IFRS27/08/2024

Lợi ích của chứng chỉ CertIFR đối với dân kế toán

Chứng chỉ CertIFR có nghĩa là Certificate in International Financial Reporting do ACCA và VACPA cấp về Lập báo cáo tài chính quốc tế, chỉ cần thi 1 lần với 1 bài thi duy nhất, hình thức thi Online ngay tại nhà. Vậy lợi ích của chứng chỉ CertIFR đối với dân kế toán như thế nào? Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không trang bị cho mình chứng chỉ này ngay từ bây giờ? Cùng tìm hiểu dưới đây!

Lợi ích của chứng chỉ CertIFR đối với dân kế toán

1. Mang lại kiến thức, kỹ năng để áp dụng IFRS ngay vào công việc thực tế

IFRS là gì? IFRS là International Financial Reporting Standards, nghĩa là Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được ban hành bởi Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) với mục tiêu tạo ra ngôn ngữ kế toán chung trong khuôn khổ lập báo cáo tài chính quốc tế.

Gần đây, vào ngày 16/03/2020, “Đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam” được Bộ trưởng Bộ tài chính phê duyệt, khẳng định việc áp dụng IFRS tại Việt Nam và chuyển đổi từ VAS sang IFRS theo lộ trình từ 2019 đến sau 2025. Do đó, người làm nghề kế toán cần phải cập nhật kiến thức IFRS để bắt kịp xu hướng chuyển đổi mới, nếu không muốn bị tụt lại phía sau, không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Thấu hiểu tính cấp thiết này, một trong những lợi ích hàng đầu của chứng chỉ CertIFR chính là mang lại kiến thức, kỹ năng để áp dụng các chuẩn mực IFRS ngay vào công việc thực tế cho kế toán viên:

  • Hướng dẫn về nhóm chuẩn mực trình bày doanh thu và lợi nhuận cũng như cách áp dụng.
  • Giúp nắm rõ về Kế toán tài sản và các khoản nợ phải trả.
  • Giúp nắm rõ về lập báo cáo tài chính cho mảng Kế toán tập đoàn chuẩn IFRS.
  • Giúp nắm vững các chuẩn mực để lập thuyết minh Báo cáo tài chính.
  • Giúp kế toán viên biết được khác biệt giữa chuẩn mực VAS hiện hành và chuẩn mực IFRS để không bị nhầm lẫn khi làm việc.

Với kiến thức được trang bị khi học CertIFR, người kế toán sẽ hiểu được cách thức áp dụng chuẩn mực IFRS và thực hành nhuần nhuyễn hơn vào các công việc và nhiệm vụ cần làm của mình.

Lợi ích của chứng chỉ CertIFR đối với dân kế toán

Chứng chỉ CertIFR giúp mang lại kỹ năng, kiến thức về IFRS cho dân kế toán

2. Giúp người kế toán được đánh giá cao về chuyên môn trong ngành

Ngoài đem lại kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết cho công việc kế toán, chứng chỉ CertIFR còn giúp người kế toán được đánh giá cao về chuyên môn trong ngành. Thời gian áp dụng IFRS tự nguyện chỉ còn 2 năm (2022 áp dụng) cũng như thời điểm áp dụng bắt buộc chỉ còn 5 năm (2025 áp dụng). Vì vậy việc có chứng chỉ sớm thể hiện việc bắt kịp xu hướng, có kiến thức ngay trong giai đoạn chuẩn bị, đem tới cơ hội áp dụng nhuần nhuyễn kiến thức IFRS trong tương lai.

Chứng chỉ này không chỉ thể hiện được việc dẫn đầu xu thế áp dụng, có chuyên môn từ sớm trong khi người khác bị động mà còn khẳng định được kiến thức, kỹ năng và chuyên môn của người kế toán với chứng chỉ uy tín, được công nhận toàn cầu.

3. Cơ hội chuyển đổi công việc sang môi trường tốt hơn

Khi áp dụng chuyển đổi VAS sang IFRS, dù ở giai đoạn nào, người kế toán có chứng chỉ CertIFR ngay từ sớm đều có lợi thế chuyển đổi công việc sang môi trường tốt hơn. Cụ thể:

Lợi ích của chứng chỉ CertIFR đối với dân kế toán

Chứng chỉ CertIFR giúp bạn có cơ hội làm việc ở môi trường tốt hơn ở mọi giai đoạn chuyển đổi

3.1. Giai đoạn chuẩn bị áp dụng IFRS (2019 – 2021)

Đây là giai đoạn cả người kế toán và Bộ tài chính chuẩn bị mọi thứ cho quá trình chuyển đổi từ VAS sang IFRS và chuyển sang bộ chuẩn mực VFRS mới phù hợp với IFRS. Nếu sở hữu chứng chỉ CertIFR từ sớm ngay trong giai đoạn này, bạn sẽ:

  • Có cơ hội nhận job từ các công ty có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam hoặc các công ty quốc tế

Thật vậy, theo IFRS.org, tính đến tháng 4 của năm 2018, trong 166 quốc gia khảo sát, có tới 144 quốc gia (chiếm 87%) đã bắt buộc dùng chuẩn mực IFRS. Phần lớn trong danh sách 22 quốc gia còn lại cũng đang trong lộ trình triển khai áp dụng hoặc đã cho phép áp dụng chuẩn mực IFRS để lập báo cáo tài chính.

Như vậy, kế toán viên có chứng chỉ CertIFR không chỉ có tiềm năng làm việc ngay trong các công ty có đối tác là công ty nước ngoài ở các nước áp dụng IFRS mà còn có cơ hội làm trong các doanh nghiệp nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam, cần chuyển đổi báo cáo tài chính từ VAS sang IFRS để báo cáo cho công ty mẹ ở quốc gia áp dụng chuẩn mực này. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội màu mỡ cho những người kế toán muốn thử sức làm việc tại nước ngoài trong các công ty đặt tại các quốc gia đang, sắp và dự định áp dụng IFRS.

  • Trở nên nổi bật trên thị trường lao động

Do đề án áp dụng IFRS tại Việt Nam được Bộ tài chính phê duyệt tháng 3/2020, những người kế toán viên có chứng chỉ CertIFR từ sớm sẽ có thể trở nên nổi bật, đi trước những người khác còn chưa chuẩn bị gì, để đón đầu nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tự nguyện áp dụng IFRS trong giai đoạn 2022 – 2025. Cũng như, có chứng chỉ từ sớm, bạn sẽ có nhiều thời gian tích lũy kinh nghiệm, có nhiều lợi thế khi ứng tuyển công việc.

3.2. Giai đoạn tự nguyện áp dụng (2022 – 2025)

Các nhóm doanh nghiệp được Bộ tài chính đưa vào danh sách có thể tự nguyện áp dụng IFRS đều có nguồn lực, môi trường làm việc tốt và cần nhân lực có chuyên môn. Vì vậy, kế toán viên sở hữu chứng chỉ CertIFR như một “bảo chứng vàng” về khả năng và kỹ năng nghề nghiệp, để có thể dễ dàng chuyển đổi công việc sang các công ty này trong giai đoạn khát nhân lực.

Lợi ích của chứng chỉ CertIFR đối với dân kế toántrong giai đoạn 2022 – 2025

Các nhóm doanh nghiệp thuộc danh sách có thể tự nguyện áp dụng IFRS bao gồm:

  • Công ty niêm yết
  • Công ty mẹ chưa niêm yết nhưng là công ty đại chúng sở hữu quy mô lớn
  • Công ty mẹ thuộc tập đoàn kinh tế Nhà nước sở hữu quy mô lớn, có các khoản vay được tài trở bởi các định chế tài chính quốc tế
  • Công ty mẹ khác có nhu cầu, đủ nguồn lực và tự nguyện áp dụng
  • Doanh nghiệp có vốn 100% từ nước ngoài tự nguyện, có nhu cầu và đủ nguồn lực.

3.3. Giai đoạn bắt buộc áp dụng (sau năm 2025)

Tại giai đoạn này, các công ty thuộc nhóm doanh nghiệp bắt buộc áp dụng IFRS đều mong muốn tuyển được nhân lực có kinh nghiệm, chuyên môn để có thể ngay lập tức áp dụng lập báo cáo tài chính theo chuẩn mực IFRS theo quy định. Vì vậy, người làm kế toán nào đã trau dồi kiến thức và kỹ năng về IFRS từ sớm sẽ càng có nhiều kinh nghiệm, lợi thế để chọn được công việc tốt trong các nhóm doanh nghiệp này.

Lợi ích của chứng chỉ CertIFR đối với dân kế toán

Có chứng chỉ CertIFR từ sớm, bạn càng có nhiều lợi thế và kinh nghiệm

Nhóm doanh nghiệp bị bắt buộc áp dụng IFRS sau 2025 như sau:

  • Công ty niêm yết;
  • Công ty mẹ trực thuộc tập toàn kinh tế Nhà nước;
  • Công ty mẹ chưa niêm yết nhưng là công ty đại chúng sở hữu quy mô lớn;
  • Ngân hàng thương mại;
  • Công ty có vốn 100% từ nước ngoài.
  • Đối với công ty mẹ không thuộc trường hợp bắt buộc, được khuyến khích áp dụng.

Ngoài ra, kể cả bạn không có nhu cầu làm việc tại các doanh nghiệp thuộc nhóm đối tượng bị bắt buộc áp dụng, khi bạn có chứng chỉ CertIFR từ sớm, bạn cũng dễ dàng áp dụng chuẩn mực VFRS mới phù hợp với IFRS để chọn được môi trường làm việc tốt trong giai đoạn sau 2025 này.

4. Điều gì xảy ra nếu bạn không trang bị chứng chỉ này ngay từ bây giờ?

4.1. Vụt mất cơ hội nghề nghiệp tại các công ty lớn

Việc bạn sở hữu chứng chỉ CertIFR đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là đối với sinh viên kế toán – kiểm toán – tài chính khi đi ứng tuyển vào các công ty lớn. Thông qua chứng chỉ này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khả năng nghề nghiệp của bạn, cũng như bạn có phù hợp với yêu cầu của công ty trong thời kỳ đổi mới hay không?

Vì vậy, nếu bạn không trang bị cho mình chứng chỉ này ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn có thể sẽ để vụt mất cơ hội được ứng tuyển vào các công ty lớn trong khi bạn bè cùng lứa đã có “bến đỗ” vững chắc.

4.2. Nhường cơ hội thăng tiến cho đồng nghiệp

Bộ Tài chính đã phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC IFRS tại Việt Nam vào tháng 3. Từ đó, vai trò của Kế toán ngày nay không chỉ dừng lại ở hoạt động ghi chép sổ sách báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh mà hiện tại họ còn đóng vai trò tham mưu những hoạch định về tài chính, tư vấn về các hoạt động như đầu tư, sản xuất kinh doanh cho nhà đầu tư và cho lãnh đạo doanh nghiệp. 

Sự khác biệt lớn nhất giữa một người bình thường và người có sự nghiệp phát triển là khả năng nắm bắt cơ hội. Cơ hội tốt chỉ dành cho người đã trang bị sẵn sàng kiến thức, kỹ năng. Vì vậy, ngay từ bây giờ, bạn cần chuẩn bị cho mình kỹ năng, kiến thức cần có để kịp thời thích ứng với những thay đổi của ngành Kế toán. Chủ doanh nghiệp đánh giá bạn ở bậc nào và mức lương của bạn bao nhiêu là do cách bạn đặt ra và thực hiện mục tiêu của mình.

4.3. Bị tụt hậu và đào thải

Trong khi các công ty, doanh nghiệp đang gấp rút chuẩn bị cho thời kỳ áp dụng IFRS vào Việt Nam, thì vấn đề chất lượng của nhân sự cũng là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Khi ấy, họ sẽ không còn quan trọng bạn đã từng là ai, bạn đã đóng góp những gì. Điều mà chủ doanh nghiệp quan tâm là bạn có thực lực, có kỹ năng, có tạo ra giá trị và có phù hợp với yêu cầu mới nhất của doanh nghiệp nữa hay không mà thôi.

Nếu bạn vẫn giữ lối tư duy cũ, cách làm việc như trước đây mà hiện tại không có sự thay đổi hay chuẩn bị nào cho tương lai thì chắc chắn bạn sẽ bị tụt hậu và đào thải bởi lý do “không còn phù hợp với công ty”.

Tóm lại chứng chỉ CertIFR mang lại nhiều lợi ích cho dân kế toán cho cả thời điểm hiện tại lẫn tương lai. Vì vậy, để không bị vụt mất cơ hội ứng tuyển vào các công ty lớn trong khi bạn bè cùng lớp đã có “bến đỗ” vững chắc hoặc tệ hơn là bị tụt hậu và đào thải bởi lý do “không còn phù hợp với công ty” thì bạn hãy nhanh chóng đăng ký khóa học chứng chỉ CertIFR – Lập BCTC chuẩn IFRS Online ngay hôm nay!

>>> Xem thêm:


TƯ VẤN TRỰC TIẾP VỀ KHÓA HỌC CERTIFR ONLINE – LẬP BCTC CHUẨN IFRS CHỈ VỚI 40H HỌC

CertIFR Online- Lập BCTC chuẩn IFRS chỉ với 40h học

 

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
CHỨNG CHỈ IFRS LÀ GÌ? NÊN HỌC CHỨNG CHỈ CERTIFR HAY DIPIFR

Chứng chỉ IFRS là gì? Nên học chứng chỉ CertIFR hay DipIFR? Đây chắc hẳn...

IFRS 9 – FINANCIAL INSTRUMENTS (CÔNG CỤ TÀI CHÍNH) LÀ GÌ? NỘI DUNG VÀ LƯU Ý

Chuẩn mực IFRS 9 – Financial Instruments (Công cụ tài chính) là gì mà ngân...

So Sánh IAS 38 Và VAS 04 Về Tài Sản Cố Định Vô Hình

Chuẩn mực kế toán quốc tế số 38 (IAS 38) và chuẩn mực kế toán Việt...

Kế Toán Tổng Hợp Sở Hữu Lợi Thế Gì Khi Có Chứng Chỉ CertIFR về IFRS?

Sở hữu chứng chỉ CertIFR về IFRS, Kế toán tổng hợp có được những lợi...

[HOT] TỔNG HỢP TÀI LIỆU IFRS 16 PDF MỚI NHẤT

IFRS 16 – Leases (Thuê tài sản) là một trong những chuẩn mực được quan...

Học CertIFR Online hay Offline tốt hơn?

Nhu cầu học CertIFR ngày càng gia tăng khi “Đề án áp dụng chuẩn mực...

GENERAL LEDGER LÀ GÌ – SỔ CÁI CHUNG

Bất cứ ai làm việc trong lĩnh vực kế toán đều biết sổ sách là...

Có nên tự học CertIFR? Tài liệu học gồm những gì?

Có nhiều phương pháp để học CertIFR. Vậy nên hay không nên tự học CertIFR?...