành và chi phí cho việc kiểm soát hoạt động kinh doanh. Khi đã thành thạo các kiến thức MA/F2, bạn có thể giải thích và áp dụng các phương pháp nhằm đánh giá hiệu quả hoặc giám sát hoạt động kinh doanh.  

Sau giai đoạn chinh phục MA/F2, các bạn có thể tham khảo môn PM/F5 (Performance Management – Quản trị hiệu suất). Với những phần nội dung kiến thức có trong môn học, các bạn có thể phát triển kỹ năng ứng dụng về mặt quản trị hiệu suất và tư duy duy chiến lược qua các tình huống doanh nghiệp giả lập.  Qua đó, giúp bạn đưa ra quyết định lựa chọn đúng đắn về việc áp dụng các kỹ thuật về xác định chi phí, giá thành, lợi nhuận trong tình huống thực tế. 

Bước cuối, hoàn thành môn APM/P5 (Advanced Performance Management – Quản trị hiệu quả hoạt động kinh doanh nâng cao) – nâng cao từ F5/PM.  Môn học không chỉ giúp học viên nắm chắc kiến thức và kỹ năng phân tích quản trị mà còn hỗ trợ toàn diện về mặt lãnh đạo doanh nghiệp trong việc xác định cơ hội và thách thức. 

Đầu tiên, nền tảng cơ bản mà bạn cần nắm vững chính là FA/F3 (Financial Accounting – Kế toán Tài chính). Đây là môn học nền tảng đầu tiên giúp bạn tiếp cận kiến thức về kế toán tài chính theo chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS nhằm hình thành những khái niệm chung về kế toán, nguyên tắc hạch toán, ghi nhận các giao dịch,…

Tiếp đến, lựa chọn phù hợp của bạn sẽ là FR/F7 (Financial Reporting – Báo cáo Tài chính) nhằm hoàn thiện kỹ năng lập báo cáo tài chính riêng, hợp nhất.  Qua đó, giúp bạn phát triển kiến thức về nguyên lý kế toán và các nguyên tắc định khoản đã học ở môn F3/FA để bổ sung kỹ thuật diễn giải và phân tích báo cáo tài chính. 

Đến với cấp độ P, bạn cần chinh phục môn học SBR ( Strategic Business Reporting – Báo cáo chiến lược doanh nghiệp) nhằm cải thiện tư duy lãnh đạo, tầm nhìn chiến lược sâu rộng. Nhờ đó, bạn có thể áp dụng kiến thức và kỹ năng phù hợp phát triển tại các doanh nghiệp thường xuyên có nghiệp vụ mua bán, tái cấu trúc hoặc tách rời chiến lược kinh doanh. 

Đối với vị trí Kiểm toán viên, môn học AA/F8 (Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo) chính là lựa chọn trọng tâm giúp bạn hình thành nền tảng cơ bản về kiểm toán. Trọng tâm của môn học tập trung vào quy trình kiểm toán độc lập và giải quyết phát sinh, giúp người học đưa ra ý kiến kiểm toán hiệu quả thông qua quy trình, kế hoạch kiểm soát nội bộ.

Để quản trị hiệu quả quyết định kiểm toán, bạn không thể bỏ lỡ AAA/P7 (Advanced Audit & Assurance – Kiểm toán và các dịch vụ đảm bảo nâng cao). Môn học giúp bạn phát triển toàn diện các kiến thức, kỹ năng phân tích báo cáo, qua đó ra quyết định cụ thể để kiểm soát và đánh giá hiệu quả của doanh nghiệp.  Bên cạnh đó, bạn có thể đưa ra quy trình quản lý kiểm toán về các vấn đề quản trị, chất lượng và ban hành các báo cáo kiểm toán có độ chuẩn xác cao. 

Để hoàn thành tốt line kiến thức về tài chính, bạn có thể đi theo lộ trình dưới đây nhằm tối ưu hiệu quả học tập cũng như kết quả 

Bước 1: Chinh phục FM/F9 (Financial Management – Quản lý tài chính). Môn học này không chỉ giúp bạn xây dựng kiến thức tổng quan về quản trị và phân tích tài chính mà còn bổ trợ bạn trong việc lập kế hoạch và kiểm soát hoạt động hiệu quả. 

Bước 2: Hoàn thành môn AFM/P4 (Advanced Financial Management – Quản trị tài chính nâng cao). AFM là môn học nâng cao của FM, giúp bạn trang bị các kiến thức, kỹ năng chuyên môn với tư cách là Giám đốc Tài chính hoặc nhà Tư vấn cấp cao.  

Qua từng line kiến thức khác nhau, SAPP đã gợi ý cho bạn lộ trình chinh phục các môn P hiệu quả nhất. Tuy vậy, mỗi cá nhân có mục tiêu nghề nghiệp khác nhau, chính vì vậy, các bạn hãy tham khảo thông tin và đưa ra lựa chọn chính xác cho riêng mình nhé!!!

>>> MIỄN PHÍ tư vấn lộ trình học ACCA riêng biệt tại SAPP: https://hubs.ly/Q01y4-Ws0 

XEM THÊM:

>>  Tư vấn Thuế là gì? Hiểu về nghề Tư vấn Thuế tại BIG4

>>  Lộ Trình Chinh Phục ACCA Cho Người Đi Làm Bận Rộn Hiệu Quả

>>  Audit Associate Deloitte “Bật Mí” Quá Trình Học Và Thi AA/F8 Giúp Tối Ưu Tỷ Lệ Đỗ

 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép

Bài viết liên quan

Vòng quay khoản phải trả là gì? Công thức và ý nghĩa

Hệ số vòng quay khoản phải trả là một số liệu quan trọng cần theo...

#1 Ngành Kiểm Toán Có Dễ Xin Việc Không? Cơ Hội Việc Làm Ra Sao

Ngành kiểm toán có dễ xin việc không? khi xã hội phát triển và các...

Khám Phá Các Vòng Tuyển Dụng Của EY

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (EY) là một thành viên của Ernst & Young...

Vì Sao Nên Đầu Tư Vào Chứng Chỉ ACCA? Lộ Trình ACCA Để Tối Ưu Chi Phí

Tại sao nên đầu tư vào chứng chỉ ACCA? Lộ trình ACCA nào là hiệu...

Cập Nhật Lệ Phí Thi Và Lịch Thi ACCA Kỳ Tháng 9 Năm 2024 [Mới Nhất]

Tổng hợp các thông tin về lệ phí và lịch thi tháng 9 năm 2024...

# Đối Tượng Kế Toán Là Gì? Cách Xác Định Và Phân Loại

Trong kế toán doanh nghiệp, khái niệm “đối tượng kế toán” là một khái niệm...

Giải ô chữ nhận quà ACCA: 100 từ vựng FA/F3 ACCA

Khi giải đúng ô chữ sẽ được tặng miễn phí 100 từ vựng tiếng Anh...