“Kế Toán Trưởng Nếu Không Cập Nhật Kiến Thức Về IFRS Sẽ Tự Đào Thải Mình!”
Trước thông tin Quốc Hội chính thức thông qua IFRS năm 2024 và lộ trình Bộ tài chính dự kiến áp dụng chuẩn mực IFRS trong báo cáo tài chính, kế toán viên cần chuẩn bị gì trong năm 2025 để mở rộng cơ hội việc làm tại các công ty FDI? Lắng nghe chia sẻ từ học viên IFRS tại SAPP ngay trong bài viết này!
1. Hành trình nghề nghiệp của kế toán trưởng quyết tâm chinh phục IFRS

Chị Đỗ Thị Kim Tuyết – kế toán trưởng tại một công ty về xuất nhập khẩu nội thất văn phòng tại Việt Nam đã quyết tâm đặt mục tiêu theo đuổi lộ trình IFRS tại SAPP Academy để kịp đón đầu xu hướng chuyển đổi báo cáo tài chính.
Trước đó, chị Tuyết đã có 18 năm công tác trong nhiều vai trò như kế toán trưởng ở các công ty FDI, 5-6 năm làm CEO, mở công ty riêng, làm giám đốc vận hành (COO)…Trong vòng 15-16 năm, đa phần chị đều làm việc cho các công ty FDI. Mục tiêu lâu dài của chị vẫn là trở thành COO vì vị trí này giúp chị thách thức bản thân mỗi ngày và có thể phát huy được hết năng lực.
Dù trong vai trò là kế toán trưởng hay COO thì chị Tuyết đều đánh giá IFRS là kiến thức vô cùng quan trọng và cần cập nhật càng sớm càng tốt. Để đảm nhiệm được vị trí COO, chị đã lên kế hoạch học tập chi tiết để cập nhật về chuyên môn. Theo chị, giám đốc vận hành là người phải quản lý cả kế toán, mua hàng (purchasing), hành chính – nhân sự,… là một vị trí bao quát khá nhiều phần công việc. Do vậy, để quản lý được các phòng ban, đặc biệt là phòng kế toán thì mình phải là người đi đầu cập nhật các kiến thức. Về thông tin áp dụng IFRS bắt buộc, chị thấy mình cần đi trước, nếu quá trễ thì khó quản lý vận hành.
Trong vai trò là COO, khi phỏng vấn các kế toán trưởng khác, chị Tuyết luôn chắc chắn rằng mình phải là người nắm được chuẩn mực thì mới phỏng vấn ứng viên theo kiến thức nền tảng này được.
2. Động lực chinh phục kiến thức IFRS
Yếu tố đầu tiên khiến chị Tuyết quyết định theo học IFRS đó là ngoài công việc là một kế toán trưởng, chị cũng định hướng sẽ quay lại vai trò của giám đốc vận hành (COO) thời gian tới. Ở vai trò của giám đốc vận hành, không những kế toán, hành chính nhân sự mà kể cả mảng tài chính cũng cần giỏi. Chị Tuyết đánh giá IFRS là một phần kiến thức rất quan trọng mà bất kỳ nhân sự Kế toán – Kiểm toán – Tài chính nào cũng nên học, do vậy chị sẽ cần học để bổ sung kiến thức về IFRS nữa.
Công việc COO lúc trước của chị phải quản lý 2 kế toán trưởng nên chị xác định mình phải là master trong công việc, không thì mình không tự tin trong vai trò mình đang đảm nhiệm, quản lý không giỏi, nhân viên sẽ không phục.
Ở vai trò là kế toán trưởng, khi đi phỏng vấn nhiều công ty FDI thì nhà tuyển dụng cũng có hỏi những câu hỏi liên quan tới chuẩn mực IFRS. Do vậy, kiến thức này khá quan trọng nếu kế toán viên muốn làm việc tại các công ty có yếu tố nước ngoài.
Yếu tố thứ 2 thúc đẩy chị Tuyết chinh phục IFRS đó là chuẩn mực này là một kiến thức cần được cập nhật sớm cho kịp lộ trình chuyển đổi của Bộ tài chính. Bởi vậy chị cũng quyết tâm đặt mục tiêu nâng cấp bản thân, sắp xếp thời gian vừa đi học, vừa đi làm, đăng ký học từ sớm để tạo động lực.
3. Lợi ích của IFRS từ góc nhìn kế toán trưởng
Dưới góc nhìn của chị Tuyết, vai trò của kế toán trưởng không chỉ là hạch toán và quản lý các thành viên trong bộ phận mà còn có nhiệm vụ cập nhật các kiến thức mới, quy định mới của nhà nước, của luật thuế, luật kế toán để phổ biến cho đội ngũ của mình. Trong bộ phận tài chính – kế toán, kế toán trưởng cần là người đi đầu và cập nhật đầu tiên.
Chị chia sẻ: “Với luồng thông tin hiện tại, mình thấy Quốc hội đã thống nhất thông qua IFRS tại Việt Nam và từ năm 2020 bộ tài chính cũng có định hướng sẽ áp dụng IFRS tại Việt Nam, như vậy cần tranh thủ cập nhật kiến thức IFRS bắt nhịp với yêu cầu của thị trường trước khi IFRS chính thức được áp dụng tại Việt Nam. Do vậy, trong năm 2024 mình đã lựa chọn bắt đầu lộ trình cập nhật IFRS tại SAPP Academy”.
Ở vai trò của người leader tại các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nằm trong diện bắt buộc hợp nhất báo cáo tài chính theo IFRS mà không hướng dẫn được cho các bạn nhân viên của mình, không thể check đúng sai và truyền đạt được thì bản thân kế toán trưởng sẽ không thể tự tin trong việc dẫn dắt tốt được đội ngũ.
Kế toán trưởng không thường xuyên cập nhật các kiến thức mới sẽ rất dễ bị “bỏ lại phía sau” bởi các nhân sự trẻ tuổi – thế hệ được hỗ trợ tốt hơn về mọi thứ như điều kiện học tập các chứng chỉ quốc tế, ngoại ngữ (tiếng Anh) và công nghệ,….Chị Tuyết nhấn mạnh: “Kế toán trưởng thường là thế hệ nhân sự già hơn, nếu không nhanh chóng học thêm các kiến thức chuyên môn mới thì đương nhiên sẽ đánh mất giá trị bản thân mình dần đi và cũng bị đào thải”.
Với các kế toán viên có mong muốn làm việc tại các công ty FDI thì việc hiểu biết về IFRS là rất quan trọng vì đây là những doanh nghiệp sẽ dẫn đầu chuyển đổi chuẩn mực BCTC. Do vậy trong các vòng tuyển dụng, họ sẽ đặt nhiều câu hỏi về IFRS. Kế toán viên mà trượt từ vòng phỏng vấn do chưa trang bị kiến thức IFRS thì rất đáng tiếc. Chị Tuyết chia sẻ: “Bản thân mình thấy đằng nào cũng phải học, cũng phải làm, cái gì đi trước cũng tốt hơn, và việc học thêm một chứng chỉ IFRS sẽ giúp mình gia tăng lợi thế cạnh tranh đối với cả trong và ngoài doanh nghiệp”.
4. Lộ trình IFRS – Lựa chọn hoàn hảo để trang bị kiến thức về IFRS trong năm 2025

Về lý do lựa chọn lộ trình IFRS tại SAPP, chị Tuyết cho rằng học riêng CertIFR hay DipIFR thì bản thân sẽ không có được kiến thức tổng quát về chuẩn mực. Nếu chỉ học CertIFR thì đó mới chỉ là tầm nhìn ngắn hạn cho công việc cần làm trước mắt. CertIFR chỉ giải quyết được câu chuyện biết cơ bản về chuẩn mực, còn áp dụng thế nào để phù hợp với doanh nghiệp của mình thì cần học thêm DipIFR. Nhìn về lâu dài thì ở vai trò kế toán trưởng sẽ cần hiểu biết kiến thức tổng quát của chuẩn mực từ lý thuyết đến thực hành áp dụng. Khi đã có đầy đủ kiến thức rồi nhảy việc sẽ bớt lo lắng rằng các kiến thức lẻ không đủ để đáp ứng yêu cầu công ty mới.
Theo quan điểm của chị Tuyết, IFRS là chuẩn mực rất mới, phải học hết để nắm được tất tần tật sau đó chuẩn mực nào được áp dụng nhiều nhất trong doanh nghiệp thì tập trung sau, cách đó hiệu quả nhất hơn so với việc học lẻ từng cấp độ trong lộ trình.
Chị Tuyết chia sẻ: “Mình vẫn ủng hộ phải đi học nguyên tắc trước rồi mới vào chi tiết. CertIFR là khoá học triển khai sâu hơn từ CertIFR nên mình sẽ đi đúng lộ trình, nếu không có CertIFR thì sẽ không hiểu lý thuyết, công thức, bài tập, khó có thể làm bài tập trơn tru. Khi có CertIFR chuẩn chỉnh thì bắt đầu CertIFR sẽ dễ dàng hơn”. Để có được chứng chỉ CertIFR rất dễ, nhưng mục tiêu của chị là có kiến thức để học sang DipIFR.
TRỞ THÀNH KẾ TOÁN TRƯỞNG HÀNG TRĂM DOANH NGHIỆP KHAO KHÁT SỞ HỮU NĂM 2025 VỚI LỘ TRÌNH IFRS TẠI SAPP ACADEMY
- Thời gian hoàn thành khóa học ngắn trong 6 tháng
- Đa dạng hình thức học tập, phù hợp với người đi làm bận rộn
- Học tập với 100% giảng viên là ACCA Member, là quản lý cấp cao của nhiều doanh nghiệp lớn với nhiều năm triển khai IFRS trong công ty
- Chương trình đào tạo bám sát đề cương của ACCA
- Tài liệu được xây dựng dựa trên khung thiết kế giáo dục quốc tế UDL giúp người học tăng khả năng ghi nhớ và tiếp thu kiến thức
- Tặng MIỄN PHÍ học phần chuyển đổi từ VAS-IFRS
- Cam kết đầu ra bằng văn bản
- Nhiều chính sách học phí hấp dẫn, trả góp học phí 0% lãi suất khi đăng ký lộ trình
NHẬN ƯU ĐÃI HẤP DẪN TỚI 30% KHI ĐĂNG KÝ LỘ TRÌNH IFRS CỦA SAPP ACADEMY
Xem thêm: