IFRS27/08/2024

IFRS là gì? Tầm quan trọng của IFRS hiện nay

 

IFRS là gì SAPP.edu.vn

IFRS là gì? IFRS nghĩa là gì? Tại sao dân trong ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế ai cũng nên thuộc lòng về các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) này. Và các chuẩn mực này có tầm quan trọng như thế nào? Cùng SAPP Academy tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

Mục lục

1. Giải mã IFRS là gì?

2. Tầm quan trọng của IFRS hiện nay.

3. Vì sao có sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS?

3.1. Nguyên tắc giá gốc không còn phù hợp.

3.2. Sự bất cập trong việc chuyển đổi giữa chuẩn mực của từng quốc gia và IAS.

3.3. IFRS là nỗ lực thay đổi từ hòa hợp sang hội tụ.

 

1. Giải mã IFRS là gì?

IFRS (International Financial Reporting Standards) được gọi là các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế gồm các chuẩn mực kế toán được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (International Accounting Standards Board – IASB) với mục tiêu đặt ra các quy tắc chung để báo cáo tài chính có thể thống nhất, minh bạchcó thể so sánh trên toàn thế giới.

IFRS xác định cách các công ty duy trì và báo cáo tài khoản của họ, xác định các loại giao dịch và sự kiện khác có tác động tài chính. Các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được thành lập để tạo ra ngôn ngữ kế toán chung, để các doanh nghiệp và báo cáo tài chính của họ có thể thống nhất và đáng tin cậy từ công ty này sang công ty khác, quốc gia này sang quốc gia khác.

IFRS là gì SAPP.edu.vn

 

IFRS là gì?

2. Tầm quan trọng của IFRS hiện nay

Các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế – IFRS có tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế sâu rộng.

  • Tạo ra ngôn ngữ kế toán chung khuôn khổ quốc tế để lập, trình bày báo cáo tài chính một cách thống nhất, đáng tin cậy trên toàn thế giới;
  • Giúp mọi doanh nghiệp, tổ chức, nhà đầu tư, kiểm toán viên và kế toán viên trên thế giới có thể hiểu, sử dụng và có cái nhìn toàn cảnh về tài chính doanh nghiệp, tổ chức;
  • Giúp phản ánh hợp lý giá trị của tổ chức và doanh nghiệp, hơn so với chuẩn mực kế toán riêng của mỗi quốc gia như Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) của Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế cũ như IAS (1973 – 2000);
  • Tiết kiệm chi phí chuyển đổi báo cáo tài chính cho các công ty, doanh nghiệp có chi nhánh ở nhiều quốc gia. Nhờ việc tuân thủ theo các chuẩn mực của IFRS, tổ chức và doanh nghiệp có thể đơn giản hóa được các thủ tục kế toán bằng một loại ngôn ngữ chung.
  • Có nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu bắt buộc hoặc dự kiến chuyển sang chuẩn mực quốc tế IFRS. Năm 2016, có tới hơn 100 quốc gia yêu cầu áp dụng hoặc cho phép sử dụng các Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS). Tính đến tháng 4/2018, theo IFRS.org, có tới 144/166 quốc gia khảo sát (chiếm 87%) đã bắt buộc dùng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS. Phần lớn trong 22 quốc gia còn lại đang trong lộ trình triển khai hoặc đã cho phép áp dụng IFRS.
  • Theo xu hướng, Việt Nam sẽ tiến tới năm 2020 áp dụng 20 chuẩn mực IFRS đơn giản và từ sau năm 2025 áp dụng IFRS tại Việt Nam dựa theo định hướng của Bộ Tài Chính.

Trước tầm quan trọng này, không chỉ kế toán viên và kiểm toán viên mong muốn làm việc tại các công ty đa quốc gia cần phải hiểu IFRS là gì mà tất cả những người muốn làm việc tại lĩnh vực Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế tại Việt Nam đều cần nắm được IFRS nghĩa là gì để bắt kịp xu hướng chuyển đổi từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS theo Bộ Tài Chính.

Tìm hiểu về khóa học CertIFR - Lập Báo cáo tài chính chuẩn IFRS 

IFRS là gì SAPP.edu.vn

Tầm quan trọng của IFRS hiện nay

 

3. Vì sao có sự chuyển đổi từ IAS sang IFRS?

Trước đây đã có chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) nhưng tại sao lại có sự chuyển đổi sang IFRS. Giải thích cho điều này có 3 nguyên nhân như sau:

 

3.1. Nguyên tắc giá gốc đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại

Thật vậy, IAS chủ yếu mang tính nguyên tắc giá gốc. Trong khi đó, IFRS nghiêng về nguyên tắc giá trị hợp lý.

Hiện nay, các công cụ tài chính đặc biệt là công cụ phái sinh, công nghệ thông tin biến đổi từng giây từng phút và việc đầu tư vào các lĩnh vực giá trị gia tăng … ngày càng nhiều. Điều này khiến cho sự khác biệt giữa giá gốc và giá trị thực tế của tài sản, công nợ ngày càng xa. Do đó, nguyên tắc giá gốc đã không còn phù hợp trong bối cảnh hiện tại.

Dẫu cho IAS cũng có nguyên tắc giá trị hợp lý tại một số chuẩn mực. Nhưng, những điều này được đánh giá là chưa đủ, không giải quyết được nhiều vấn đề, khó tư duy và đồng bộ.

Do đó, các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) ra đời như một tất yếu để giúp thể hiện đúng giá trị hợp lý của tài sản, công nợ.

 

3.2. Sự bất cập trong việc chuyển đổi giữa chuẩn mực kế toán của từng quốc gia và IAS

Trước đây, mặc dù có IAS nhưng các quốc gia đều có chuẩn mực kế toán riêng cần phải tuân thủ. Điều này tạo ra một bất cập không hề nhỏ đối với các công ty hoạt động trên nhiều quốc gia hay trong trường hợp công ty thành lập tại một nước nhưng niêm yết trên thị trường chứng khoán ở một quốc gia khác.

IFRS-la-gi-SAPP.edu.vn-3

Bật cập khi chuyển đổi giữa chuẩn mực kế toán của từng quốc gia và IAS

Ví dụ:

Công ty A được thành lập ở EU, lập báo cáo tài chính tuân theo IAS. Tuy nhiên, công ty A niêm yết trên thị trường chứng khoán của Mỹ. Điều này khiến, công ty A phải chuyển đổi báo cáo tài chính của mình theo chuẩn mực kế toán của Mỹ. Chênh lệch và khác biệt giữa hai chuẩn mực kế toán này khiến công ty A tốn nhiều thời gian và chi phí để chuyển đổi báo cáo tài chính.

Hay các công ty đa quốc gia có công ty mẹ đặt ở một nước và các công ty con nằm ở quốc gia khác. Việc làm báo cáo tài chính hợp nhất theo chuẩn mực kế toán tại quốc gia của công ty mẹ sẽ gặp nhiều khó khăn vì mỗi công ty con nằm tại quốc gia khác với công ty mẹ có những chuẩn mực kế toán khác nhau.

Vì vậy, việc chuyển sang một chuẩn mực chung như IFRS là hết sức cần thiết để tiết kiệm nguồn lực của xã hội và giúp tăng tính minh bạch thông tin.

 

3.3. IFRS là nỗ lực thay đổi từ hòa hợp sang hướng hội tụ

Thật vậy, trước đây, những người làm trong ngành Kế toán – Kiểm toán – Tài chính – Thuế sẽ thường nói đến việc làm cách nào để chuẩn mực kế toán của nước này có thể hòa hợp với nước khác. Điều này có nghĩa là các chuẩn mực có nhiều khác biệt và chúng ta đang hướng tới sự dung hòa.

Trong khi đó, IFRS ra đời chính là nỗ lực để giúp các chuẩn mực kế toán của các nước có thể tiến gần đến nhau hơn. Và trong tương lai, các chuẩn mực kế toán có thể gặp nhau, hội tụ một điểm.

Tóm lại, IFRS được hiểu là các chuẩn mực kế toán trong lập báo cáo tài chính được sử dụng chung cho nhiều quốc gia trên thế giới để xóa bỏ rào cản chênh lệch các chuẩn mực kế toán trước đây, hỗ trợ cho sự minh bạch, đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. Và IFRS có một tầm quan trọng to lớn trong thời kỳ hội nhập như hiện nay.

Hy vọng rằng thông qua những giải đáp của chúng tôi về IFRS là gì và tầm quan trọng của IFRS hiện nay sẽ trả lời được cho băn khoăn thắc mắc của bạn. Hẹn gặp lại trong những bài viết tiếp theo.

Tìm hiểu về khóa học CertIFR - Lập Báo cáo tài chính chuẩn IFRS 

Xem thêm >>>

—————————————————————

TẢI NGAY TỪ ĐIỂN 300 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TRONG IFRS TẠI ĐÂY!

Từ điển IFRS dành cho Kế toán viên-1

 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Kế toán trưởng muốn mức lương 80.000.000 VNĐ cần gì? Có cần IFRS không?

Mức lương 80.000.000 VNĐ là con số không hề nhỏ và là niềm mơ ước...

Kinh nghiệm thi đỗ chứng chỉ CertIFR với một lần thi duy nhất

Chứng chỉ CertIFR  là Certificate in International Financial Reporting do ACCA và VACPA cấp về...

Mức Lương Trung Bình Của Nhân Sự Kế Toán Tài Chính Am Hiểu IFRS

Mức lương trung bình dành cho nhân sự ngành Kế toán Tài chính am hiểu...

Hybrid Learning Là Gì? Khám Phá Hình Thức Học Tập Giúp Nâng Cao Hiệu Quả Ôn Luyện CertIFR Và DipIFR

1. Phương pháp Hybrid Learning là gì? Hybrid Learning (học tập kết hợp) là mô...

Trước 2025, Nhân Sự Kế Toán Tại Các Doanh Nghiệp FDI Cần Chuẩn Bị Gì Để “Đón Sóng” Chuyển Đổi Sang IFRS?

Việc chuyển đổi từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo...

Đến 2025, Số Phận Doanh Nghiệp Không Cần Áp Dụng IFRS Sẽ Như Thế Nào?

Dựa theo đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam, năm 2025 tới đây một...

SO SÁNH IFRS 15 VÀ VAS 14 – THÔNG TIN BỔ ÍCH KHÔNG NÊN BỎ LỠ

Trên thế giới, chúng ta có IFRS 15 “Doanh thu từ các hợp đồng với...

So Sánh IAS 37 Và VAS 18 Về Ghi Nhận Các Khoản Dự Phòng

Việt Nam gần đây đã tham gia vào hàng loạt các Hiệp định Quốc tế,...