CFA20/06/2024

#CFA Program Là Gì? Tổng Hợp Những Gì Cần Biết Về Bằng CFA

Nhiều năm trở lại đây, hội nhập kinh tế nước nhà với nền kinh tế toàn cầu đang là xu hướng và kinh tế Việt Nam nói chung cũng như thị trường Tài chính Việt Nam nói riêng ngày càng rộng mở. Chính bởi vậy, việc nhân sự trong lĩnh vực Tài Chính trang bị thêm một chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế là điều cần thiết. Một trong những chứng chỉ Tài Chính được theo đuổi nhiều nhất tại Việt Nam là CFA. Vậy, CFA Program là gì? Hãy cùng SAPP Academy tổng hợp những điều bạn nên biết về bằng CFA tại bài viết này!

1. Tổng quan CFA Program là gì?

CFA Program hay còn thường được gọi là chương trình CFA. Viết tắt từ cụm từ Chartered Financial Analyst, CFA là một văn bằng quốc tế danh giá được cấp bởi viện CFA Hoa Kỳ để bảo chứng cho những nhân sự có đủ kiến thức, kỹ năng, năng lực làm việc và đảm bảo đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực Tài Chính.

Tính đến thời điểm hiện tại, chứng chỉ CFA đã có lịch sử tồn tại 60 năm và ngày càng được coi trọng trên toàn thế giới. Mạng lưới CFA rộng mở qua từng năm, ngày nay, toàn cầu đã có hơn 190000 CFA Charterholder được công nhận, hơn 25000 công ty ưu tiên tuyển dụng nhân sự là CFA Charterholder để nâng cao chất lượng nhân sự của công ty và đáp ứng được các tiêu chuẩn nghề nghiệp. Bên cạnh đó, chứng chỉ CFA còn là tiêu chuẩn để 31000+ doanh nghiệp ra quyết định tuyển dụng và thăng chức đối với nhân sự.

Chương trình học của CFA sẽ được thiết kế thành 3 level, gồm 10 môn học. Tại mỗi cấp độ, các bạn đều sẽ gặp 10 môn học nhưng lên level cao, nội dung kiến thức sẽ nặng và khó hơn. Nội dung đào tạo CFA không chỉ tập trung cung cấp kiến thức lý thuyết liên quan đến lĩnh vực Tài chính mà còn rèn luyện cho người học các kỹ năng thông qua tình huống thực tế để phục vụ cho công việc sau này.

Đồng thời khi bạn tham gia khóa học CFA online thì vẫn được học đủ các môn học. Cụ thể về 10 môn học CFA, các bạn có thể theo dõi dưới đây. 

2. Các môn học cơ bản của CFA Program

Như đã đề cập ở trên, CFA Program sẽ được chia thành 3 level xoay quanh với 10 môn học. Mỗi Level sẽ tập trung khai thác những mảng kiến thức khác nhau:

  • CFA Level 1: Chủ yếu cung cấp những khái niệm và kiến thức nền tảng trong lĩnh vực Tài Chính. Câu hỏi thi trong kỳ thi CFA Level 1 cũng sẽ xoay quanh các kiến thức cơ bản về công cụ đầu tư và xen kẽ một vài câu hỏi yêu cầu phân tích.

  • CFA Level 2: Các kiến thức ở CFA Level 2 sẽ chuyên sâu và phức tạp hơn so với CFA Level 1, nhấn mạnh vào những kỹ năng phân tích và định giá tài sản. Câu hỏi trong đề thi sẽ không chỉ dừng lại ở những kiến thức cơ bản mà sẽ có nhiều câu hỏi phân tích hơn.

  • CFA Level 3: Chương trình CFA cấp độ 3 sẽ chủ yếu đào tạo kết hợp kiến thức và kỹ năng ứng dụng vào việc lên kế hoạch hiệu quả và quản lý danh mục đầu tư. Câu hỏi trong bài thi cũng sẽ yêu cầu sự tổng hợp cao hơn so với 2 level trước, bao gồm cả khái niệm và phương pháp phân tích trong ứng dụng quản lý danh mục đầu tư và lên kế hoạch tài chính hiệu quả. 

Chi tiết về tỷ trọng cũng như nội dung môn học trong CFA Program là gì?

Môn học

Tỷ trọng nội dung thi CFA

Nội dung môn học

Level 1 Level 2 Level 3
Ethical & Professional Standards 15 – 20% 10 – 15% 10 – 15% – Ethical Decision Making (Các quyết định về đạo đức);
– Code and Standard (Bộ quy tắc và chuẩn mực ứng xử nghề nghiệp);
– Global Investment Performance Standards (Các tiêu chuẩn hành nghề đầu tư toàn cầu (GIPS));
– Asset Manager Code (Quy tắc quản trị tài sản doanh nghiệp).
Quantitative Methods 6 – 9% 5 – 10% 0% – Giá trị dòng tiền chiết khấu & các ứng dụng dòng tiền chiết khấu;
– Các khái niệm về Xác suất và Thống kê;
– Phương pháp phân phối thông dụng;
– Phương pháp chọn mẫu và ước lượng;
– Phương pháp giả thuyết và kiểm định giả thuyết.
Economics 6 – 9% 5 – 10% 5 – 10% – Ảnh hưởng của lạm phát và thất nghiệp;
– Các chính sách tài chính và tiền tệ;
– Chính sách ổn định sản lượng và việc làm;
– Hệ thống ngân hàng và tiền tệ;
– Ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế tới thị trường đầu tư;
– Thương mại quốc tế và ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái;
– Tăng trưởng kinh tế và sự phát triển.
– Mối quan hệ giữa cung và cầu của hàng hóa trên thị trường;
– Các yếu tố ảnh hưởng đến đường cung và cầu của thị trường;
– Cung và cầu của các nguồn lực sản xuất;
– Doanh nghiệp và cấu trúc thị trường.
Financial Statement Analysis 11 – 14% 10 – 15% 0% – Giới thiệu về các hệ thống báo cáo tài chính: IFRS & US GAAP;
– Phân tích các loại báo cáo tài chính;
– Các nghiệp vụ về hàng tồn kho;
– Các nghiệp vụ kế toán về tài sản cố định dài hạn;
– Các nghiệp vụ kế toán về thuế thu nhập doanh nghiệp;
– Các nghiệp vụ kế toán về tài sản và nợ ngoại bảng;
– Phân tích các tỷ số tài chính;
– Chứng khoán và các nguồn thu từ cổ phiếu;
– Phát hiện các dấu hiệu sai lệch trong báo cáo tài chính.
Corporate Issuers 6 – 9% 5 – 10% 0% – Tổng quan quản trị tài chính;
– Chi phí vốn;
– Khái niệm cơ bản dự thảo ngân sách vốn và dòng tiền;
– Phân tích rủi ro và ngân sách tối ưu;
– Cơ cấu vốn và đòn bẩy tài chính & Chính sách cổ tức;
– Mua bán và sáp nhập doanh nghiệp.
Portfolio Management and Wealth Planning 8 – 12% 10 – 15% 35 – 40% – Các khái niệm về danh mục đầu tư;
– Quyết định phân bổ tài sản đầu tư;
– Giới thiệu các mô hình định giá tài sản;
– Các chiến lược quản lý danh mục đầu tư;
– Xây dựng danh mục đầu tư và quản lý rủi ro.
Equity Investment 11 – 14% 10 – 15% 10 – 15% – Tổ chức và chức năng của thị trường chứng khoán;
– Thị trường vốn hiệu quả;
– Giới thiệu về phân tích cơ bản & các ứng dụng đặc biệt của phân tích cơ bản.
Fixed Income 11 – 14% 10 – 15% 15 – 20% – Các dạng và đặc điểm đầu tư để có thu nhập cố định;
– Đặc tính của chứng khoán nợ;
– Rủi ro khi đầu tư trái phiếu;
– Phân tích các rủi ro lãi suất & Phân tích các rủi ro tín dụng;
– Định giá trái phiếu.
Derivatives 5 – 8% 5 – 10% 5 – 10% – Thị trường và các công cụ phái sinh;
– Đặc điểm các công cụ phái sinh;
– Thị trường và hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai;
– Thị trường và hợp đồng trao đổi, quyền mua và quyền bán.
Alternative Investments 7 – 10% 5 – 10% 5 – 10% – Giới thiệu về các loại đầu tư khác;
– Đầu tư bất động sản;
– Hàng hóa và các loại tài sản có tính thanh khoản thấp.

3. Tại sao nên sở hữu chứng chỉ CFA?

Trong lĩnh vực Phân Tích – Đầu Tư – Tài Chính, CFA được ưu ái gọi là “bảo chứng vàng” mà nhiều nhân sự trong ngành mong muốn sở hữu. Vậy, câu hỏi đặt ra là CFA có gì đặc biệt,  lý do nên sở hữu chứng chỉ CFA là gì?

CFA Program

  • Mở rộng, nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc trong ngành Tài Chính

Lợi ích đầu tiên mà một người sở hữu CFA có được chính là kiến thức chuyên môn toàn diện và các kỹ năng cần thiết thường xuyên phải sử dụng khi làm việc sau này. CFA Program không chỉ đơn thuần cung cấp hệ thống lý thuyết mà còn giúp người học có thêm những kỹ năng gắn liền với tình huống thực tế.

Theo số liệu khảo sát, 97% ứng viên sau khi tiếp xúc với chương trình CFA đồng ý rằng nội dung giảng dạy cung cấp, nâng cao sự hiểu biết về các chủ đề quan trọng, 95% học viên khẳng định kiến thức chương trình CFA sát với thực tế.

  • Đa dạng thêm cơ hội nghề nghiệp và tăng lợi thế cạnh tranh

Một nhân sự sở hữu chứng chỉ CFA có thể làm việc tại rất nhiều vị trí khác nhau. Thêm vào đó, rất nhiều những công ty, tập đoàn chứng khoán lớn trên thế giới ưu tiên tuyển dụng người có văn bằng CFA, thể hiện ở việc hơn 25000 doanh nghiệp toàn cầu tìm kiếm, tuyển dụng CFA Charterholder để nâng cao chất lượng làm việc và chất lượng nhân sự. Có văn bằng CFA, bạn không chỉ mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong nước mà còn có cơ hội phát triển tại các nước khác trên toàn thế giới. Đó là một trong những lý do bạn nên tìm hiểu CFA Program là gì.

CFA Program

  • Chạm tới mức lương “vạn người mơ

Sau khi hiểu được CFA Program là gì. Tại Việt Nam, một CFA Charterholder có kinh nghiệm làm việc lâu năm có thể có được mức lương lên tới 600.000.000 VNĐ/năm. Đây là một con số không hề nhỏ mà bất cứ nhân sự nào cũng mong muốn có được.

  • Được “bảo chứng” năng lực và khẳng định giá trị trọn đời

Không giống với nhiều văn bằng quốc tế khác giới hạn thời gian hiệu lực, chứng chỉ CFA có hiệu lực vĩnh viễn. Bởi vậy, vượt qua chương trình CFA 1  lần, bạn sẽ được khẳng định năng lực và giá trị bản thân trọn đời. 

Tạm kết

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về CFA Program dành cho những ai đang quan tâm tìm hiểu CFA. Hy vọng qua thông tin bài viết, các bạn sẽ xác định rõ  được định hướng học tập CFA trong thời gian sắp tới. Nếu bạn còn băn khoăn, cân nhắc về chứng chỉ CFA và cần tìm một địa chỉ đào tạo phù hợp, bạn có thể tham khảo khóa học CFA online tại SAPP Academy – học viện đào tạo chứng chỉ CFA lớn nhất Việt Nam. Với kinh nghiệm đồng hành với 1000+ học viên CFA mỗi năm và đã giúp rất nhiều học viên hoàn thành mục tiêu chinh phục chứng chỉ CFA để nâng tầm sự nghiệp thông qua lộ trình đào tạo toàn diện, cá nhân hoá theo năng lực và cam kết đầu ra.

Liên hệ với SAPP qua Fanpage hoặc Website nếu cần bất cứ hỗ trợ nào nhé!

Fanpage: https://www.facebook.com/sapp.cfaonline

cfaonline

Chia sẻ
Chia sẻ
Sao chép
Bài viết liên quan
Tài chính doanh nghiệp là gì? Những chức năng và vai trò cụ thể

Tài chính doanh nghiệp là gì? Có vai trò, chức năng như thế nào trong...

Total Asset Turnover Ratio là gì? Cách tính và ý nghĩa gì với doanh nghiệp

Total Asset Turnover Ratio là một trong những chỉ số giúp các nhà quản trị...

Các nguồn Download tài liệu CFA Level 1 hữu ích

CFA hiện nay là một cái tên quen thuộc đối với nhân sự làm việc...

#Chứng Chỉ CFA Để Làm Gì? | Thông Tin Tìm Hiểu Về CFA

Chứng chỉ CFA để làm gì? CFA là một chứng chỉ thuộc về lĩnh vực...

Lãi suất qua đêm là gì? Phương thức hoạt động của lãi suất qua đêm liên ngân hàng

Lãi suất qua đêm liên ngân hàng (O/N - Overnight Interest Rate) là một trong...

Equity Investment Là Gì? Sơ Lược Môn Equity Investment CFA

Equity Investment là gì? Đây một môn học cung cấp kiến thức liên quan đến...

​​​​​​​5+ cách đầu tư tiền thông minh để “Tiền đẻ ra tiền”

Cách đầu tư thông minh không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn giúp "tiền...

So Sánh Chứng Chỉ CFA Và CIMA – Hướng Đi Nào Cho Dân Tài Chính – Kế Toán?

Nếu bạn đang theo đuổi chuyên ngành Tài chính – Kế toán, chắc hẳn bạn...