IFRS20/06/2024

Kế Toán Tổng Hợp Sở Hữu Lợi Thế Gì Khi Có Chứng Chỉ CertIFR về IFRS?

Kế toán tổng hợp có nên học chứng chỉ CertIFR về IFRS không? Học IFRS mang lại những lợi thế gì cho Kế toán tổng hợp? Đây là những câu hỏi, băn khoăn của rất nhiều nhân sự Kế toán tổng hợp khi tìm hiểu về các chứng chỉ hành nghề quốc tế trong lộ trình phát triển sự nghiệp.

Vậy chứng chỉ CertIFR sẽ mang đến cho Kế toán tổng hợp những lợi thế phát triển gì so với các “đồng nghiệp” khác trong ngành? Hãy cùng SAPP Academy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Kế toán tổng hợp là gì? 

Kế toán tổng hợp là một “all-in-one” trong bộ phận kế toán. Người giữ vai trò kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm ghi nhận, đánh giá và thống kê một cách tổng quát các dữ liệu và số liệu trên tài khoản, sổ sách và báo cáo tài chính dựa theo các chỉ tiêu giá trị của doanh nghiệp.

Nói một cách dễ hiểu hơn, kế toán tổng hợp là người chịu trách nhiệm chung từ số liệu chi tiết đến tổng hợp trên sổ kế toán. Chính vì vậy, Kế toán tổng hợp đóng vai trò chủ chốt trong việc giúp doanh nghiệp tổ chức, giải quyết chính xác các vấn đề về tài chính.

2. Kế toán tổng hợp đảm nhiệm những công việc nào? 

Kế toán tổng hợp là một vị trí với khối lượng công việc rất lớn. Công việc chi tiết của Kế toán tổng hợp thường được chia theo ngày – tháng – quý – năm. Trong đó, thời điểm cuối tháng, cuối quý và đặc biệt là cuối năm chính là khoảng thời gian bận rộn nhất của nhân sự kế toán tổng hợp nói riêng và nhân sự kế toán nói chung.

Công việc chính điển hình của một Kế toán tổng hợp trong doanh nghiệp thường bao gồm:

2.1. Công việc hàng ngày

  • Lập các phiếu thu, chi, xuất/nhập kho, xuất/nhập hàng hóa, hóa đơn bán hàng,… tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ;

  • Kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ kế toán, thu thập, xử lý và tổng hợp các dữ liệu về kế toán trên các chứng từ kế toán phát sinh trong ngày và đưa vào sổ sách kế toán để kiểm kê hàng hóa và khớp quỹ cuối ngày.

2.2. Công việc theo tháng

  • Theo dõi công nợ với khách hàng, nhà cung cấp;

  • Hóa đơn đầu ra phát sinh tháng nào cần kê luôn vào tháng đó;

  • Lập các tờ khai thuế GTGT, TNCN, TNDN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và các loại thuế khác (nếu doanh nghiệp phải nộp báo cáo theo tháng);

  • Lập bảng tính lương, bảng lương làm thêm giờ, bảo hiểm, các khoản lương thưởng, phụ cấp khác để chi trả cho người lao động;

  • Tính lại trị giá hàng tồn kho, giá vốn hàng bán, khấu hao tài sản cố định, phân bổ công cụ dụng cụ,…

2.3. Công việc theo tháng, quý

  • Kê các hóa đơn đầu ra phát sinh trong tháng, quý;

  • Lập các tờ khai thuế (thuế VAT, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp,…);

  • Lập báo cáo các loại thuế và báo cáo sử dụng hóa đơn;

  • Theo dõi và rà soát công nợ của doanh nghiệp, lập biên bản đối chiếu công nợ;

  • Tính toán trị giá hàng tồn kho và giá vốn hàng bán, khấu hao tài sản cố định;

  • Lập bảng cân đối kế toán cuối tháng, quý;

  • Lập bảng tính lương, bảng lương làm thêm giờ, bảo hiểm, các khoản lương thưởng, phụ cấp khác để chi trả cho người lao động.

2.4. Công việc cuối năm

Khoảng thời gian cuối năm đối với kế toán tổng hợp rất bận rộn và vất vả với hàng loạt công việc liên quan đến hoàn thiện sổ sách, báo cáo như:

  • Kiểm kê, đối chiếu sổ quỹ, sổ tổng hợp với thực tế quỹ, kiểm kê kho hàng và tài sản;

  • Kiểm tra lại chứng từ kế toán, hóa đơn, hạch toán hết các hóa đơn VAT bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp trong năm;

  • Lập báo cáo tài chính năm gồm: Bảng cân đối kế toán cuối năm, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp), thuyết minh báo cáo tài chính,…;

  • Đối chiếu công nợ;

  • Chuẩn bị kê khai, nộp thuế môn bài đầu năm;

  • Nộp tờ khai thuế, tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp;

  • Nộp báo cáo tài chính, tờ khai thuế của năm trước liền kề;

  • Kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

3. Những yêu cầu công việc đối với vị trí Kế toán tổng hợp

Ở bất kỳ công việc nào cũng mở ra cho bạn rất nhiều cơ hội và tồn tại những khó khăn, thách thức riêng và vị trí Kế toán tổng hợp cũng không phải là ngoại lệ. Để trở thành một kế toán tổng hợp giỏi và có cơ hội thăng tiến lên vị trí Kế toán trưởng, bạn cần trang bị cho những mình đầy đủ kiến thức chuyên môn và thường xuyên trau dồi các kỹ năng để đáp ứng được yêu cầu khắt khe của công việc, cụ thể như sau:

3.1. Yêu cầu về trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn

Là một trong những vị trí quan trọng liên quan đến tài chính doanh nghiệp nên các yêu cầu về mặt trình độ học vấn, chuyên môn của Kế toán tổng hợp cũng khắt khe hơn vị trí Kế toán viên.

Các nhà tuyển dụng thường đưa ra những yêu cầu về trình độ học vấn, kiến thức chuyên môn cho vị trí Kế toán tổng hợp như sau:

  • Tốt nghiệp đại học trở lên ở các chuyên ngành về kế toán, kiểm toán, tài chính;

  • Đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành kế toán tối thiểu 3 năm;

  • Sử dụng máy tính và thành thạo các phần mềm chuyên dụng để tối ưu hiệu quả công việc:

     + Biết sử dụng các công cụ như Excel, Word, PowerPoint là điều kiện tối thiểu để có thể làm việc, đảm bảo hiệu suất công việc hằng ngày;

    + Biết thao tác các phần mềm kế toán mà công ty cung cấp, nhằm hỗ trợ việc quản lý và sắp xếp công việc.

  • Thành thạo các ngôn ngữ nước ngoài như: tiếng Anh, tiếng Trung,…

3.2. Yêu cầu về kỹ năng nghiệp vụ

  • Nắm vững tất cả những kiến thức liên quan đến chuyên môn ngành nghề nguyên lý kế toán, có thể đảm nhiệm toàn bộ những công việc liên quan đến tài chính của doanh nghiệp;

  • Nắm vững những nguyên tắc kết chuyển tiền lương, phí bảo hiểm và các khoản phúc lợi cho doanh nghiệp;

  • Liên tục cập nhật những chính sách thuế, chế độ kế toán mới nhất cho doanh nghiệp;

  • Đảm bảo phương pháp làm việc khoa học, chặt chẽ, luôn có trách nhiệm hoàn thành tốt những công việc được giao;

  • Kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt để có thể trao đổi với nhiều bộ phận khác trong doanh nghiệp, phát huy tối đa hiệu quả công việc;

  • Kỹ năng sắp xếp và quản lý thời gian: Việc bố trí thời gian hợp lý sẽ giúp bạn nâng cao hiệu suất làm việc, tránh sự quá tải trong công việc, đảm bảo hoàn thành các nhiệm vụ theo đúng tiến độ. Đặc biệt, kế toán tổng hợp cần phải nhớ chính xác về các mốc thời gian, lịch hẹn nộp giấy tờ, báo cáo thuế cho cơ quan Nhà nước,…

3.3. Yêu cầu về phẩm chất nghề nghiệp

  • Trung thực, cẩn thận và tỉ mỉ là những phẩm chất bắt buộc phải có ở vị trí kế toán tổng hợp. Bởi kế toán là bộ phận mấu chốt liên quan đến tài chính của cả doanh nghiệp. Do đó, chỉ cần một chút bất cẩn, sai sót trong cách tính toán, ghi chép có thể dẫn tới những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thiệt hại về mặt tài chính, gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp.

  • Có khả năng chịu được áp lực cao trong công việc: Kế toán tổng hợp phải làm việc liên tục, giải quyết các vấn đề liên quan đến số liệu, giấy tờ, sổ sách, tiền nong, tài chính, làm báo cáo…trong suốt thời gian dài. Do đó để đảm nhận được vị trí này, bạn cần rèn luyện cho bản thân khả năng chịu áp lực cao trong công việc cùng với sự tập trung cao độ để có thể hoàn thành tốt các đầu việc;

  • Khả năng quan sát, phân tích, tổng hợp: Như bạn đã biết, công việc mà kế toán phải làm khá nhiều: thu thập chứng từ, ghi sổ và lên báo cáo… Những công việc này đòi hỏi khả năng quan sát để phản ứng kịp thời với những sự việc phát sinh, từ đó phân tích, tổng hợp chúng một cách hợp lý và khoa học nhất.

4. Kế toán tổng hợp có được những lợi thế gì khi sở hữu chứng chỉ CertIFR? 

4.1. Đem đến kiến thức kiến thức, kỹ năng để áp dụng IFRS ngay vào công việc thực tế

Sau khi hoàn thành khóa học CertIFR về IFRS, kế toán tổng hợp sẽ được củng cố thêm các kiến thức, kỹ năng để áp dụng các chuẩn mực IFRS, cụ thể như sau:

  • Hiểu được cách thức áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) trên toàn cầu;

  • Hiểu được cách thức hoạt động và vai trò của Ủy ban chuẩn mực kế toán (IASB);

  • Thông thạo các yêu cầu cơ bản của IFRS trên cơ sở từng chuẩn mực để lập BCTC theo chuẩn mực BCTC quốc tế;

  • Phân tích được các yêu cầu chính của từng chuẩn mực IFRS cụ thể ở góc độ người lập báo cáo, kiểm toán viên và người sử dụng báo cáo tài chính;

  • Hướng dẫn về nhóm chuẩn mực trình bày doanh thu và lợi nhuận cũng như cách áp dụng;

  • Giúp nắm rõ về Kế toán tài sản và các khoản nợ phải trả;

  • Giúp nắm rõ về lập báo cáo tài chính cho mảng Kế toán tập đoàn chuẩn IFRS;

  • Giúp nắm vững các chuẩn mực để lập thuyết minh Báo cáo tài chính;

  • Giúp kế toán viên biết được khác biệt giữa chuẩn mực VAS hiện hành và chuẩn mực IFRS để không bị nhầm lẫn khi làm việc.

Với các kiến thức, kỹ năng được trang bị khi học CertIFR, Kế toán tổng hợp sẽ hiểu được cách thức áp dụng chuẩn mực IFRS vào thực tế. Từ đó, sử dụng thành thạo, nhuần nhuyễn hơn vào các công việc và nhiệm vụ cần làm của mình.

4.2. Trở thành ứng cử viên tiềm năng cho vị trí Kế toán trưởng khi được đánh giá cao về chuyên môn

Bên cạnh việc đem lại các kiến thức, kỹ năng cho công việc, chứng chỉ CertIFR của ACCA còn giúp Kế toán tổng hợp được đánh giá cao về chuyên môn trong ngành và trở thành ứng cử viên tiềm năng cho chiếc ghế Kế toán trưởng.

Chứng chỉ CertIFR không chỉ thể hiện được việc dẫn đầu xu thế áp dụng, có chuyên môn từ sớm trong khi những người khác bị động, tụt hậu mà còn khẳng định khối lượng kiến thức, kỹ năng và chuyên môn của người kế toán tổng hợp với chứng chỉ danh gia, uy tín và được công nhận trên toàn cầu.

4.3. Mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp tại các môi trường làm việc nước ngoài

Sở hữu chứng chỉ CertIFR trong tay, kế toán tổng hợp đã tự mình mở rộng cơ hội phát triển nghề nghiệp tại các môi trường làm việc khác nhau như: tập đoàn đa quốc gia, doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp, tập đoàn lớn của Việt Nam như: VinGroup, Vinamilk, Hòa Phát…

Ngoài ra, đây cũng là cơ hội quý giá cho những kế toán tổng hợp muốn thử sức làm việc tại môi trường nước ngoài trong các công ty đặt tại các quốc gia đang, sắp và dự định áp dụng IFRS.

4.4. Sở hữu mức lương “khủng” có thể lên tới $1000

Việc cập nhật các kiến thức, kỹ năng về những chuẩn mực IFRS, không chỉ mở ra cơ hội làm việc, gia nhập đội ngũ quản lý tại các doanh nghiệp lớn, kế toán tổng hợp còn có cơ hội sở hữu mức lương khủng đáng mơ ước.

Thật vậy, khi dạo quanh một vòng các website, kênh tuyển dụng lớn như Vietnamwork, Careerbuilder,… nhà tuyển dụng luôn dành sự ưu tiên, sẵn sàng “trả giá cao” để chiêu mộ nhân sự am hiểu IFRS hay có chứng chỉ CertIFR.

Mức lương trung bình của nhân sự dao động từ 15.000.000 VNĐ – 25.000.000 VNĐ tương đương $635 – $1.059.

Mức lương tuyển dụng cho vị trí Kế toán tổng hợp trên trang tuyển dụng, cụ thể:

Tin tuyển dụng vị trí Kế toán tổng hợp với mức lương trên 25.000.000 VNĐ

Tin tuyển dụng vị trí Kế toán tổng hợp với mức lương từ 16.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ

Tin tuyển dụng vị trí Kế toán tổng hợp với mức lương từ 10.000.000 VNĐ – 18.000.000 VNĐ

4.5. Trở thành nhân sự dẫn đầu xu thế am hiểu về IFRS

Với đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam được Bộ tài chính phê duyệt tháng 3/2020, những người kế toán tổng hợp có chứng chỉ CertIFR từ sớm sẽ có thể trở nên nổi bật, đi trước những người khác còn chưa chuẩn bị gì, để đón đầu nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng IFRS trong giai đoạn 2022 – 2025. Sở hữu chứng chỉ từ sớm, bạn có sẽ có nhiều thời gian tích lũy kinh nghiệm làm việc thực tế và có nhiều lợi thế khi ứng tuyển công việc.

Lời kết

Khi đã thật sự tích lũy được một lượng kiến thức về kế toán, tài chính khổng lồ sau khi hoàn thành khóa học và sở hữu CertIFR về IFRS, đồng thời tự tin vào khả năng của mình có thể tham mưu cho giám đốc tài chính và tổng giám đốc cùng các lãnh đạo cấp cao khác, đây chính là thời điểm để Kế toán tổng hợp sẵn sàng cho vị trí Kế toán trưởng, phó phòng kế toán…

Nếu như bạn đang muốn thăng tiến, nâng tầm vị thế của mình trong tương lai, hãy tham khảo ngay khóa học CertIFR về IFRS nhé!

>>> Xem thêm :

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
55% doanh nghiệp sẽ áp dụng các chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS trước năm 2025

Theo Đề án áp dụng các chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế tại...

Trước 2025, Nhân Sự Kế Toán Tại Các Doanh Nghiệp FDI Cần Chuẩn Bị Gì Để “Đón Sóng” Chuyển Đổi Sang IFRS?

Việc chuyển đổi từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo...

Kế toán trưởng muốn mức lương 80.000.000 VNĐ cần gì? Có cần IFRS không?

Mức lương 80.000.000 VNĐ là con số không hề nhỏ và là niềm mơ ước...

Vì Sao Giám Đốc Tài Chính Cần Cập Nhật IFRS? 

Trên tinh thần Quyết định số 345/QĐ-BTC của Bộ Tài Chính, các doanh nghiệp được...

IFRS 15 – REVENUE FROM CONTRACTS WITH CUSTOMERS (DOANH THU TỪ HỢP ĐỒNG KHÁCH HÀNG) LÀ GÌ?

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS 15 là gì mà mọi doanh...

Tin tuyển dụng IFRS tháng 1: Kế toán, Kế toán tổng hợp, Kế toán trưởng,…

Chỉ còn 1 tháng nữa là đến Tết nguyên đán 2021, thị trường tuyển dụng...

Kinh nghiệm thi đỗ chứng chỉ CertIFR với một lần thi duy nhất

Chứng chỉ CertIFR  là Certificate in International Financial Reporting do ACCA và VACPA cấp về...

IFRS 9 – FINANCIAL INSTRUMENTS (CÔNG CỤ TÀI CHÍNH) LÀ GÌ? NỘI DUNG VÀ LƯU Ý

Chuẩn mực IFRS 9 – Financial Instruments (Công cụ tài chính) là gì mà ngân...