IFRS20/06/2024

So Sánh IAS 38 Và VAS 04 Về Tài Sản Cố Định Vô Hình

so-sanh-IAS-38-va-VAS-04
So sánh IAS 38 và VAS 04 về tài sản cố định vô hình

Chuẩn mực IAS 38 và VAS 24 là hai chuẩn mực được sử dụng thường xuyên trong quá trình lập Báo cáo tài chính, khi doanh nghiệp cần ghi nhận và đánh giá các tài sản cố định vô hình. Chính vì vậy, nhân sự Kế – Kiểm – Tài chính cần nắm rõ sự giống và khác biệt giữa hai chuẩn mực này để có thể áp dụng vào nghiệp vụ của mình một cách chính xác, tránh sai sót trong quá trình lập báo cáo. Cùng SAPP phân biệt chuẩn mực IAS 38 và VAS 04 về tài sản cố định vô hình chi tiết hơn qua bài viết dưới đây.

1. Chuẩn Mực IAS 38 Là Gì? 

IAS 38 là chuẩn mực kế toán quốc tế về Tài sản cố định vô hình, hướng dẫn các nguyên tắc kế toán đối với tài sản cố định vô hình, được định nghĩa là tài sản phi tiền tệ không có hình thái vật chất và có thể xác định được (có thể tách rời hoặc hình thành từ các hợp đồng hoặc quyền lợi pháp lý).

IAS 38 được sửa đổi vào tháng 3 năm 2004 và áp dụng cho các tài sản cố định vô hình hình thành từ việc hợp nhất kinh doanh diễn ra từ ngày 31/03/2004, hoặc áp dụng với các Báo cáo tài chính từ ngày 31/03/2004.

2. Chuẩn Mực VAS 04 Là Gì? 

VAS 04 là chuẩn mực kế toán Việt Nam về tài sản cố định vô hình (TSCĐVH), được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và có hiệu lực thi hành từ 01/01/2002. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên tắc và phương pháp kế toán TSCĐ vô hình.

3. So Sánh Chuẩn Mực IAS 38 Và VAS 04

so-sanh-chuan-muc-IAS-38-va-VAS-04
So sánh chuẩn mực IAS 38 và VAS 04

3.1. Về điều kiện ghi nhận tài sản cố định vô hình

3.1. Điểm chung

  • Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại;
  • Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy.

3.2. Khác biệt

Ngoài 2 điều kiện kể trên, VAS 04 còn có thêm 2 điều kiện:

  • Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
  • Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành là từ 30.000.000 trở lên.

3.2. Về xác định giá trị ban đầu TSCĐ

3.2.1. Điểm chung

Cả IAS 38 và VAS 04 đều xác định giá trị ban đầu của tài sản trên nguyên tắc giá gốc.

3.2.2. Khác biệt

Khác biệt giữa IAS 38 và VAS 04 về tài sản cố định vô hình (TSCĐVH) được đánh giá trong từng trường hợp cụ thể như sau:

  • Trường hợp 1: Mua tài sản cố định vô hình riêng biệt
IAS 38 VAS 04
Nguyên giá của một tài sản được mua một cách riêng biệt như sau:

– Giá mua bao gồm thuế nhập khẩu và các khoản thuế không được hoàn lại trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá

– Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính

Nguyên giá tài sản cố định riêng biệt như sau:

– Giá mua (trừ các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng theo dự tính.

  • Trường hợp 2:  Mua tài sản cố định vô hình từ việc sáp nhập doanh nghiệp 
IAS 38 VAS 04
Tham chiếu giá niêm yết trên thị trường:

– Giá trị thị trường thích hợp thường là giá mua tại thời điểm hiện tại. Nếu không có giá mua, tham chiếu giá theo giao dịch tương tự gần nhất, miễn là không có một sự thay đổi trọng yếu trong bản chất kinh tế trong khoảng thời gian giữa ngày giao dịch và ngày mà tài sản được ước tính giá trị hợp lý.

– Nếu không có thị trường đối với TSCĐVH đó, căn cứ vào kỹ thuật ước tính giá trị hợp lý của tài sản.

Theo VAS 04, “Giá trị hợp lý” có thể là:

– Giá niêm yết tại thị trường hoạt động;

– Giá của nghiệp vụ mua bán TSCĐVH tương tự.

 

  • Trường hợp 3:  Tài sản cố định vô hình được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp

VAS 04 chi tiết hơn IAS 38 với 3 điều kiện nữa để trở thành TSCĐVH, quy định rõ ràng hơn về khả năng đáp ứng tiêu chuẩn trở thành TSCĐVH sau khi hoàn thành, về các tiềm lực cần thiết một cách toàn diện để hoàn thành sản phẩm.

Trong giai đoạn triển khai, điều kiện trở thành tài sản cố định vô hình:

IAS 38 VAS 04
– Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

– Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

– Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

– Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

 

– Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

– Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

– Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

– Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

– Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

– Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

– Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho TSCĐ vô hình.

3.3. Về xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình

IAS 38 và VAS 04 giống nhau trong khoản mục này.

3.4. Về đánh giá lại giá trị sau khi ghi nhận chi phí ban đầu

3.4.1. Điểm chung

Phương pháp giá gốc: Sau khi ghi nhận ban đầu, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định vô hình được xác định theo nguyên giá, khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại

3.4.2. Khác biệt

IAS 38 cho phép thêm 1 phương pháp xác định đó là: Phương pháp thay thế hay đánh giá lại. Theo phương pháp này tài sản cố định vô hình được theo dõi theo giá trị đánh giá lại bằng giá trị thị trường trừ khấu hao lũy kế và giá trị tổn thất lũy kế.

3.5. Về giá trị còn lại có thể thu hồi

3.5.1. Điểm chung

Không có điểm chung giữa 2 chuẩn mực do VAS 04 không đề cập đến phần này.

3.5.2. Khác biệt

Theo IAS 38, Doanh nghiệp nên ước tính giá trị thu hồi của những tài sản cố định vô hình ít nhất vào cuối mỗi năm tài chính, ngay cả khi tài sản không có biểu hiện giảm giá trị:

  • Tài sản cố định vô hình không trong trạng thái sẵn sàng đưa vào sử dụng
  • Tài sản cố định vô hình đã khấu hao quá 20 năm tính từ ngày sẵn sàng đưa vào sử dụng

4. Kết Luận

Mặc dù có nhiều điểm giống nhau, giữa chuẩn mực IAS 38 và chuẩn mực VAS 04 vẫn xuất hiện nhiều điểm khác biệt quan trọng mà nhân sự Kế – Kiểm – Tài chính cần ghi nhớ để không nhầm lẫn trong quá trình lập Báo cáo tài chính. 

Để có thể nắm vững các chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) và thành thạo áp dụng vào trong công việc, nhân sự Kế – Kiểm – Tài chính có thể tham khảo lộ trình IFRS, với 2 cấp độ từ Cơ bản (chứng chỉ CertIFR) đến Nâng cao (chứng chỉ DipIFR) tại SAPP.

>> Xem thêm:

 

NẮM VỮNG IFRS, HIỂU RÕ SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VAS VÀ IFRS VỚI LỘ TRÌNH HỌC IFRS TẠI SAPP ACADEMY

Tại sao nên cập nhật kiến thức về IFRS trước 2025?
Tại sao nên cập nhật kiến thức về IFRS trước 2025?

Vì Sao Bạn Nên Lựa Chọn Lộ Trình Học IFRS Tại SAPP Academy?

  • Học tập cùng giảng viên chuyên gia: Các giảng viên khóa học IFRS tại SAPP đều là ACCA Member, có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo các chứng chỉ quốc tế như ACCA, CertIFR, DipIFR.
  • Khóa học đề cao tính thực tế: Tặng “Hướng dẫn thực hành chuyển đổi VAS – IFRS” để Kế toán, Kiểm toán viên áp dụng ngay vào công việc thực tiễn.
  • Đa dạng hình thức học tập, Linh hoạt thời gian: Hai hình thức học tập phù hợp với người đi làm bận rộn, không có nhiều thời gian.
    • Online: Video bài giảng HD trên nền tảng học tập hiện đại LMS
    • Hybrid: Học viên có thể lựa chọn học online tương tác với giảng viên tại nhà hoặc học trực tiếp tại trung tâm ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
  • Trải nghiệm học tập Online ưu việt trên nền tảng học tập hiện đại: 10+ tính năng vượt trội như All Notes (Ghi chú), Discussion (Thảo luận), Calculator (Máy tính),…
  • Chương trình đào tạo và học liệu được xây dựng trên các khung thiết kế giáo dục như UDL, ADDIE, Backward Design,… giúp học viên hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức và duy trì động lực học tập; cập nhật liên tục theo đề cương của ACCA;
  • Giảm thiểu tối đa rào cản tiếng Anh: Bài giảng bằng tiếng Việt, phần tóm tắt kiến thức dưới bài giảng cũng được Việt hóa kèm các tài liệu bổ trợ Từ điển IFRS, Bản dịch bộ chuẩn mực IFRS,…giúp học viên giảm bớt các rào cản về ngôn ngữ.
  • Nhiều phản hồi tích cực từ 200+ học viên cả nước

ĐĂNG KÝ LỘ TRÌNH HỌC IFRS TẠI SAPP NGAY HÔM NAY ĐỂ NHẬN ĐƯỢC:
🎁 Ưu đãi khóa học lên tới 30%

🎁 Khóa học “Hướng dẫn bút toán chuyển đổi các khoản mục trên BCTC từ VAS sang IFRS” hoàn toàn MIỄN PHÍ

🎁 Khóa học Mini-course tiếng Anh chuyên ngành giúp bổ trợ kiến thức cho học viên có nền tảng tiếng Anh yếu trước khi chính thức vào học

>> Đăng ký ngay tại đây

>> Đăng ký học thử miễn phí khóa học CertIFR tại SAPP 

| FREE DOWNLOAD |

TỪ ĐIỂN 300 THUẬT NGỮ TIẾNG ANH TRONG IFRS DÀNH RIÊNG CHO KẾ TOÁN

300-thuat-ngu-tieng-anh-trong-IFRS-SAPP
Từ điển 300 thuật ngữ tiếng Anh trong IFRS
Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Kế toán muốn mức lương 1500$ cần gì? Có cần kiến thức IFRS hay không?

Mức lương 1.500$ được xem là mơ ước của nhiều kế toán hiện nay trong...

Kế Toán Tổng Hợp Sở Hữu Lợi Thế Gì Khi Có Chứng Chỉ CertIFR về IFRS?

Sở hữu chứng chỉ CertIFR về IFRS, Kế toán tổng hợp có được những lợi...

Các loại hình doanh nghiệp nào sẽ bắt buộc phải chuyển đổi IFRS từ năm 2025?

Tính đến này, Việt Nam là có phần “chậm chân” trong việc áp dụng IFRS...

Sự Khác Biệt Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam (VAS) Và Quốc Tế (IAS/IFRS) Phần 1

Hiện tại, Bộ Tài chính đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán Việt Nam...

CHUẨN MỰC IFRS 16 – LEASES (THUÊ TÀI SẢN) LÀ GÌ? NỘI DUNG VÀ LƯU Ý

Chuẩn mực IFRS 16 – Leases (Thuê tài sản) là gì mà các công ty...

Những Vị Trí Công Việc Nào Nên Sở Hữu Chứng Chỉ IFRS?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế, việc chuyển đổi báo...

Trước 2025, Nhân Sự Kế Toán Tại Các Doanh Nghiệp FDI Cần Chuẩn Bị Gì Để “Đón Sóng” Chuyển Đổi Sang IFRS?

Việc chuyển đổi từ Chuẩn mực Kế toán Việt Nam (VAS) sang Chuẩn mực Báo...

06 Bài Viết Bổ Ích Về IFRS Dành Cho Dân Kế Toán – Tài chính

IFRS không còn xa lạ với dân Kế toán – Tài chính sau sự kiện...