IFRS27/08/2024

55% doanh nghiệp sẽ áp dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS trước năm 2025

Theo Đề án áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam được phê duyệt 16/03/2020 của Bộ Tài chính. Theo khảo sát tính sẵn sàng của các doanh nghiệp trong việc áp dụng IFRS vào lập BCTC, có tới 55% doanh nghiệp trả lời đang chuẩn bị hoặc đã áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS.

55% doanh nghiệp sẽ áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS

Việt Nam áp dụng IFRS là tính xu thế của thời đại

Thật vậy, theo khảo sát của IASB – Ủy ban Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế, 93% các quốc gia và vùng lãnh thổ khảo sát, tức 131/143 đã tuyên bố cho phép áp dụng IFRS theo nhiều hình thức khác nhau.

Tính đến năm 2018, có tới 144/166 quốc gia (chiếm 87%) theo khảo sát của ifrs.org đã bắt buộc dùng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS. Đến hiện tại, có tới 166 quốc gia và vùng lãnh thổ công nhận, đã, đang và trên lộ trình áp dụng IFRS đối với các đối tượng khác nhau.

Việt Nam áp dụng IFRS là một xu thế của thời đại

Áp dụng IFRS tại Việt Nam là xu thế tất yếu của thời đại

Do các chuẩn mực kế toán Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế và xu hướng hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, áp dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS tại Việt Nam là xu thế tất yếu của thời đại, giúp các doanh nghiệp có thể thu hút vốn ngoại cũng như ngày càng trở nên minh bạch.

Theo kết quả của hội thảo “Kinh nghiệm áp dụng IFRS của một số quốc gia, định hướng của Việt Nam” được tổ chức năm 2016 và 2018 với kết quả 190/198 và 190/191 ý kiến từ các đại diện doanh nghiệp nhất trí áp dụng các chuẩn mực IFRS là vấn đề cấp thiết và rất cấp thiết.

Vì vậy, tháng 3/2020, Bộ Tài chính chính thức phê duyệt Đề án áp dụng các chuẩn mực IFRS tại Việt Nam, tạo nên cú hích đến thị trường Kế toán – Tài chính.

55% doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS trước năm 2025

Từ 20/07 – 15/08/2020, sau 4 tháng Đề án áp dụng IFRS được Bộ Tài Chính phê duyệt, Deloitte Việt Nam và HOSE – Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã thực hiện khảo sát tính sẵn sàng áp dụng các chuẩn mực IFRS tại các doanh nghiệp.

55% doanh nghiệp sẽ áp dụng IFRS trước 2025

Nhiều doanh nghiệp sẵn sàng áp dụng IFRS trước năm 2025

Đối tượng khảo sát gồm những nhân sự đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của áp dụng IFRS gồm 53% kế toán trưởng, 15% chuyên viên kế toán, 31% từ quản lý, nhân sự cấp cao (C-level).

Theo đó, kết quả cho thấy, hơn 50% doanh nghiệp tham gia khảo sát đã áp dụng IFRS hoặc đang chuẩn bị chuyển đổi VAS sang IFRS. Trong số các doanh nghiệp chưa áp dụng hoặc đang chuẩn bị áp dụng, có tới hơn 55% doanh nghiệp phản hồi sẽ chuyển đổi và áp dụng trước năm 2025 – năm cuối cùng của giai đoạn áp dụng IFRS tự nguyện theo Đề án.

Dự đoán, tỷ lệ tự nguyện áp dụng sẽ liên tục tăng trong các năm tiếp theo do lợi ích tuyệt vời khi áp dụng IFRS đem lại cho doanh nghiệp. Điều này cho thấy tín hiệu cực kỳ tích cực và phản ứng đón nhận của doanh nghiệp trong bước chuyển đổi áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS trong việc lập BCTC.

Tỷ lệ doanh nghiệp tự nguyện áp dụng IFRS sẽ tăng dần trong tương lai

Tỷ lệ các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng IFRS sẽ tăng dần trong tương lai

Các doanh nghiệp sẽ áp dụng IFRS đều là doanh nghiệp lớn, có tác động nhiều đến nền kinh tế

Hơn 70% doanh nghiệp tham gia khảo sát đều là các doanh nghiệp có sự đóng góp lớn đến nền kinh tế gồm doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp đại chúng quy mô lớn, doanh nghiệp niêm yết, các tập đoàn nhà nước.

Trong đó, các ngành đang hoặc đã chuyển đổi sang IFRS gồm: ngân hàng, công nghiệp & năng lượng, quản lý đầu tư, bảo hiểm, truyền thông, công nghệ, viễn thông.

Áp dụng IFRS được xem là một bước tiến quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế, đón đầu các làn sóng đầu tư nước ngoài. Do đó, các nhân sự Kế toán – Tài chính nên cập nhật kiến thức IFRS từ sớm để có thể đáp ứng yêu cầu công việc và có cơ hội ứng tuyển vào các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị áp dụng các chuẩn mực này.

>>> Xem thêm:

Khóa CertIFR - Lập báo cáo tài chính chuẩn IFRS Online

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
So Sánh IAS 38 Và VAS 04 Về Tài Sản Cố Định Vô Hình

Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) và chuẩn mực kế toán Việt...

So Sánh IAS 01 Và VAS 21 Về Trình Bày Báo Cáo Tài Chính

VAS được xây dựng dựa trên khung của IAS/ IFRS tuy nhiên khi đi vào chi...

Áp dụng các chuẩn mực IFRS – Doanh nghiệp “hút vốn” nước ngoài

Để đón đầu những dòng vốn ngoại đầy tiềm năng, Bộ Tài chính đã có...

Sự Khác Biệt Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam (VAS) và Quốc Tế (IAS/IFRS) phần 1

Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam...

Áp dụng IFRS tại Việt Nam, chúng ta cần chuẩn bị gì?

Áp dụng IFRS tại Việt Nam, chúng ta cần chuẩn bị gì? Chỉ còn vài...

Thành công thăng tiến lên vị trí Senior Accountant Manager khi sở hữu chứng chỉ CertIFR về IFRS

Chỉ chưa đầy 4 tháng nữa thôi, Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn tự...

Mô tả yêu cầu công việc kế toán trưởng (Chief Accountant) lương 80tr

Kế toán trưởng (tiếng Anh là Chief Accountant) là một vị trí cực kỳ quan...

IFRS là gì? Tầm quan trọng của IFRS hiện nay

  IFRS là gì? IFRS nghĩa là gì? Tại sao dân trong ngành Kế toán...