# IAS Là Gì? Cách Phân Biệt Giữa Chuẩn Mực IAS Và IFRS

IAS Là Gì? IAS đề cập đến chuẩn mực kế toán quốc tế trước khi IFRS thay thế, hiểu rõ hai chuẩn mực giúp bạn áp dụng chính xác và nhất quán trong báo cáo tài chính.

Trong lĩnh vực kế toán, IAS và IFRS là hai khái niệm quan trọng, nhưng nhiều người thường gặp khó khăn trong việc hiểu và phân biệt giữa chúng. IAS là gì? Và IFRS khác biệt như thế nào? Để có cái nhìn rõ ràng hơn về hai chuẩn mực này, chúng ta cần khám phá sự liên quan và những điểm khác biệt quan trọng giữa IAS và IFRS. Hãy cùng đi vào chi tiết để hiểu rõ hơn về IAS và cách phân biệt với IFRS trong bài viết này.

1. IAS là gì?

IAS là gì

IAS là gì?

1.1. Khái niệm IAS

Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IAS) là viết tắt của International Accounting Standards, được Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASC - International Accounting Standards Committee) có trụ sở tại Luân Đôn ban hành. Các chuẩn mực này xuất hiện từ năm 1973 được hình thành để giúp doanh nghiệp biết cách cách ghi nhận từng giao dịch kinh tế phát sinh báo cáo tài chính.

Không phân biệt quy mô hay loại hình doanh nghiệp, nếu một quốc gia chấp nhận các chuẩn mực IAS, tất cả các doanh nghiệp trong quốc gia đó đều có nghĩa vụ tuân thủ và sử dụng báo cáo tài chính theo các chuẩn mực này. Điều này đảm bảo tính nhất quán và khả năng so sánh giữa các báo cáo tài chính trên toàn cầu.

1.2. Ý nghĩa của IAS

Mục tiêu chính của việc đề ra các tiêu chuẩn này là đơn giản hóa việc so sánh các doanh nghiệp trên toàn cầu. Ngoài ra, các tiêu chuẩn này còn nhằm tăng cường tính minh bạch, xây dựng lòng tin và mở rộng phạm vi thương mại và đầu tư toàn cầu. Nhờ tiêu chuẩn này mà độ chính xác của báo cáo tài chính trở nên dễ tin hơn, từ đó củng cố trách nhiệm giải trình và tăng hiệu quả trên thị trường tài chính.

Các tiêu chuẩn này giúp các nhà đầu tư, bất kể lớn hay nhỏ, đưa ra các quyết định tài chính và đầu tư một cách tốt hơn. Chúng cũng hỗ trợ trong việc phân tích rủi ro và phân bổ vốn. Ngoài ra, các tiêu chuẩn này cũng giúp giảm một số loại chi phí liên quan đến việc báo cáo cho các doanh nghiệp trong tập đoàn đa quốc gia.

Bộ chuẩn mực IAS gồm nhiều chuẩn mực nhỏ, nhưng từ năm 2001, đã có bộ chuẩn mực mới hơn được ra đời dần thay thế các chuẩn mực IAS cũ, được gọi là IFRS. Tuy nhiên, hiện tại vẫn có một số chuẩn mực IAS đang được sử dụng. Bao gồm: IAS 1, IAS 2, IAS 7, IAS 8, IAS 10, IAS 12, IAS 16, IAS 19, IAS 20, IAS 21, IAS 23, IAS 24, IAS 26, IAS 27, IAS 28, IAS 29, IAS 32, IAS 33, IAS 34, IAS 36, IAS 37, IAS 38, IAS 40, IAS 41.

2. IFRS là gì?

IFRS là gì

IFRS là gì?

2.1. Khái niệm IFRS

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế IFRS (International Financial Reporting Standards) chính thức được áp dụng từ năm 2001, thay thế cho chuẩn mực IAS. IFRS được ban hành bởi Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB - International Accounting Standards Board) và vẫn được sử dụng rộng rãi cho đến ngày nay. Sự thay đổi này được thúc đẩy bởi nhu cầu cải tiến và hiện đại hóa khái niệm và tiêu chuẩn hiện tại. Vì vậy, đã có khoảng 144 quốc gia trên thế giới áp dụng bắt buộc chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế trong quá trình ghi chép và lập báo cáo tài chính. Ngoài ra, một số quốc gia (bao gồm Việt Nam) vẫn duy trì sự hài hòa giữa cả IAS và IFRS, điều này phù hợp với đặc điểm riêng của mỗi nền kinh tế.

2.2. Ý nghĩa của IFRS?

Tương tự như IAS, IFRS là bộ chuẩn mực được thiết lập nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong việc lập báo cáo tài chính một cách thuận lợi hơn. Từ năm 2001, chuẩn mực IAS dần chuyển thành IFRS nhằm tạo ra một ngôn ngữ kế toán chung được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp trên toàn cầu giúp tạo sự nhất quán, minh bạch và các quốc gia khác nhau có thể so sánh báo cáo tài chính.

IFRS cung cấp hướng dẫn chi tiết về việc định khoản kế toán và phương pháp thích hợp để báo cáo các tài khoản đó. Điều này giúp xác định rõ những tác động tài chính của từng loại giao dịch. Các tiêu chuẩn này đảm bảo tính nhất quán và đáng tin cậy trong báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau. Hiện nay, IFRS được sử dụng như một chuẩn mực chung mà hầu hết các doanh nghiệp tham khảo cho hoạt động kinh doanh của họ.

Bộ chuẩn mực IFRS gồm tổng cộng 17 chuẩn mực, và hiện có 16 chuẩn mực đang được áp dụng và lưu hành theo hướng dẫn của IASB, bao gồm: IFRS 1, IFRS 2, IFRS 3, IFRS 5, IFRS 6, IFRS 7, IFRS 8, IFRS 9, IFRS 10, IFRS 11, IFRS 12, IFRS 13, IFRS 14, IFRS 15, IFRS 16, IFRS 17. Trong đó chuẩn mực IFRS 17 được thay thế cho IFRS 4.

>> Xem thêm: Giới Thiệu Về Môn Học ACCA FM online Tại SAPP Academy

3. Các điểm khác biệt giữa chuẩn mực IAS và IFRS

IAS là gì

Các điểm khác biệt giữa chuẩn mực IAS và IFRS

 

Nội dung

IAS

IFRS

Tên đầy đủ

Chuẩn mực Kế toán Quốc tế 

Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế 

Tên Tiếng Anh

International Accounting Standards

International Financial Reporting Standards

Năm phát hành

Các chuẩn mực ra đời từ năm 1973 - 2001

Ra đời sau năm 2001

Tổ chức ban hành

IASC - Ủy ban Chuẩn mực Kế toán Quốc tế 

IASB - Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế 

Quy tắc ghi nhận tài sản dài hạn

IAS không có quy tắc liên quan đến các tài sản dài hạn để bán

Tuy nhiên, IFRS mới đã bổ sung các quy tắc liên quan đến xác định, đo lường, trình bày và công bố tất cả các tài sản dài hạn để bán

Số lượng chuẩn mực

(thường xuyên được cập nhật)

IAS có 41 chuẩn mực nhưng dần được cải chính và hiện tại áp dụng chỉ còn 23 chuẩn mực 

IFRS hiện bao gồm 16 chuẩn mực, trong đó chuẩn mực IFRS 17 được thay thế cho IFRS 4

Cải chính

Sau khi cải chính, các nguyên tắc của IAS sẽ bị hủy bỏ

Sau khi cải chính, các nguyên tắc của IAS sẽ được xem xét

4. Vì sao có sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS?

IAS là gì

Vì sao có sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS?

Sự khác biệt giữa nguyên tắc giá gốc và giá trị hợp lý:

  • Trong bối cảnh hiện nay, nguyên tắc giá gốc không còn phù hợp do sự phát triển của các công cụ tài chính phái sinh, công nghệ thông tin và các lĩnh vực giá trị gia tăng. Sự khác biệt giữa giá gốc và giá trị thực tế của tài sản, công nợ ngày càng lớn. IAS tương đối tập trung vào nguyên tắc giá gốc, trong khi IFRS chuyển hướng về nguyên tắc giá trị hợp lý. IFRS giúp thể hiện đúng giá trị hợp lý của tài sản và công nợ, cung cấp sự minh bạch và nhất quán trong báo cáo tài chính;

  • Sự bất cập trong chuyển đổi giữa các chuẩn mực kế toán: Trước đây, mỗi quốc gia có các chuẩn mực kế toán riêng, gây khó khăn khi các công ty hoạt động trên nhiều quốc gia hoặc niêm yết trên thị trường chứng khoán quốc tế. IFRS giúp giải quyết vấn đề này bằng cách tạo ra một chuẩn mực kế toán chung, tiết kiệm nguồn lực và tăng tính minh bạch thông tin;

  • Hướng tới sự hội tụ: IFRS là nỗ lực để đưa các chuẩn mực kế toán của các quốc gia tiến gần nhau và hướng tới sự hội tụ. Trước đây, sự chênh lệch giữa các chuẩn mực tạo ra sự khó khăn trong việc so sánh và hiểu quảng bá về báo cáo tài chính. IFRS mang lại sự đồng nhất và tạo điều kiện cho các chuẩn mực kế toán gặp nhau, hội tụ thành một điểm chung.

IFRS đóng vai trò quan trọng trong việc xóa bỏ chênh lệch giữa các chuẩn mực kế toán trước đây và đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. Trong thời kỳ hội nhập như hiện nay, IFRS mang một tầm quan trọng to lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển và sự hiểu biết về kế toán trên phạm vi quốc tế.

>> Xem thêm: Kế Toán Là Gì? Công Việc Và Các Chứng Chỉ Cần Thiết

5. Học ACCA có cần học IFRS không? 

IAS là gì?

Học ACCA có cần học IFRS không

Trong Khóa học ACCA online, việc học IFRS là rất quan trọng và được coi là một phần không thể thiếu, IFRS là một bộ quy tắc kế toán quốc tế được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu để đảm bảo tính nhất quán và khả năng so sánh của báo cáo tài chính giữa các công ty và quốc gia khác nhau. Học viên ACCA cần hiểu và áp dụng IFRS trong việc phân tích và báo cáo tài chính, cũng như trong các khía cạnh kế toán khác như kiểm toán, quản lý tài chính và tư vấn.

IFRS không chỉ là một phần của khóa học ACCA, mà còn là một phần quan trọng trong sự nghiệp kế toán và tài chính toàn cầu. Hiểu rõ và có kiến thức về IFRS sẽ giúp bạn có cơ hội làm việc trong môi trường kế toán quốc tế và tạo ra giá trị cho doanh nghiệp hoặc tổ chức mà bạn làm việc. 

SAPP Academy cung cấp khóa học ACCA với mục tiêu đào tạo chuyên sâu về kế toán và tài chính. Khóa học này bao gồm việc học về IFRS, hệ thống các chuẩn mực quốc tế về báo cáo tài chính. Học viên sẽ được hướng dẫn chi tiết về cách áp dụng IFRS trong việc xác định, đo lường, trình bày và công bố các thông tin tài chính của doanh nghiệp. Điều này giúp họ nắm vững các nguyên tắc và quy định liên quan đến chuẩn mực này, từ đó nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và so sánh báo cáo tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tạm kết

IAS là gì?

Với khóa học ACCA tại Sapp Academy, bạn sẽ không chỉ hiểu rõ về IAS là gì? mà còn có khả năng phân biệt giữa hai chuẩn mực này. Khóa học sẽ giúp bạn nắm vững các nguyên tắc và quy định của IFRS, từ đó áp dụng chính xác vào công việc kế toán và báo cáo tài chính. Với kiến thức về IFRS, bạn có thể tạo ra báo cáo tài chính minh bạch, nhất quán và đáng tin cậy, đồng thời nắm vững cách đo lường, trình bày và công bố các tài sản dài hạn. Hãy tham gia khóa học ACCA tại Sapp Academy để trở thành một chuyên gia kế toán và tài chính đáng tin cậy, sẵn sàng đối mặt với thách thức của môi trường kinh doanh quốc tế.

CẬP NHẬT MỚI NHẤT

TIN TỨC LIÊN QUAN

logo logo

Công Ty Cổ Phần Giáo Dục SAPP

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0107516887

Ngày cấp: 26/07/2016.

Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố HN

Địa chỉ: Số 20B, Ngõ 37, Phố Đại Đồng, Phường Thanh Trì, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

Cơ sở 1: Tầng 8, Tòa nhà Đức Đại, số 54 Lê Thanh Nghị, quận Hai Bà Trưng Hà Nội.

Cơ sở 2: Tầng 2A, Tòa 27A2, chung cư Green Stars, số 234 Phạm Văn Đồng, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm.

Cơ sở 3: Lầu 1, số 2A Lương Hữu Khánh, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1

0889 66 22 76 support@sapp.edu.vn Liên hệ hợp tác: marketing@sapp.edu.vn
DMCA.com Protection Status
CFA Institute does not endorse, promote, or warrant the accuracy or quality of the products or services offered by SAPP Academy. CFA®, Chartered Financial Analyst®, CFA Society® are trademarks owned by CFA Institute.
© 2021 Sapp.edu.vn. All Rights Reserved. Design web and SEO by
FAGO AGENCY