IFRS20/06/2024

IAS Là Gì? Cách Phân Biệt Giữa Chuẩn Mực IAS Và IFRS

Trong lĩnh vực kế toán, IAS và IFRS là hai khái niệm quan trọng, nhưng nhiều người thường gặp khó khăn trong việc hiểu và phân biệt giữa chúng. IAS là gì? Và IFRS khác biệt như thế nào? Để có cái nhìn rõ ràng hơn về hai chuẩn mực này, chúng ta cần khám phá sự liên quan và những điểm khác biệt quan trọng giữa IAS và IFRS. Hãy cùng đi vào chi tiết để hiểu rõ hơn về IAS và cách phân biệt với IFRS trong bài viết này.

1. IAS là gì?

IAS là gì

IAS là gì?

1.1. Khái niệm IAS

Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) là viết tắt của International Accounting Standards, được Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC – International Accounting Standards Committee) có trụ sở tại Luân Đôn ban hành. Các chuẩn mực này xuất hiện từ năm 1973 được hình thành để giúp doanh nghiệp biết cách cách ghi nhận từng giao dịch kinh tế phát sinh báo cáo tài chính.

Không phân biệt quy mô hay loại hình doanh nghiệp, nếu một quốc gia chấp nhận các chuẩn mực IAS, tất cả các doanh nghiệp trong quốc gia đó đều có nghĩa vụ tuân thủ và sử dụng báo cáo tài chính theo các chuẩn mực này. Điều này đảm bảo tính nhất quán và khả năng so sánh giữa các báo cáo tài chính trên toàn cầu.

1.2. Ý nghĩa của IAS

Mục tiêu chính của việc đề ra các tiêu chuẩn này là đơn giản hóa việc so sánh các doanh nghiệp trên toàn cầu. Ngoài ra, các tiêu chuẩn này còn nhằm tăng cường tính minh bạch, xây dựng lòng tin và mở rộng phạm vi thương mại và đầu tư toàn cầu. Nhờ tiêu chuẩn này mà độ chính xác của báo cáo tài chính trở nên dễ tin hơn, từ đó củng cố trách nhiệm giải trình và tăng hiệu quả trên thị trường tài chính.

Các tiêu chuẩn này giúp các nhà đầu tư, bất kể lớn hay nhỏ, đưa ra các quyết định tài chính và đầu tư một cách tốt hơn. Chúng cũng hỗ trợ trong việc phân tích rủi ro và phân bổ vốn. Ngoài ra, các tiêu chuẩn này cũng giúp giảm một số loại chi phí liên quan đến việc báo cáo cho các doanh nghiệp trong tập đoàn đa quốc gia.

Bộ chuẩn mực IAS gồm nhiều chuẩn mực nhỏ, nhưng từ năm 2001, đã có bộ chuẩn mực mới hơn được ra đời dần thay thế các chuẩn mực IAS cũ, được gọi là IFRS. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có một số chuẩn mực IAS đang được sử dụng. Bao gồm: IAS 1, IAS 2, IAS 7, IAS 8, IAS 10, IAS 12, IAS 16, IAS 19, IAS 20, IAS 21, IAS 23, IAS 24, IAS 26, IAS 27, IAS 28, IAS 29, IAS 32, IAS 33, IAS 34, IAS 36, IAS 37, IAS 38, IAS 40, IAS 41.

2. IFRS là gì?

IFRS là gì

IFRS là gì?

2.1. Khái niệm IFRS

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS (International Financial Reporting Standards) chính thức được áp dụng từ năm 2001, thay thế cho chuẩn mực IAS. IFRS được ban hành bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB – International Accounting Standards Board) và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi nhu cầu cải tiến và hiện đại hóa khái niệm và tiêu chuẩn hiện tại. Vì vậy, đã có khoảng 144 quốc gia trên thế giới áp dụng bắt buộc chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong quá trình ghi chép và lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, một số quốc gia (bao gồm Việt Nam) vẫn duy trì sự hài hòa giữa cả IAS và IFRS, điều này phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi nền kinh tế.

2.2. Ý nghĩa của IFRS?

Tương tự như IAS, IFRS là bộ chuẩn mực được thiết lập nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập báo cáo tài chính một cách thuận lợi hơn. Từ năm 2001, chuẩn mực IAS dần chuyển thành IFRS nhằm tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trên toàn cầu giúp tạo sự nhất quán, minh bạch và các quốc gia khác nhau có thể so sánh báo cáo tài chính.

IFRS cung cấp hướng dẫn chi tiết về việc định khoản kế toán và phương pháp thích hợp để báo cáo các tài khoản đó. Điều này giúp xác định rõ những tác động tài chính của từng loại giao dịch. Các tiêu chuẩn này đảm bảo tính nhất quán và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Hiện nay, IFRS được sử dụng như một chuẩn mực chung mà hầu hết các doanh nghiệp tham khảo cho hoạt động kinh doanh của họ.

Bộ chuẩn mực IFRS gồm tổng cộng 17 chuẩn mực, và hiện có 16 chuẩn mực đang được áp dụng và lưu hành theo hướng dẫn của IASB, bao gồm: IFRS 1, IFRS 2, IFRS 3, IFRS 5, IFRS 6, IFRS 7, IFRS 8, IFRS 9, IFRS 10, IFRS 11, IFRS 12, IFRS 13, IFRS 14, IFRS 15, IFRS 16, IFRS 17. Trong đó chuẩn mực IFRS 17 được thay thế cho IFRS 4.

>> Tìm hiểu về khóa học IFRS tại đây

3. Các điểm khác biệt giữa chuẩn mực IAS và IFRS

IAS là gì

Các điểm khác biệt giữa chuẩn mực IAS và IFRS

Nội dung

IAS

IFRS

Tên đầy đủ

Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế

Tên Tiếng Anh

International Accounting Standards

International Financial Reporting Standards

Năm phát hành

Các chuẩn mực ra đời từ năm 1973 – 2001

Ra đời sau năm 2001

Tổ chức ban hành

IASC – Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

IASB – Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế

Quy tắc ghi nhận tài sản dài hạn

IAS không có quy tắc liên quan đến các tài sản dài hạn để bán

Tuy nhiên, IFRS mới đã bổ sung các quy tắc liên quan đến xác định, đo lường, trình bày và công bố tất cả các tài sản dài hạn để bán

Số lượng chuẩn mực

(thường xuyên được cập nhật)

IAS có 41 chuẩn mực nhưng dần được cải chính và hiện tại áp dụng chỉ còn 23 chuẩn mực

IFRS hiện bao gồm 16 chuẩn mực, trong đó chuẩn mực IFRS 17 được thay thế cho IFRS 4

Cải chính

Sau khi cải chính, các nguyên tắc của IAS sẽ bị hủy bỏ

Sau khi cải chính, các nguyên tắc của IAS sẽ được xem xét

4. Vì sao có sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS?

IAS là gì

Vì sao có sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS?

Sự khác biệt giữa nguyên tắc giá gốc và giá trị hợp lý:

  • Trong bối cảnh hiện nay, nguyên tắc giá gốc không còn phù hợp do sự phát triển của các công cụ tài chính phái sinh, công nghệ thông tin và các lĩnh vực giá trị gia tăng. Sự khác biệt giữa giá gốc và giá trị thực tế của tài sản, công nợ ngày càng lớn. IAS tương đối tập trung vào nguyên tắc giá gốc, trong khi IFRS chuyển hướng về nguyên tắc giá trị hợp lý. IFRS giúp thể hiện đúng giá trị hợp lý của tài sản và công nợ, cung cấp sự minh bạch và nhất quán trong báo cáo tài chính;

  • Sự bất cập trong chuyển đổi giữa các chuẩn mực kế toán: Trước đây, mỗi quốc gia có các chuẩn mực kế toán riêng, gây khó khăn khi các công ty hoạt động trên nhiều quốc gia hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế. IFRS giúp giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra một chuẩn mực kế toán chung, tiết kiệm nguồn lực và tăng tính minh bạch thông tin;

  • Hướng tới sự hội tụ: IFRS là nỗ lực để đưa các chuẩn mực kế toán của các quốc gia tiến gần nhau và hướng tới sự hội tụ. Trước đây, sự chênh lệch giữa các chuẩn mực tạo ra sự khó khăn trong việc so sánh và hiểu quảng bá về báo cáo tài chính. IFRS mang lại sự đồng nhất và tạo điều kiện cho các chuẩn mực kế toán gặp nhau, hội tụ thành một điểm chung.

IFRS đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ chênh lệch giữa các chuẩn mực kế toán trước đây và đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, IFRS mang một tầm quan trọng to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển và sự hiểu biết về kế toán trên phạm vi quốc tế.

>> Xem thêm: Kế Toán Là Gì? Công Việc Và Các Chứng Chỉ Cần Thiết

NẮM VỮNG IFRS, HIỂU RÕ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VAS VÀ IFRS VỚI LỘ TRÌNH HỌC IFRS TẠI SAPP ACADEMY

Tại sao nên cập nhật IFRS trước 2025?

Vì Sao Bạn Nên Lựa Chọn Lộ Trình Học IFRS Tại SAPP Academy?

  • Học tập cùng giảng viên chuyên gia: Các giảng viên khóa học IFRS tại SAPP đều là ACCA Member, có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CertIFR, DipIFR.
  • Khóa học đề cao tính thực tế: Tặng “Hướng dẫn thực hành chuyển đổi VAS – IFRS” để Kế toán, Kiểm toán viên áp dụng ngay vào công việc thực tiễn.
  • Đa dạng hình thức học tập, Linh hoạt thời gian: Hai hình thức học tập phù hợp với người đi làm bận rộn, không có nhiều thời gian.
    • Online: Video bài giảng HD trên nền tảng học tập hiện đại LMS
    • Hybrid: Học viên có thể lựa chọn học online tương tác với giảng viên tại nhà hoặc học trực tiếp tại trung tâm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • Trải nghiệm học tập Online ưu việt trên nền tảng học tập hiện đại: 10+ tính năng vượt trội như All Notes (Ghi chú), Discussion (Thảo luận), Calculator (Máy tính),…
  • Chương trình đào tạo và học liệu được xây dựng trên các khung thiết kế giáo dục như UDL, ADDIE, Backward Design,… giúp học viên hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức và duy trì động lực học tập; cập nhật liên tục theo đề cương của ACCA;
  • Giảm thiểu tối đa rào cản tiếng Anh: Bài giảng bằng tiếng Việt, phần tóm tắt kiến thức dưới bài giảng cũng được Việt hóa kèm các tài liệu bổ trợ Từ điển IFRS, Bản dịch bộ chuẩn mực IFRS,…giúp học viên giảm bớt các rào cản về ngôn ngữ.
  • Nhiều phản hồi tích cực từ 200+ học viên cả nước

ĐĂNG KÝ LỘ TRÌNH HỌC IFRS TẠI SAPP NGAY HÔM NAY ĐỂ NHẬN ĐƯỢC:
🎁 Ưu đãi khóa học lên tới 40%
🎁 Khóa học “Hướng dẫn bút toán chuyển đổi các khoản mục trên BCTC từ VAS sang IFRS” hoàn toàn MIỄN PHÍ

>>> Đăng ký ngay tại đây

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Mô tả yêu cầu công việc kế toán trưởng (Chief Accountant) lương 80tr

Kế toán trưởng (tiếng Anh là Chief Accountant) là một vị trí cực kỳ quan...

SO SÁNH IFRS VÀ GAAP? ĐIỂM GIỐNG NHAU GIỮA IFRS VÀ GAAP?

Hiện nay, việc báo cáo kết quả tài chính của công ty là điều cần...

Khóa Học CertIFR Premium Online Của SAPP Academy Có Gì Khác Biệt?

Khóa học CertIFR Premium Online của SAPP Academy có gì khác biệt mà lại được...

Nhảy việc lên Senior Accountant Manager nhờ thi chứng chỉ CertIFR về IFRS

  Đề án “Áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại...

Tin tuyển dụng IFRS tháng 1: Kế toán, Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng,…

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết nguyên đán 2021, thị trường tuyển dụng...

Phân Biệt CertIFR, DipIFR và Financial Reporting (ACCA)

CertIFR, DipIFR và Financial Reporting trong chương trình ACCA đều là các khóa học về...

So Sánh Chứng Chỉ Kế Toán Trưởng Và Chứng Chỉ CertIFR Về IFRS

Việc nên theo đuổi chứng chỉ Kế toán trưởng hay chứng chỉ CertIFR ở giai...

Nhảy việc khi đã trang bị IFRS, kế toán có lợi thế gì?

Ngày 16/03/2020 đánh dấu một sự kiện quan trọng trong ngành Kế toán – Tài...